Một số đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm trí tuệ raven ở bệnh nhân động kinh cơn lớn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Một số đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm trí tuệ raven ở bệnh nhân động kinh cơn lớn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

 Hoàng Quốc Hải, Trần Văn Tuấn, Đặng Hoàng Anh

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

 

TÓM TẮT

Mục tiêu:Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và khảo sát IQ của bệnh nhân động kinh cơn lớn bằng trắc nghiệm RAVEN và  tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số trí tuệ với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh.

Đối tượng: gồm 61 bệnh nhân động kinh cơn lớn điều trị tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.

Phương pháp nghiên cứu:  mô tả tiến cứu.

Kết quả  nghiên cứu: tuổi khởi phát 6 – 10 tuổi tỉ lệ là 57,38%. Thời gian mang bệnh trên 20 năm tỉ lệ là 54,1%. Có yếu tố liên quan đến phát động cơn động kinh tỉ lệ là 14,7%. Thời gian xuất hiện cơn vào ban đêm tỉ lệ là 62,3%. IQ trung bình của nhóm là 82,9 ± 11,1. Có sự tương quan chặt chẽ, thuận chiều giữa tuổi khởi phát bệnh với IQ  (r = 0,43). Có sự tương quan chặt chẽ, nghịch chiều giữa IQ và thời gian bị bệnh (r = 0,45).

Từ khóa: Động kinh, Test trắc nghiệm RAVEN

ĐẶT VẤN ĐỀ

Động kinh là một bệnh xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người. Bệnh động kinh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính và vùng địa lý khác nhau. Bệnh thường xuất hiện sớm ở trẻ em với tỷ lệ cao, 50-60% trường hợp động kinh xuất hiện trước tuổi 20 và có xu hướng tiến triển mạn tính. Trường hợp tiến triển xấu động kinh dẫn đến tình trạng mất trí. Biểu hiện lâm sàng của động kinh rất đa dạng và phức tạp, bao gồm rối loạn đột ngột kịch phát các chức năng của não về vận động, cảm giác, giác quan, ý thức…Ngoài những biểu hiện rối loạn trong cơn, thì những rối loạn trước cơn, sau cơn, giữa cơn cũng phong phú. Đáng chú ý là những rối loạn tâm thần trong bệnh động kinh biểu hiện là các rối loạn về trí tuệ, cảm xúc, tư duy và nhân cách, đó là hậu quả của quá trình bệnh lý lâu dài gây nên. Vì vậy người bệnh động kinh thường giảm cơ hội hòa nhập, thiếu tự tin, hay lo lắng, thất vọng và điều quan trọng nhất là mặc cảm tự ti về bệnh tật của mình nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (1993) tỷ lệ bệnh động kinh chiếm 0,5- 1% dân số.

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trắc nghiệm tâm lý ở bệnh nhân động kinh. Kết quả cho thấy bệnh nhân động kinh có nhân cách bùng nổ, tư duy lai nhai, định kiến giảm trí nhớ. Về mặt trí tuệ, đã có nhiều tác giả ở trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu, nhưng ở khu vực Thái Nguyên chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ và khái quát. Để góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề trí tuệ ở bệnh nhân động kinh cơn lớn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau.

  1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và khảo sát IQ của bệnh nhân động kinh cơn lớn bằng trắc nghiệm RAVEN.
  2. Phân tích mối liên quan giữa chỉ số trí tuệ với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

   – Gồm 61 bệnh nhân được chẩn đoán là động kinh cơn lớn, đang được điều trị ngoại trú và nội trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

   – Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

    + Lâm sàng: động kinh là những rối loạn kịch phát các chức năng của não về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, có hoặc không mất ý thức từng cơn ngắn vài giây đến vài phút, có tính chất định hình, khuynh hướng chu kỳ lan tỏa cùng với hiện tượng phóng điện quá mức của các neuron của não.

   + Điện não đồ: có phức hợp nhọn – sóng lan tỏa hai bên bán cầu kịch phát cao điện thế.

  – Thời gian và địa điểm nghiên cứu

   + Thời gian: từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.

   + Địa điểm: bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu

   – Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

   – Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện

   – Chỉ tiêu nghiên cứu:

     + Tuổi khởi phát bệnh.

     + Thời gian mang bệnh.

     + Các yếu tố liên quan đến phát cơn động kinh

     + Thời điểm xuất hiện cơn động kinh trong ngày.

