Bệnh viêm mắt – Dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa tái phát

Bệnh viêm mắt – Dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa tái phát

Môi trường ngày càng ô nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm mắt cũng sẽ ngày càng tăng. Không chỉ gây ra các biểu hiện khó chịu, viêm mắt còn rất dễ tái phát và khiến thị lực của người bệnh dần bị giảm sút nghiêm trọng. Để bảo vệ bản thân và gia đình trước bệnh viêm mắt, bạn hãy ghi nhớ những thông tin dưới đây.

Viêm mắt là bệnh gì?

Viêm mắt là cụm từ chỉ chung của các bệnh viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm mống mắt…, xảy ra khi vi khuẩn, virut, gió bụi hoặc phản ứng tự miễn tấn công làm tổn thương mắt, gây ra các biểu hiện khó chịu và làm giảm thị lực.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mắt

Vị trí tổn thương khác nhau, tuy nhiên các bệnh viêm mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm mống mắt… đều có thể gây ra các biểu hiện dễ nhận biết như sau:

– Cộm nhức mắt

– Mắt đỏ, đau

– Mắt bị sưng và phù nề

– Mắt ngứa, chảy nước mắt

– Mắt bị lóa sáng, nhạy cảm hơn với ánh sáng

– Mắt tiết nhiều dịch

– Nặng trĩu mắt, khó mở mắt

– Nhìn mờ cả xa lẫn gần

Các biểu hiện của viêm mắt đều khó chịu và rầm rộ

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm mắt

Các triệu chứng của viêm mắt thường xảy ra rầm rộ khiến người bệnh rất khó chịu. Không chỉ vậy, viêm mắt còn dễ tái phát nhiều lần, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng hay mù lòa như loét giác mạc, tăng nhãn áp, tổn thương thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, đục dịch kính, thoái hóa điểm vàng…

Viêm mắt khó chịu và nguy hiểm, tuy nhiên nếu trị đúng cách, mắt sẽ sáng khỏe lại rất nhanh. Hãy gọi ngay đến số điện thoại 0987.45.49.48 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.

Cách điều trị viêm mắt

Tùy vào nguyên nhân gây viêm mắt và vị trí viêm, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc khác nhau trong thời gian 5-7 ngày trong đợt cấp hoặc kéo dài hơn khi bệnh đã chuyển thành mạn tính. Dưới đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến:

– Thuốc kháng sinh: Cephazolin, Cephalosporin, Cloramphenicol, Gentamycin, Erythromycin, Tobramycin, Trimethoprim, Oxytetracyclin… được dùng để điều trị viêm mắt do vi khuẩn hoặc để phòng ngừa bội nhiễm khi viêm mắt vì virut.

– Thuốc giảm đau chống viêm: Diclophenac, Indomethacin, Dexamethason, Prednisolon, Fluoromethason… được sử dụng để giảm bớt biểu hiện sưng đỏ, đau nhức mắt.

– Thuốc kháng Histamin: Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Antazoline… được dùng để điều trị viêm mắt do dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, lông thú vật, hóa chất, mạt bụi…

– Thuốc làm giảm kích ứng: Glycerin, Naphazoline… được dùng để tăng cường độ ẩm cho mắt, làm dịu cảm giác khó chịu do viêm mắt gây ra.

Thuốc tây trị viêm mắt cần được dùng đúng chỉ định để hạn chế tác dụng phụ

Giải pháp giúp viêm mắt nhanh khỏi và tránh tái phát

Dùng thuốc tây trong đợt viêm mắt cấp tính là điều rất cần thiết để giảm nhanh cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, có rất nhiều trường hợp bị viêm mắt kéo dài hoặc tái phát nhiều lần dù đã dùng đủ loại kháng sinh, chống viêm. Lúc này, phải làm thế nào để giúp mắt sáng khỏe lại?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như Kẽm, vitamin B2, Alpha lipoic acid và kháng sinh tự nhiên Palmatin (thảo dược Hoàng đằng) sẽ giúp tăng sức đề kháng cho mắt, giúp loại bỏ tác nhân gây viêm dễ dàng và giúp mắt phục hồi thị lực nhanh, tránh tái phát.

Hiện nay đã có một số sản phẩm bổ mắt chứa kết hợp Kẽm, vitamin B2, Alpha lipoic acid, Palmatin (Hoàng đằng), tiêu biểu như Minh Nhãn Khang, giúp người bệnh viêm mắt có thêm giải pháp giúp mắt sáng khỏe trở lại.

Thực vậy, đã có nhiều người bị viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm kết mạc… nặng nhờ dùng Minh Nhãn Khang mà chỉ sau thời gian ngắn dùng Minh Nhãn Khang cùng thuốc tây theo đơn, đôi mắt đã hết hẳn đau sưng, đỏ nhức, cộm ngứa… Video dưới đây là chia sẻ từ một trường hợp điển hình.

Bí quyết trị viêm mắt tái phát nhiều lần tại nhà hiệu quả

Phòng ngừa viêm mắt qua lối sống

Lối sống tốt sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc viêm mắt và ngăn bệnh tái phát. Cụ thể bạn nên:

– Giữ mắt sạch sẽ bằng cách vệ sinh mỗi ngày và nhỏ nước muối vô trùng 0.9% mỗi khi ra ngoài về.

– Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi gió bụi, vi khuẩn khi ra ngoài hay tiếp xúc môi trường ô nhiễm.

– Nếu sử dụng kính áp tròng cần vệ sinh đúng cách và đúng thời gian quy định.

– Hạn chế trang điểm vùng mắt.

– Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật, mùi hương, hóa chất… nếu đã từng dị ứng.

– Ăn nhiều rau quả tươi để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

– Điều trị tích cực các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường…

Có người bị viêm mắt chỉ 3 – 5 ngày là khỏi, tuy nhiên cũng có những trường hợp viêm mắt kéo dài cả tháng hay thậm chí tái đi tái lại không dứt. Sự khác nhau này chủ yếu là do phương pháp điều trị và chăm sóc mắt. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đã tự tin hơn nếu không may mắc phải bệnh mắt này.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.allaboutvision.com/symptoms/eye-inflammation/