9 triệu chứng huyết áp thấp – Chìa khóa để phát hiện sớm bệnh

9 triệu chứng huyết áp thấp – Chìa khóa để phát hiện sớm bệnh

Việc phát hiện sớm các triệu chứng huyết áp thấp chính là chìa khóa giúp bạn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… do căn bệnh này gây ra. Dưới đây là 9 dấu hiệu huyết áp thấp đặc trưng nhất cùng cách điều trị mà bạn cần nắm rõ.   

Nhận diện 9 triệu chứng huyết áp thấp điển hình

  1. Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng

Hầu như người bệnh huyết áp thấp nào cũng có các biểu hiện này do huyết áp giảm nên không bơm đủ máu lên não, khi não thiếu oxy sẽ gây ra triệu chứng xây xẩm, hoa mắt, chóng mặt, hoa mắt, đầu óc choáng váng. Nếu thay đổi tư thế đột ngột chẳng như đứng hoặc ngồi dậy quá nhanh thì càng dễ bị choáng hơn.    

  1. Mệt mỏi thường xuyên

Cảm giác người mệt mỏi, không có sức, chân tay rã rời là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh huyết áp thấp do máu lưu thông kém nên các cơ quan không có đủ oxy và dinh dưỡng. Cộng với việc người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, chán ăn khiến sức khỏe giảm sút đáng kể. 

  1. Lạnh chân tay, da xanh xao

Do nằm xa tim nên khi huyết áp thấp, lượng máu tưới cho bề mặt da, lòng bàn tay, bàn chân giảm, máu bị ứ trệ tại đây khiến việc trao đổi oxy và nhiệt bị ảnh hưởng, đây là nguyên nhân khiến người bệnh có cảm giác sợ lạnh, da tái nhợt, kém hồng hào, chân tay lạnh, tê nhức khó chịu, nhất là về buổi đêm.

Lạnh chân tay là một triệu chứng huyết áp thấp rất điển hình

  1. Đau đầu, mất ngủ, ngủ không ngon

Người bệnh huyết áp thấp dễ bị mất ngủ, hay trằn trọc, giấc ngủ không sâu và thường xuyên bị đau đầu do máu lên não kém. Vì đêm mất ngủ nên cơ thể uể oải, hay buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật ban ngày, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.  

  1. Nhịp tim nhanh, trống ngực, khó thở

Do huyết áp giảm nên tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lại, gây ra tình trạng tim đập nhanh, đánh trống ngực, tức ngực. Tuần hoàn máu kém nên phổi cũng nhận được ít oxy hơn, đó là lý do mà người bệnh cảm thấy khó thở, khi gắng sức dễ bị hụt hơi. 

  1. Khó tập trung, suy giảm trí nhớ

Đây là một triệu chứng huyết áp thấp phổ biến khác do thiếu máu nuôi dưỡng não. Như chúng ta đã biết, khi áp lực máu giảm thì lượng máu lên não cũng kém đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tế bào thần kinh khiến người bệnh hay mất tập trung, trí nhớ kém, mau quên, dễ nhầm lẫn, xử lý thông tin chậm hơn.

  1. Giảm thị lực, nhìn mờ nhòe

Huyết áp thấp cũng ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho nhãn cầu và các dây thần kinh thị giác ở mắt khiến thị lực giảm, nhìn kém, mờ nhòe. Nhất là khi tụt huyết áp sẽ gây ra hiện tượng mắt tối sầm, không thấy gì trong chốc lát.

  1. Cảm thấy buồn nôn

Người bệnh huyết áp thấp có thể cảm thấy buồn nôn, nôn nao, khó chịu trong người, ăn không có cảm giác ngon do thiếu oxy não và hệ tiêu hóa nhận được ít máu khiến nhu động ruột co bóp yếu, hấp thu dinh dưỡng kém.

  1. Ngất xỉu

Ngất là triệu chứng huyết áp thấp ở mức độ nặng, do tụt huyết áp sâu khiến máu lên não giảm mạnh đột ngột, người bệnh bị bất tỉnh, mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Ngất rất nguy hiểm vì có thể gây ngã, chấn thương.

Ngất xỉu là triệu chứng huyết áp thấp mức độ nặng

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Ngoài 9 triệu chứng kể trên thì chỉ số huyết áp cũng là một yếu tố quan trọng để phát hiện bệnh. Nếu huyết áp của bạn nhỏ hơn 90/60mmHg (huyết áp tâm thu ≤ 90 và/hoặc huyết áp tâm trương ≤ 60) thì đó chính là huyết áp thấp.

Cũng có nhiều người huyết áp thấp cơ địa, đo huyết áp dưới 90/60mmHg nhưng sức khỏe vẫn tốt, không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, khi ăn uống, sinh hoạt không điều độ sẽ hay bị mệt, chóng mặt, hoa mắt, nếu thấy có các triệu chứng huyết áp thấp này dù là nhẹ thì cũng nên điều trị ngay.