     + Kết quả trắc nghiệm trí tuệ Raven (phân bố mức độ trí tuệ trong nhóm; phân bố IQ trung bình trong nhóm)

     + Liên quan giữa IQ với tuổi khởi phát.

     + Liên quan giữa IQ với thời gian bị bệnh.

Các bước tiến hành

   – Chuẩn bị dụng cụ và bệnh nhân tiến hành trắc nghiệm trí tuệ Raven

    + Các bệnh nhân được làm test ngay khi vào viện hoặc mời đến trong trường hợp điều trị ngoại trú.

  + Giải thích cho đối tượng nghiên cứu, nêu rõ mục đích ý nghĩa của trắc nghiệm để bênh nhân hợp tác trong quá trình làm test

  + Dụng cụ bộ test Raven, đồng hồ bấm giây.

  + Thời gian làm test cho mỗi bệnh nhân khoảng 90-120 phút. Giữa buổi có nghỉ giải lao tránh mệt mỏi

– Kỹ thuật tiến hành trắc nghiệm và đánh giá kết quả.

   Bệnh nhân được làm lần lượt 5 loạt bài tập của bộ test Raven đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Nguyên tắc cấu tạo của 5 loạt bài tập như sau:

  + Loạt bài A: theo tính liên tục trọn vẹn của cấu trúc hình (từ A1-A12).

  + Loạt bài B: theo nguyên tắc tương đồng (từ B1-B12)

  + Loạt bài C: theo nguyên tắc tiếp diễn logic (từ C1-C12).

  + Loạt bài D: theo sự thay đổi logic vị trí của các hình (từ D1-D12)

  + Loạt bài E: theo sự phân tích các cấu trúc bộ phận (từ E1-E12)

– Đánh giá kết quả.

   Kết quả làm test của mỗi bệnh nhân được ghi trên một phiếu riêng, ghi điểm thô cụ thể cho từng tiểu nghiệm, qui đổi các điểm thô của các tiểu nghiệm thành điểm chung và điểm chuẩn theo từng nhóm tuổi.

   Căn cứ vào điểm chuẩn, tra bẳng tính IQ ta được IQ chung của từng đối tượng nghiên cứu

BANG1

Kỹ thuật thu thập số liệu

Các bệnh nhân được thăm khám và đánh giá theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất

Xử lý số liệu

Theo thuật toán thống kê Y học

Đạo đức trong nghiên cứu

Bệnh nhân và gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu. Bác sĩ giải thích rõ cho bệnh nhân và người nhà mục đích nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

 Bảng 1. Tuổi khởi phát bệnh

bang 2.5Nhận xét: bảng 1 cho thấy ở nhóm bệnh nhân tuổi khởi phát ≤ 5 và >20 tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 1,64%, nhóm bệnh nhân có tuổi khởi phát từ 6-10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,38%. Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có tuổi khởi phát từ 6-10 tuổi so với nhóm tuổi khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Theo Nguyễn Xuân Thản (2003), có khoảng 50% số bệnh nhân động kinh dưới 10 tuổi. Theo Nguyễn Văn Chương (2005), tuổi mắc bệnh động kinh rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng các nghiên cứu về động kinh nói chung cho thấy tỉ lệ động kinh ở trẻ em rất cao khoảng 50,5 % xuất hiện trước 10 tuổi. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu trên.

Bảng 2. Thời gian mang bệnh

bang bai 3.5

Nhận xét: qua bảng trên cho thấy bệnh nhân động kinh có thời gian mang bệnh >20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất. Động kinh là bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, thời gian điều trị kéo dài và phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Nguyên nhân mang bệnh kéo dài của bệnh nhân động kinh trong nghiên cứu của chúng tôi là do bệnh nhân dùng thuốc kháng động kinh không đều.

Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến phát động cơn động kinh.

BANG 3

Nhận xét: bảng 3 cho thấy cơn động kinh xảy ra tự nhiên chiếm tỷ lệ 85,24% là cao nhất. Yếu tố thay đối thời tiết chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,64%.

Bảng 4. Thời điểm xuất hiện cơn xẩy ra trong ngày.

BANG 4

Nhận xét: Bảng 4 cho thấy thời điểm xuất hiện cơn động kinh hay xẩy ra vào ban đêm chiếm tỷ lệ 63,30%. Theo Hồ Hữu Lương (2003) thời điểm xuất hiện cơn động kinh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào nhưng cơn hay xẩy ra vào ban đêm hoặc gần sáng. Khi biết được đặc điểm về thời điểm xuất hiện cơn động kinh có ý nghĩa rất quan trọng trong phân công công việc cho bệnh nhân. Không nên cho bệnh nhân làm việc ca đêm, đề phòng tránh những tai nạn có thể xẩy ra cho người bệnh.

