Tăng tiết mồ hôi – Nguyên nhân và cách giảm mồ hôi hiệu quả

Tăng tiết mồ hôi – Nguyên nhân và cách giảm mồ hôi hiệu quả

Tăng tiết mồ hôi quá nhiều khiến áo quần ướt đẫm, đầu tóc bết dính, giày tất bốc mùi, dấu tay nhớp dính khi chạm vào bất cứ thứ gì, cản trở công việc, giao tiếp và phá hỏng các mối quan hệ. Vậy đây là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Và cách điều trị tăng tiết mồ hôi như thế nào? Đọc ngay bài viết để tìm ra cách khắc phục cho mình.

Tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi (Hyperhidosis) là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều, có thể tại chỗ ở đầu, mặt, trán, bàn tay, bàn chân, nách hoặc là tăng tiết mồ hôi toàn thân mà không phải do hoạt động mạnh hoặc nhiệt độ môi trường cao, nghĩa là khi không làm gì hoặc thời tiết mát mẻ thì vẫn ra nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi

Quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể được điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật, trong đó nhánh thần kinh giao cảm sẽ chịu trách nhiệm kích thích tiết mồ hôi khi bạn thấy nóng, căng thẳng hoặc vận động. Dựa theo nguyên nhân thì chứng tăng tiết mồ hôi được phân thành 2 loại sau:

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát

Đây là loại phổ biến nhất, nguyên nhân liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh thực vật, chính vì nhánh giao cảm phản ứng quá mức khiến các tuyến mồ hôi ở trạng thái kích thích và bài tiết liên tục, do đó được gọi là chứng tăng tiết môi do cường giao cảm.

Dù chưa rõ tại sao hệ thần kinh giao cảm hưng phấn nhưng các nhà khoa học nhận thấy rằng, chứng bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền và căng thẳng, lo âu cũng là một yếu tố khiến bệnh tồi tệ hơn.

Bệnh có thể xuất hiện từ nhỏ hoặc khởi phát muộn hơn, nhưng hầu hết các trường hợp có xu hướng bắt đầu trong tuổi thiếu niên, kéo dài suốt đời mà không thể điều trị chứng tăng tiết mồ hôi dứt điểm được. Tùy mỗi người bệnh mà có thể bị tăng tiết mồ hôi toàn thân hoặc chỉ ở tay, chân, đầu mặt…

Tăng tiết mồ hôi là bệnh liên quan đến hệ thần kinh thực vật

Tăng tiết mồ hôi thứ phát

Tăng tiết mồ hôi thứ phát ít phổ biến và khác với tăng tiết mồ hôi nguyên phát ở chỗ là người bệnh thường bị đổ mồ hôi toàn thân, nó có thể bắt đầu trong bất cứ độ tuổi nào mà không liên quan đến di truyền và có thể điều trị khỏi được.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều có thể do một tình trạng bệnh lý như:

– Cường giáp: Tuyến giáp tiết thừa hormone làm tăng tốc độ chuyển hóa chất và tăng thân nhiệt. Người bệnh bị đổ mồ hôi toàn thân, run tay, mắt lồi, hồi hộp, tim đập nhanh, mệt mỏi…

– Nhiễm trùng: Tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể gặp trong bệnh lao, HIV/AIDS, viêm tủy xương, sốt rét, cúm virus…

– Ung thư: như ung thư máu, u lympho không Hodgkin, khối u carcinoid…

– Hạ đường huyết: Vã mồ hôi nhiều, đói cồn cào, run tay chân, mệt lả, chóng mặt, da tái nhợt…

– Đái tháo đường: Đổ mồ hôi phần trên cơ thể là một biến chứng do tổn thương thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường.

– Nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu đặc trưng là đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, đau lan xuống cánh tay trái, đổ mồ hôi nhiều…

– Mãn kinh: Gặp ở phụ nữ khoảng từ 40 trở lên, họ hay bị bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm kèm theo suy giảm ham muốn, mất hoặc rối loạn kinh nguyệt.

– Rối loạn lo âu: Hệ thần kinh giao cảm dễ bị kích thích bởi tâm lý, đó là lý do những người bị rối loạn lo âu, căng thẳng quá mức có thể ra nhiều mồ hôi.

