Bệnh võng mạc tiểu đường – nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp trị

Bệnh võng mạc tiểu đường – nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp trị

Theo thống kê, cứ 10 người mắc tiểu đường thì có 2 – 4 người bị bệnh võng mạc tiểu đường với tỷ lệ mù lòa rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Bởi vậy, nếu đang bị tiểu đường, bạn hiểu rõ về biến chứng này để giảm thiểu những rủi ro về thị lực.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Võng mạc là lớp màng mỏng gồm các tế bào nhạy cảm với ánh sáng, nằm ở sâu trong đáy mắt, có nhiệm vụ chuyển đổi ánh sáng đi vào mắt thành tín hiệu, gửi đến não và biến chúng thành hình ảnh mà chúng ta thấy được.

Để hoạt động, võng mạc cần được cung cấp máu và oxy liên tục thông qua hệ thống các mạch máu nhỏ. Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao sẽ kéo thêm nước vào trong lòng mạch, khiến các mạch máu này bị giãn phồng, nứt vỡ, tạo sẹo, ngăn cản dòng máu nuôi võng mạc, gây thoái hóa chức năng võng mạc, làm giảm thị lực. Lúc này, người bệnh sẽ được kết luận đã mắc bệnh võng mạc tiểu đường.

Triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường

Thường ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc tiểu đường sẽ không gây ra triệu chứng rầm rộ nào nên rất khó nhận biết. Đến khi bệnh tiến triển nặng, các mạch máu đã nứt vỡ, người bệnh sẽ nhận thấy một số biểu hiện sau:

– Mắt nhìn mờ, lóa.

– Mất thị lực đột ngột một vùng hoặc toàn bộ.

– Thấy bóng nước, đốm xám, đốm đen, màng nhện… trôi nổi trước mắt.

– Khó nhìn vào ban đêm.

– Thấy màu của mọi vật đều nhạt và tối hơn.

– Mắt đau nhức.

– Đỏ mắt, căng mắt.

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể làm giảm thị lực nhanh và nghiêm trọng

Sự nguy hiểm của bệnh võng mạc tiểu đường và các biến chứng thường gặp

Bệnh võng mạc tiểu đường được đánh giá là bệnh rất nguy hiểm vì gây hại cho mắt và dẫn đến mù lòa theo nhiều con đường khác nhau, đó là trực tiếp làm võng mạc thiếu máu và gián tiếp dẫn đến các biến chứng làm giảm thị lực nghiêm trọng như:

– Xuất huyết và đục dịch kính: Mạch máu nứt, vỡ khiến máu tràn vào dịch kính gây đục dịch kính, che khuất tầm nhìn hoặc tạo ra các đốm đen, mảng tối trước mắt.

– Bong rách võng mạc: Các mô sẹo tại vị trí nứt của mạch máu có thể tạo áp lực kéo võng mạc ra khỏi đáy mắt, gây bong rách võng mạc. Lúc này, người bệnh sẽ thấy có nhiều đốm đen trước mắt kèm theo lóe sáng, chớp sáng hoặc mất thị lực nghiêm trọng.

– Tăng nhãn áp: Sự thiếu hụt máu nuôi võng mạc trong giai đoạn đầu mắc bệnh võng mạc tiểu đường sẽ kích thích sự hình thành một số mạch máu mới. Các mạch máu mới này có thể ngăn cản sự lưu thông của thủy dịch trong mắt, khiến nhãn áp tăng cao, gây phá hủy dây thần kinh thị giác, đẩy nhanh tốc độ mù lòa.

Bệnh võng mạc tiểu đường dễ xảy ra nhưng nếu phòng ngừa và điều trị sớm và đúng cách, chúng ta có thể gìn giữ được thị lực tốt, đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày. Hãy gọi ngay đến số điện thoại: 0987.45.49.48 để được chuyên gia Nhãn khoa hướng dẫn chi tiết giải pháp tối ưu.

Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, một số phương pháp sau đây có thể được áp dụng để bảo vệ tầm nhìn, hạn chế nguy cơ mù lòa cho người bệnh.

Tiêm thuốc tây

Một số loại thuốc như Avastin (bevacizumab), Lucentis (ranibizumab), Eylea (aflibercept)… sẽ được tiêm vào khoang mắt để ức chế quá trình tăng sinh mạch máu mới, hạn chế nguy cơ nứt vỡ ồ ạt, giảm tổn hại cho thị lực và phòng tránh mù lòa.