Bảng 5. Phân bố mức độ trí tuệ trong nhóm nghiên cứu

BANG 5

Nhận xét: kết quả cho thấy tỷ lệ chỉ số IQ mức độ chậm phát triển tâm thần theo ICD -10 tỷ lệ IQ trên trung bình là 1,64%, tỷ lệ trung bình dưới là 32,78%.

Bảng 6. Phân bố IQ trung bình của cả nhóm

BANG 6-1

Nhận xét: chỉ số IQ toàn bộ trung bình là 82,9 ± 11,1

Bảng 7. Liên quan giữa IQ với tuổi khởi phát

7

Nhận xét: kết quả cho thấy có sự tương quan chặt chẽ thuận chiều giữa IQ và tuổi khởi phát bệnh. Bệnh nhân có tuổi khởi phát bệnh sớm thì IQ thấp.

Bảng 8. Liên quan giữa IQ với thời gian bị bệnh

8

Nhận xét: kết quả cho thấy có sự tương quan chặt chẽ nghịch chiều giữa IQ với thời gian bị bệnh. Bệnh nhân động kinh có thời gian bị bệnh dài thì IQ thấp

KẾT LUẬN

Một số đặc điểm lâm sàng của động kinh cơn lớn

  – Tuổi khởi phát bệnh từ 6 – 10, tỷ lệ: 57,38%

  – Thời gian mang bệnh trên 20 năm tỷ lệ: 54,10%,

  – Có yếu tố liên quan phát động cơn động kinh, tỷ lệ: 14,76%

  – Thời điểm xuất hiện cơn động kinh vào ban  đêm, tỷ lệ: 62,30%

  – Kết quả trắc nghiệm trí tuệ Raven:IQ trung bình của nhóm là 82,9 ± 11,1

Mối liên quan về trí tuệ với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh

  – Có sự tương quan chặt chẽ, thuận chiều giữa tuổi khởi phát bệnh với IQ. Bệnh nhân động kinh có tuổi khởi phát sớm thì IQ thấp (hệ số tương quan r = 0,43)

  – Có sự tương quan chặt chẽ, nghịch chiều giữa IQ và thời gian bị bệnh. Bệnh nhân động kinh có thời gian bị bệnh dài thì IQ thấp (hệ số tương quan r = – 0,45).

SUMMARY

Objectives:  To study the clinical characteristics and the patient survey IQ large seizures by Raven test and Learn the relationship between intellectual index with some clinical features of the disease. Subjects included 61 large seizures patients treated at Thai Nguyen central hospital. Methods: e prospective. Results:  Onset age 6-10 years old, who is 57.38%. Time to bring patients over 20 years is 54.1% rate. Factors related to launching a seizure rate of 14.7%. Time appears attack at night, who is 62.3%. The average IQ of the group was 82.9 + -11.1. There is a strong correlation, between the age positively with IQ disease onset. (R = 0.43). There is a strong correlation, between IQ reverse and duration of illness (r = 0.45).

Keys woEpilepsy, Tes

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 1. Trần Thị Bình An (2005), “Quá trình biên dịch, chỉnh lý và thể nghiệm test WAIS cho người lớn tại Viện sức khỏe tâm thần”, Tổng hội Y Dược học Việt Nam, Hội Tâm thần học Việt Nam – chuyên đề tâm thần học, (số 8), NXB Y học, tr.10 -14.

2. Đinh Văn Bền (2002)Điện não đồ ứng dụng trong lâm sàng và thực hành, NXB Y học, Hà Nội.

3. Lê Quang Cường (2005)Động kinh, NXB Y học, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Chương (2005), “Động kinh”, Thực hành lâm sàng thần kinh học, NXB Y học, tr.108 -135..

5. Nguyễn Văn Ngân (2003), “Rối loạn trí tuệ”, Tâm thần học đại cương và điều trị các bệnh tâm thần, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.189-192.

6. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Nguyễn Bá Dương (1998), Tâm lý y học, NXB Y học.

7. Dalmagro C.L., Bianchin M.M., Velasco T.R. et al (2005), “Clinical features of patients with posterior cortex epilepsies and predictors of surgical outcome”, Epilepsy, 46(9), pp.8-11.

8. Thompson P.J., Duncan J.S. (2005), “Cognitiv decline in severe intractable epilepsy”, Epilepsy, 46(11), pp.1780-1789.