Top 15 loại rau chữa mất ngủ giúp ngủ ngon hơn

 Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, nhiều người thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ như các loại rau củ được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn. Cùng ECO Pharma tìm hiểu những loại rau chữa mất ngủ đang được quan tâm dưới đây.

Vì sao có thể dùng rau chữa mất ngủ?

Các loại rau trong phạm vi bài viết này thuộc loại rau xanh, rau họ cải được cho là có thể hỗ trợ cơ thể tăng cường hormone melatonin giấc ngủ. Các loại rau lá xanh thường chứa một hàm lượng lớn tryptophan, axit amin, thúc đẩy cơ thể sản sinh melatonin.

Các loại rau cải chứa nhiều magie và folate, hai thành phần có tác dụng cải thiện giấc ngủ. Magie  có tác dụng điều chỉnh hormone ngủ melatonin, folate  có tác dụng điều chỉnh rối loạn chức năng telomere do mất ngủ và lão hóa, cải thiện tình trạng mất ngủ.

Rau xanh còn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện chứng ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số nhóm vi khuẩn đường ruột có thể điều chỉ các chất dẫn truyền thần kinh như axit gamma-aminobutyric. Một chất có khả năng điều chỉnh tâm trạng và thư giãn đầu óc. Chúng giúp cân bằng hệ thống miễn dịch, giảm tình trạng viêm do các bệnh tự nhiễm và viêm khớp, điều hòa sản xuất và trao đổi chất hormone, giảm căng thẳng.

Rau xanh còn là thực phẩm nằm trong chế độ ăn kiêng giúp duy trì cân nặng và cơ thể khỏe mạnh. Người thừa cân có tỷ lệ ngưng thở khi ngủ cao hơn và có nhiều nguy cơ mắc hơn so với người bình thường. 

Riêng lạc tiên là một thảo dược được nhiều nền y học cổ truyền sử dụng từ lâu đời để điều trị mất ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng làm dịu thần kinh và giúp ngủ ngon giấc của lạc tiên nhờ vào

Danh sách 15 loại rau chữa mất ngủ dễ tìm trong tự nhiên

Một số loại rau chữa mất ngủ trong tự nhiên bạn dễ dàng tìm thấy như:

1.   Rau lạc tiên     

Rau lạc tiên từ lâu đã được sử dụng như một thảo dược giúp thư giãn do căng thẳng, mất ngủ, có giật và cuồng loạn. Các nhà khoa học cho rằng hoa lạc tiên có khả năng tăng mức độ của axit gamma-aminobutyric (GABA) trong não. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm hoạt động một số tế bào não, tạo cảm giác thư thái và dễ chìm vào giấc ngủ.

Rau lạc tiên có khả năng thư giãn và giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng mất ngủ – Ảnh

2.   Rau muống

Rau muống được dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Đây là loại rau chứa kẽm và selen. Các chất này có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, góp phần tạo cảm giác buồn ngủ sau khi ăn. Nhờ những thành phần này, rau muống có lợi cho quá trình thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

3.   Rau tần ô

Rau tần ô (cải cúc) chứa hơn 20 loại axit amin, khoáng chất, vitamin và chất xơ có lợi trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ. Đặc biệt, vitamin C và protein giảm căng thẳng, ổn định tâm trạng và ngăn ngừa tình trạng thức giấc giữa đêm.

Ngoài ra, rau tần ô giúp tăng cường tiêu hóa, cải thiện quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm lượng cholesterol trong máu, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

4.   Súp lơ xanh 

Súp lơ xanh chứa nhiều glucoraphanin, một hợp chất tạo ra sulforaphane. Hợp chất này có tác dụng tăng hormone melatonin bằng cách cung cấp tryptophan và kiểm soát tình trạng viêm, làm gián đoạn giấc ngủ. 

Súp lơ xanh kích thích sản sinh hormone giấc ngủ melatonin

5.   Hoa thiên lý

Hoa thiên lý chứa nhiều chất xơ, các vitamin B1, B2, PP (một dạng của vitamin B3), C và các khoáng chất khác như phospho, sắt, kẽm giúp duy trì hoạt động thể chất và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, theo Đông y hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon, giải nhiệt, chữa chứng tiểu đêm, đau lưng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

6.   Rong biển

Một số nghiên cứu cho thấy hàm lượng omega-3  trong máu giảm có liên quan đến vấn đề giấc ngủ ở trẻ em và gây nên chứng ngưng thở khi ngủ ở người lớn. Thêm vào đó, hàm lượng DHA thấp cũng ảnh hưởng đến nồng độ hormone melatonin gây khó ngủ. Do đó, bổ sung rong biển, loại thực phẩm giàu omega-3 giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hàm lượng omega-3 trong rong biển có nhiều lợi ích với giấc ngủ.