Việc tiêm thuốc sẽ cần tiến hành nhiều lần, vài tháng/ lần tùy theo mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của từng người bệnh. Dù được gây tê nhưng các mũi tiêm vẫn có thể gây cảm giác khó chịu như cộm xốn, chảy nước mắt, đau nhức sau khi tiêm và có thể gây ra tác dụng phụ là tăng nhãn áp, nhiễm trùng mắt…

Quang đông

Tia laser tần số phù hợp sẽ được chiếu vào trong mắt để hàn gắn vị trí nứt vỡ trên mạch máu, hạn chế sự rò rỉ dịch vào khoang mắt, ngăn phù hoàng điểm, đục dịch kính. Các vết sẹo mà do chiếu laser để lại có thể làm tăng áp lực lên võng mạc mắt và hạn chế tầm nhìn.

Phẫu thuật Vitrectomy

Sau khi gây tê hoặc gây mê, bác sĩ sẽ rạch một vết trên mắt, đưa dụng cụ vào và loại bỏ máu, mô sẹo trên võng mạc mắt, giảm bớt tình trạng tụ dịch gây phù hoàng điểm hay giảm thị lực. Phẫu thuật này cũng có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hại cho mắt như nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp, xuất huyết mắt…

Bổ sung dưỡng chất chống oxy hóa

Các phương pháp tây y như tiêm thuốc, phẫu thuật chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh đã nặng, không chắc chắn về khả năng phục hồi thị lực và tiềm ẩn một số rủi ro nghiêm trọng cho mắt.

Bởi vậy, phòng hơn chữa, chữa ở giai đoạn đầu tốt hơn giai đoạn sau. Bên cạnh thuốc tây hay phẫu thuật, ngay khi phát hiện tiểu đường, người bệnh cần lên kế hoạch chăm sóc mắt ngay, đơn giản nhất là bổ sung các dưỡng chất như Alpha lipoic acid, Quercetin, Kẽm, Zeaxanthin bởi chúng có khả năng thấm sâu vào đáy mắt, làm tăng sức mạnh của thành mạch máu, dây thần kinh thị giác, qua đó giúp ngăn chặn bệnh võng mạc tiểu đường hình thành và tiến triển.

Bổ sung vi chất giúp bảo vệ mắt khỏi bệnh võng mạc tiểu đường

Hiện nay đã có một số sản phẩm bổ mắt, tiêu biểu như Minh Nhãn Khang đã có chứa kết hợp các dưỡng chất này. Đây cũng là sản phẩm đã giúp hàng triệu người bệnh võng mạc tiểu đường phục hồi thị lực, giảm mờ nhòe, chấm đen, đau nhức mắt, chảy nước mắt, lóe sáng và tránh mù lòa, hiệu quả rõ rệt chỉ sau 3 – 6 tháng. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ chú Nguyễn Văn Vỵ để hiểu rõ hơn về giải pháp chăm sóc mắt từ thảo dược này.

Chú Vỵ (huyện Nhà Bè – TPHCM) chia sẻ bí quyết chăm sóc mắt cho người bệnh võng mạc tiểu đường

Phòng ngừa biến chứng võng mạc do tiểu đường qua lối sống

Khi mắc bệnh tiểu đường, dù chưa thấy biến chứng lên võng mạc và tầm nhìn chưa bị ảnh hưởng, người bệnh vẫn cần chú ý kiểm soát đường huyết ở mức bình thường thông qua thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa góp phần ngăn chặn bệnh võng mạc tiểu đường. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

– Khám mắt 2-3 tháng/lần kể từ khi phát hiện bệnh tiểu đường, kể cả khi chưa có dấu hiệu bất thường gì về mắt.

– Bỏ hút thuốc lá, kiêng rượu bia vì làm tăng nguy cơ võng mạc tiểu đường.

– Giảm sử dụng thực phẩm giàu tinh bột, đường tinh chế, muối và chất béo no; nên bổ sung hoặc thay thế bằng các thực phầm giàu chất xơ, vitamin như rau quả ít ngọt, gạo lứt, yến mạch…

– Uống đủ nước 1.5-2 lít/ ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

– Vận động vừa sức thường xuyên, kiểm soát cân nặng phù hợp.

– Ngủ sớm, tránh căng thẳng stress

Hối hận vì không chú ý trị sớm để mắt bị mù lòa là tâm sự của rất nhiều người bệnh võng mạc tiểu đường. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ mức nghiêm trọng của biến chứng này, đồng thời có hướng chăm sóc, bảo vệ thị lực tốt, tránh nuối tiếc khi quá muộn.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-retinopathy/symptoms-causes/syc-20371611