– Thuốc tây: Tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể xảy ra khi dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị Alzheimer, thuốc trị tăng huyết áp…

Tăng tiết mồ hôi có nguy hiểm không?

Tăng tiết mồ hôi có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như rối loạn nước và điện giải, nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu… và vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo lắng, sợ hãi tiếp xúc, hạn chế các mối quan hệ xã hội, trầm cảm…

Với tăng tiết mồ hôi thứ phát, nếu không điều trị tốt bệnh nền thì người còn phải gánh chịu các biến chứng nặng nề do những bệnh lý này gây ra.

Chẩn đoán chứng tăng tiết mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi chủ yếu được chẩn đoán dựa trên biểu hiện. Để xác định nguyên nhân thì cần làm thêm xét nghiệm glucose máu để phát hiện tiểu đường, định lượng hormone tuyến giáp nếu nghi ngờ bệnh cường giáp, công thức máu toàn phần để phát hiện nhiễm trùng, bệnh bạch cầu…

Ngoài ra, để đánh giá vị trí và mức độ đổ mồ hôi thì có thể làm các xét nghiệm như thử nghiệm iod tinh bột (vùng da tiết mồ hôi sau khi tiếp xúc với dung dịch iod và tinh bột sẽ chuyển màu), test mồ hôi điều nhiệt, đo độ dẫn điện da…

Khi bị tăng tiết mồ hôi nên đi khám để tìm nguyên nhân

Phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi

Hiện nay, chứng tăng tiết mồ hôi đang được điều trị bằng các phương pháp sau:

Thuốc chống tăng tiết mồ hôi

Bao gồm các thuốc bôi tại chỗ và thuốc tác dụng toàn thân:

– Nhóm thuốc kháng cholinergic: có tác dụng ức chế hệ thần kinh thực vật nên giúp giảm tiết mồ hôi toàn thân. Thuốc dùng đường uống trong thời gian nhất định vì tác dụng phụ như mờ mắt, tim đập nhanh, khô mắt, khô miệng, khó đi tiểu… Ngoài ra, còn nhóm thuốc chẹn beta cũng được dùng để điều trị tăng tiết mồ hôi.

– Thuốc trị mồ hôi tại chỗ: Thường là chất chống mồ hôi chứa muối nhôm dùng bôi xịt tại chỗ theo cơ chế làm bít lỗ chân lông, ngăn thoát mồ hôi. Ngoài ra, còn có kem bôi chứa glycopyrrolate là một loại thuốc kháng cholinergic.

Thuốc nam chữa bệnh ra mồ hôi nhiều

Sử dụng thảo dược rất được coi trọng trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi vì chúng lành tính và đem lại hiệu quả lâu dài, đặc biệt là các thảo dược như Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du có khả năng điều hòa hoạt động thần kinh thực vật nên làm giảm mồ hôi rất tốt.

Cụ thể là Thiên môn đông giúp ổn định hệ thần kinh thực vật, làm dịu thần kinh, giảm tính hưng phấn của hệ giao cảm để ngăn chặn sự kích thích bài tiết mồ hôi. Đồng thời, làm mát cơ thể, tăng sinh tân dịch từ bên trong để bù lại lượng nước bị mất qua mồ hôi.

Trong khi đó, Sơn thù du sẽ làm da khỏe hơn và se nhỏ lỗ chân lông, ngăn thoát mồ hôi ra ngoài; còn Hoàng kỳ lại giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức khỏe, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, là những yếu tố gây kích thích tiết mồ hôi. Vì vậy, việc phối hợp 3 thảo dược này sẽ là bài thuốc trị mồ hôi toàn diện.

Hiện nay, người bệnh tăng tiết mồ hôi do mọi nguyên nhân nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ như viên uống Hòa Hãn Linh để giảm mồ hôi hiệu quả.