Phân biệt triệu chứng huyết áp thấp, thiếu máu não, rối loạn tiền đình

Huyết áp thấp, thiếu máu não, rối loạn tiền đình là 3 bệnh khác nhau, nhưng hay bị nhầm lẫn do có nhiều triệu chứng giống nhau như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, khó tập trung, mệt mỏi… Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt được 3 bệnh này dựa vào những dấu hiệu sau:

-Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não): Người bệnh có thể bị tê bì, nhức mỏi, cảm giác râm ran như kim châm ở đầu các ngón tay, ngón chân. Một số còn đau mỏi vai gáy, đau dọc xương sườn, mỏi toàn thân và đau đầu kéo dài do tuần hoàn máu não kém.

-Rối loạn tiền đình: Do cơ quan tiền đình – ốc tai nơi duy trì thăng bằng bị tổn thương nên thường gây ra triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng không vững, khó duy trì tư thế, dễ bị ngã, kèm theo tình trạng ù tai, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng mạnh.

-Huyết áp thấp: Huyết áp thấp làm giảm lượng máu lên não nên sẽ gây ra các triệu chứng của thiếu máu não và rối loạn tiền đình. Nhưng ngoài biểu hiện hoa mắt, chóng mặt thì người bệnh còn hay bị lạnh chân tay, da xanh xao, sợ lạnh, tim đập nhanh, tức ngực… và huyết áp thường dưới 90/60mmHg.

Triệu chứng huyết áp thấp, thiếu máu não, rối loạn tiền đình thường dễ bị nhầm lẫn

Giải pháp thảo dược cải thiện các triệu chứng huyết áp thấp

Huyết áp giảm khiến máu lưu thông kém lên não và các cơ quan là nguyên nhân gây ra các triệu chứng huyết áp thấp. Do đó, để cải thiện các biểu hiện này cần nâng huyết áp lên cao và tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể.

Từ lâu, Đông y đã sử dụng các thảo dược có tác dụng tăng huyết áp, làm ấm cơ thể, bổ máu, cải thiện lưu thông máu mạnh như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu… để chữa bệnh huyết áp thấp cho hiệu quả rất tốt. Đặc biệt là các thảo dược này lành tính, không có tác dụng phụ, giúp nâng huyết áp êm dịu và bền vững.

Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đánh giá hiệu quả của viên uống Hồng Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ điều trị huyết áp thấp có thành phần thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu đã chứng minh cho những tác dụng đó.

Sau khi sử dụng Hồng Mạch Khang, 96.7% người bệnh huyết áp thấp không còn gặp phải bất cứ biểu hiện nào như hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, choáng váng, mệt mỏi, lạnh chân tay, da xanh xao, các triệu chứng không bị tái phát khi ngừng dùng. Đồng thời chỉ số huyết áp cũng tăng lên mức bình thường và duy trì rất ổn định.

Với hiệu quả và độ an toàn đã được kiểm chứng lâm sàng, Hồng Mạch Khang là một giải pháp hỗ trợ hữu hiệu mà người bệnh huyết áp thấp nên tham khảo để cải thiện sức khỏe, đẩy lùi các triệu chứng và ổn định huyết áp. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của người bệnh về sản phẩm trong video sau:

Bí quyết cải thiện triệu chứng huyết áp thấp bằng thảo dược

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm thảo dược đã được rất nhiều người bệnh huyết áp thấp phản hồi tích cực trong video trên, hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn chi tiết.

Lời khuyên của chuyên gia Tim mạch cho người bệnh huyết áp thấp

Bên cạnh sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ như Hồng Mạch Khang, các chuyên gia Tim mạch cũng khuyến cáo người bệnh huyết áp thấp nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể là bạn nên:

– Ăn mặn hơn bình thường, một người bình thường nên ăn ít hơn 5g muối/ngày, tương đương khoảng 1 muỗng cà phê muối.

– Ăn đủ chất dinh dưỡng, trong chế độ ăn nên chọn các thực phẩm bổ máu và có tác dụng tăng huyết áp như thịt đỏ, rau lá xanh đậm, gừng, cam thảo, bí đỏ, cà phê…

– Ăn đủ và đúng bữa, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, hạn chế thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì trắng, khoai tây, gạo trắng… và một số thực phẩm gây hạ huyết áp như cần tây, cà chua, táo mèo, dưa hấu…

– Tránh những loại đồ uống có cồn, đồng thời nên uống nhiều nước vì nước cũng giúp ổn định huyết áp.

– Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tránh căng thẳng tinh thần.

– Khi ngồi hoặc đứng dậy phải từ từ vì người bệnh huyết áp thấp dễ bị chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Nếu bị tụt huyết áp nên nằm gối đầu thấp, chân kê cao.

– Không nên tắm nước nóng quá lâu vì có thể làm giãn mạch khiến huyết áp hạ.

– Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà.

– Tập thể dục nhẹ nhàng 15 – 30 phút/ngày như đi bộ, yoga, đạp xe… để tăng lưu thông máu, nhưng cần tránh các động tác dễ gây chóng mặt.

Với những thông tin trên, chắc hẳn đã giúp bạn có thể phát hiện được các triệu chứng huyết áp thấp và biết cách để khắc phục những biểu hiện này. Huyết áp thấp là bệnh nguy hiểm, do đó, dù chỉ là một triệu chứng nhẹ, bạn cũng nên điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe.  

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-basics