7.   Rau kinh giới

Flavonoid trong rau kinh giới có tác dụng kháng viêm, giảm stress và căng thẳng, cải thiện các triệu chứng bệnh đau đầu nửa đầu, từ đó chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Rau kinh giới chứa kali có tác dụng điều hòa nhịp tim và huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

8.   Rau cải bó xôi

Rau cải bó xôi còn được gọi là rau chân vịt chứa magie giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp, giúp cơ thể dễ chịu và dễ ngủ hơn. Magie trong cải bó xôi còn ngăn ngừa chuột rút ở chân, nguyên nhân gây mất ngủ giữa đêm. Ngoài ra, loại rau này cung cấp canxi dồi dào và giúp não sử dụng tryptophan  sản xuất melatonin, hormone thúc đẩy và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Rau cải bó xôi hỗ trợ cải thiện giấc ngủ nhờ hàm lượng magie cao.

9.   Rau xà lách 

Các nhà nghiên cứu cho rằng rau xà lách có tác dụng an thần và gây ngủ nhẹ nhờ thành phần n-butanol, hay còn được gọi là là lactucin. Đây là hợp chất chính trong lactucarium có tính an thần. Sử dụng rau xà lách hàng ngày có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.

Lactucin trong rau xà lách có tính an thần và gây ngủ nhẹ.

10. Rau dền    

Rau dền có lá mềm, thân thảo và thường được dùng trong các bữa ăn mùa hè. Loại rau này chứa nhiều axit folic, chất xơ, vitamin C và magie hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Các chất chống oxy hóa và chất chống viêm trong rau dền cũng có thể giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon.

11. Rau má 

Rau má được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm đi kèm với mất ngủ. Đây là loại rau có thể được sử dụng thay thế cho các loại thuốc kê đơn khác. Tuy nhiên, vẫn cần các nghiên cứu bổ sung để xác nhận những phát hiện này về rau má.

Rau má có tác dụng an thần và điều trị rối loạn giấc ngủ.

12. Rau nhút

Rau nhút (rau rút) là loại rau thủy sinh được trồng theo kiểu thả bè ở các ao hồ, đầm lầy, phát triển mạnh mẽ vào thời tiết hè – thu. Rau nhút chứa nhiều vitamin B12, amin leucine, methionine, threonine, magie, kali và protein hỗ trợ giấc ngủ ngon. Loại rau này còn có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt và an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhờ hàm lượng protein cao.

Hàm lượng protein cao trong rau nhút giúp cải thiện giấc ngủ.

13. Rau diếp xoăn

Đây là loại xà lách có hình dạng lá xoăn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Rau diếp xoăn có tác dụng thanh lọc máu, mát gan và giải nhiệt cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, rau diếp xoăn còn có tác dụng giải tỏa áp lực lên thần kinh, gây buồn nôn và cải thiện giấc ngủ.

14.  Rau tía tô

Rau tía tô trong y học cổ truyền đã được sử dụng để thư giãn tinh thần, chống lo âu và căng thẳng giúp giảm tình trạng bồn chồn khó ngủ. Rau tía tô cũng có thể cải thiện trí nhớ và hỗ trợ điều trị bệnh alzheimer.

15. Rau mồng tơi     

Rau mồng tơi chứa nhiều magie, đây là khoáng chất giúp thư giãn đầu óc và cơ bắp do thiếu ngủ, giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, hàm lượng folate trong rau mồng tơi giúp giảm tác động của homocysteine và ngăn ngừa bệnh alzheimer.

Tham khảo: Ăn gì dễ ngủ? 22 loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất

Lưu ý khi dùng các loại rau chữa mất ngủ

Bạn cần chú ý những điều sau khi dùng các loại rau chữa mất ngủ:

  • Tìm hiểu kỹ về các loại rau: Trước khi bổ sung các loại rau trị mất ngủ, bạn nên tìm hiểu tính chất và tác dụng của chúng. Giúp bạn hiểu rõ hơn loại rau mình dùng và tận dụng tối đa lợi ích từ loại rau đó.
  • Xây dựng thực đơn hàng ngày đa dạng: Mất ngủ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không có loại rau nào có thể điều trị được hết bệnh. Bạn nên kết hợp nhiều loại rau và các thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, hạt và các nguồn protein khác để nâng cao khả năng cải thiện giấc ngủ.
  • Tương tác thuốc: Đối với những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, bạn cần tìm hiểu các tương tác của rau với những loại thuốc đó. Một số loại rau có thể tương tác với thuốc làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung các loại rau chữa mất ngủ khi đang dùng thuốc điều trị bệnh.
  • Cân nhắc dị ứng và tác dụng phụ: Một số người có thể bị dị ứng và phản ứng không mong muốn với một số loại rau. Vì thế, bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng các loại rau chữa mất ngủ và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu xảy ra những triệu chứng dị ứng hay tác dụng phụ, cần nhanh chóng ngưng sử dụng và đến trung tâm y tế để được kiểm tra.