Bạn có thể lắng nghe đánh giá từ chuyên gia đầu ngành là GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam và cảm nhận của nhà thuốc cùng những người bệnh thực tế đã dùng Hòa Hãn Linh trong video sau:

Hòa Hãn Linh có tốt không? – Chuyên gia, người dùng đánh giá

Để được tư vấn thêm về giải pháp thảo dược trị tăng tiết mồ hôi, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 0987.45.49.48, chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Điện di ion trị mồ hôi nhiều

Thường áp dụng cho tăng tiết mồ hôi tay chân, cách thực hiện như sau: Đặt bàn tay, bàn chân trong nước rồi cho dòng diện yếu chạy qua khoảng 20 – 30 phút để ức chế mồ hôi bài tiết, cần lặp lại 1 – 4 lần/tuần, tần suất giảm dần theo mức độ đáp ứng.

Điện di ion có thể gây khô ngứa da, trong quá trình điều trị thường có cảm giác tê ran, khó chịu ở tay chân.

Chữa tăng tiết mồ hôi bằng tiêm botox

Đây cũng là một phương pháp điều trị tại chỗ như điện di ion, áp dụng cho tăng tiết mồ hôi nách, bàn tay và bàn chân. Độc tố botulinum được tiêm dưới da để ngăn chặn tín hiệu thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi. Thông thường sau khoảng 6 tháng cần tiêm lại. Tác dụng phụ là đau, yếu cơ, khó cử động tay, chóng mặt…

Phẫu thuật trị tăng tiết mồ hôi

– Cắt hạch giao cảm (Endoscopic Thoracic Sympathectomy): Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi tay và nách cho những trường hợp nặng không đáp ứng với các cách điều trị khác. Chuỗi hạch giao cảm chi phối các tuyến mồ hôi nằm dọc 2 bên đốt sống ngực sẽ bị loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi. Các biến chứng sau mổ là tăng tiết mồ hôi bù trừ, đau ngực, tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng huyết, hội chứng Horner… Chi phí phẫu thuật dao động từ 10 – 20 triệu đồng.

– Cắt tuyến mồ hôi nách: là phẫu thuật loại bỏ các tuyến mồ hôi ở nách, trước đây thường dùng cơ học để phá hủy tuyến mồ hôi nhưng hiện nay được thay thế bằng laser nên giảm bớt một số biến chứng. Ngoài ra, còn có kỹ thuật MiraDry dùng năng lượng vi sóng để phân hủy tuyến mồ hôi. Các biến chứng có thể xảy ra là nhiễm trùng, đau, tụ máu, thâm tím, nặng hơn là hoại tử nách hoặc để lại sẹo.

Những lưu ý cho người bệnh tăng tiết mồ hôi

– Tắm rửa hằng ngày giúp hạn chế mùi mồ hôi và ngăn ngừa được các bệnh ngoài da. Nên dùng xà phòng kháng khuẩn, sau khi tắm cần lau khô cơ thể, nhất là vùng nách, kẽ ngón chân.

– Chọn quần áo chất vải lanh, lụa, cotton… mát và dễ thấm mồ hôi. Nên mặc thoải mái, tránh những đồ bó sát da, mùa đông nên mặc nhiều lớp áo mỏng để có thể cởi bỏ khi ướt mồ hôi.

– Chọn giày và tất làm bằng chất liệu tự nhiên, đi giày hở mũi, giày vải, mùa hè nên đi dép hoặc sandal cho thoáng chân và thay tất thường xuyên.

– Thực hành các bài tập thư giãn tinh thần như thiền tịnh, thở bụng, yoga…, những bài tập này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, nhờ đó hạn chế được mồ hôi tăng tiết.

– Tránh những thực phẩm, đồ uống gây kích thích đối với tuyến mồ hôi như cà phê, thuốc lá, bia, trà đặc, rượu, tiêu, ớt, tỏi, đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ…

– Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin nhóm B, canxi, magie… và uống ít nhất 1.5 – 2 lít nước/ngày sẽ giúp hạn chế tăng tiết mồ hôi.

Chứng tăng tiết mồ hôi gây ra nhiều rắc rối nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng các biện pháp điều trị hiện có. Hy vọng rằng bạn sẽ có đáp ứng tốt với những liệu pháp trong bài viết để tự tin, thoải mái hơn trong công việc và sinh hoạt.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperhidrosis/symptoms-causes/syc-20367152

https://benhmohoinhieu.com/