Lưu ý rằng, Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có điều trị phù hợp.

Trị mất ngủ bằng những tinh chất thiên nhiên 

Mất ngủ là tình trạng bệnh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Bên cạnh sử dụng các loại rau chữa mất ngủ, bổ sung các tinh chất thiên nhiên có tác dụng điều trị mất ngủ cũng là biện pháp được nhiều người lựa chọn.

Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh tinh chất Blueberry (chiết xuất việt quất), Ginkgo (chiết xuất bạch quả) chứa nhiều hoạt chất có khả năng trung hòa gốc tự do, bảo vệ và cải thiện chức năng mạch máu và tế bào thần kinh. Những tinh chất này có nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt là não và hệ thần kinh như:

  • Trung hòa gốc tự do: Hoạt chất trong hai tinh chất Blueberry và Ginkgo có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa và giảm các động gây hại lên mạch máu, tế bào não và cơ thể.
  • Ngăn chặn nguy cơ xơ vữa và huyết khối: Bảo vệ mạch máu và ngăn chặn tập kết tiểu cầu, mảng xơ vữa và các cục huyết khối.
  • Tăng cường hàng rào máu não: Các hoạt chất này có tác dụng tăng cường hoạt động của hàng rào máu não, giúp cho các dưỡng chất và oxy tiến sâu vào tế bào thần kinh dễ dàng.
  • Bảo vệ tế bào thần kinh: Ức chế hoạt tính của các gốc tự do, bảo vệ và nâng cao chức năng dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.

Hiện tại, bạn có thể dễ dàng bổ sung các tinh chất thiên nhiên tốt cho giấc ngủ thông qua  

Tác dụng khác của các loại rau xanh với sức khỏe

Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, rau xanh còn có mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Nguồn dinh dưỡng tối ưu: Rau xanh là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại dưỡng chất không thể tự lưu giữ trong cơ thể và sử dụng trong tương lai như nhóm vitamin B, biotin, choline, axit folic và vitamin C.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Rau xanh chứa các chất xơ giúp cải thiện sự hấp thụ vitamin và khoáng chất trong cơ thể.
  • Điều hòa huyết áp: Nhiều loại rau xanh chứa kali, giúp thận lọc natri ra khỏi cơ thể, từ đó điều hòa huyết áp
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch: Vitamin K trong các loại rau có tác dụng ngăn ngừa canxi tích tụ trong động mạch, giảm nguy cơ tổn thương động mạch và các biến chứng tim mạch trong tương lai.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Chất xơ trong rau xanh là thành phần cần thiết trong quá trình tiêu hóa, giúp cho chỉ số đường huyết thấp và lượng đường trong máu không tăng nhanh sau bữa ăn. 
  • Hỗ trợ giảm cân: Rau xanh đóng góp khoảng 20% nhu cầu chất xơ hàng ngày của con người, giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch và béo phì.
  • Tăng cường thị lực: Rau xanh giúp đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
  • Giúp xương chắc khỏe: Hàm lượng lớn canxi, vitamin K trong rau xanh giúp củng cố sức khỏe xương khớp, cải thiện mật độ xương và làm chúng dày và khỏe mạnh hơn.
  • Ngăn ngừa ung thư: Trong các loại rau xanh chứa hàng loạt các chất như carotenoids, vitamins C và E, selen, chất xơ, dithiolethiones, glucosinolates and indoles, isothiocyanates, flavonoids, phenols, chất ức chế protease,… có khả năng chống bệnh ung thư dạ dày, ruột, da và ung thư vú.
  • Tốt cho làn da: Rau xanh chứa một lượng lớn vitamin tự nhiên tốt cho da. Ngoài ra, rau xanh còn có khả năng ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm và bảo vệ da khỏi tia cực tím.

Rau xanh chứa một lượng lớn vitamin tự nhiên tốt cho da.

Bổ sung các loại rau chữa mất ngủ không chỉ cải thiện tình trạng mất ngủ mà còn tốt cho sức khỏe khi đây là nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng. Đồng thời có chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần chú ý những tương tác giữa các loại rau với các loại thuốc điều trị và cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ không thuyên giảm để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.