Nghiên cứu hiệu quả của điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp kết hợp điện châm với kéo dãn cột sống

Nghiên cứu hiệu quả của điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp kết hợp điện châm với kéo dãn cột sống

               Ths. Bùi Thanh Hà, PGS.TS. Trần Quốc Bảo. BS. Đỗ Viết Phương 

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu điều trị  cho 30 BN bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp điện châm và điện châm kết hợp với kéo dãn cột sống, cho thấy: phương pháp điều trị bằng điện châm kết hợp với kéo dãn cột sống cho kết quả tốt hơn phương pháp điều trị bằng điện châm đơn thuần:

Kết quả điều trị: tốt đạt 80%; khá đạt 13,33%. Tác dụng giảm đau nhanh: ngưỡng đau sau điều trị tăng 445,7g/s ± 89,8g/s (K=1,41) cao hơn so với nhóm điện châm đơn thuần. Tầm vận động  của cột sống được  cải  thiện tốt: đạt 93,33%.

T Ừ KHOÁ: Y học cổtruyền;thoát v ị đĩa đệm; điện châm; kéo giãn cột sống.

 

A study on the effectiveness of the  treatment of   hernniated disc lumbar spine by the combination of electric magnets and spinal stretch

Bui Thanh Ha; Tran Quoc Bao; Do Viet Phuong

SUMMARY
Studying on 30 patients with lumbar disc herniation treated by the combination of electric magnet and the combination of electric magnet and spine  stretch shows:  the treatment using combination of electric magnet and spine  stretch bring about move positive results then  treatment with pure electric magnets:
Treatment  results :  good 80%; fair 13.33%. Pain is fast velieved : pain threshold after the treatment increases 445.7 g / s ± 89.8 g / s (K = 1.41) higher than in thosepatientswith purely electric magnets. Spine range of motion improve greatly: 93.33%.
Keywords:Traditional Medicine;  disc herniation; electric magnet, spine  stretch.

 

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ)cột sống thắt lưng là bệnh thường gặp, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong bệnh căn của hội chứng thắt lưng hông.Bệnh không gây nguy hại tới tính mạng con người nhưng dẫn đến đau  thắt lưng (ĐTL) mạn tính hoặc cấp tính, làm giảm khả năng thích ứng của cột sống. Tỷ lệ ĐTL do TVĐĐ chiếm tỷ lệ cao vào khoảng giữa cuộc đời (20-50 tuổi), đây là thời kỳ con người hoạt động, lao động mạnh nhất đòi hỏi khả năng thích ứng cao của cột sống nên TVĐĐ ngày càng mang tính chất xã hội: làm giảm sức lao động, đặc biệt trong lao động quân s ự, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống .

Gần đây bằng nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý đĩa đệm, các tác giả đều thống nhất nhận định: xung đột đĩa đệm – rễ  thần kinh là cơ chế chủ yếu của hội chứng thắt lưng hông do TVĐĐ. Vì vậy đã có nhiều phương pháp điều trị mới bằng  y học  hiện  đại  với mục đích trả người bệnh về với công việc và giải phóng người bệnh khỏi nỗi đớn đau, tránh đau kéo dài để trở thành đau mạn tính.Tuy nhiên tỷ lệ tái phát cao, nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề gây tàn phế.

Y học cổ  truyền (YHCT)  không có bệnh danh TVĐĐ nhưng các triệu chứng của bệnh tương đồng với chứng “Yêu thống”  đã mô tả trong các y văn cổ và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả: châm cứu, thuốc đông y, xoa bóp bấm huyệt… trong đó châm cứu đã khẳng định được hiệu quả của mình trong điều trị ĐTL. Các tác giả đều cho rằng châm cứu có tác dụng rất tốt đối với ĐTL không những làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục lại tầm vận động cột sống

Kéo dãn cột sống là phương pháp tác động cột sống đã được ứng dụng  điều trị đau cột sống thắt lưng (CSTL) từ lâu. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật dụng cụ kéo dãn cột sống đã được cải tiến và hiện đại hoá rất nhiều, nâng cao tính an toàn trong điều trị. Bộ môn khoa YHCT Bệnh viện 103 đã ứng dụng thành công phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu kết hợp với kéo dãn cột sống thắt lưng. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiệu quả của điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp kết hợp điện châm với kéo dãn cột sống thắt lưng”

nhằm hai mục tiêu:

  1. Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp kéo dãn cột sống trong điều trị  đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm.
  2. X ây dựng phác đồ điều trị thoát v ị đĩa đ ệm bằng điện châm kết hợp với kéo dãn cột sống.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Đối tượng nghiên cứu.

30 Bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm. Điều trị tại khoa YHCT bệnh viện 103. Thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 2/2010

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân : bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm.

Lâm sàng:  Dùa vµo 6 tiªu chuÈn cña Saporta (1980).

 CËn l©m sµng: Chôp bao rÔ thÇn kinh; Chôp céng h­­ëng tõ cét sèng th¾t l­­ng cho thÊy h×nh ¶nh tho¸t vÞ ®Üa ®Öm.

Tiêu chuẩn loại trừ : Bệnh  nhân có hội chứng đuôi ngựa, Có cầu xương giữa các đốt sống, có U ác tính, đang có bệnh cấp tính hoặc bệnh nội khoa nặng.

2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu:tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng. 30 bệnh nhân được phân bố vào hai nhóm:

Nhóm I: Điều trị bằng phương pháp điện châm.

– Công thức huyệt điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp tuần kinh thủ huyệt

+ Châm tả (Tần số 4 – 5 Hz, cường độ 10 – 20 microampe) các huyệt:

Đại trường du; Giáp tích L1-L5; Uỷ trung; Thứ liêu

+ Châm bổ (Tần số 1 – 3 Hz, cường độ 1 – 5 microampe) huyệt: Thận du

–  Liệu trình điều trị : 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 14 ngày.

 Nhóm II : Điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo dãn cột sống

– Phác đồ huyệt và kỹ thuật châm tương tự nhóm I.

– Phương pháp kéo dãn cột sống bằng giường kéo: Tiến hành sau châm 10 phút, kéo ngắt quãng có lực nền. Trọng lực kéo bằng 2/3 trọng lượng cơ thể, lực nền bằng  ½ l ực kéo.

– Liệu trình điều trị: 20 phút/lần x 1 lần/ngày x 14 ngày

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá.

Các chỉ tiêu nghiên cứu về lâm sàng của hai nhóm được theo dõi, đánh giá tại 3 thời điểm: Trước điều trị , sau điều trị 7 ngày, sau điều trị  14 ngày.

Các chỉ tiêu chung:

Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thời gian bị bệnh

 Các chỉ tiêu lâm sàng:

– Ngưỡng đau: được xác định bằng máy Analgesy-Metter (Italia). dựa trên thang đo và được tính bằng gam/giây (g/s). Hệ số giảm đau K được tính bằng cách lấy mức cảm giác đau sau (Đs) chia cho mức cảm giác đau trước(Đt):  K = Đs/Đt.

– Mức độ đau: đánh giá theo thang điểm VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo độ của hãng Astra-Zeneca:

Không đau = 4 điểm; Đau nhẹ = 3 điểm; Đau vừa = 2 điểm; Đau nặng = 1 điểm

–  Độ giãn CSTL:  đượcđánh giá bằng nghiệm pháp Schober,cách cho điểm theo

tiêu chuẩn của Khoa nội thần kinh Bệnh viện 103:

4 điểm ³ 13 -15,5/10cm ; 2 điểm ³ 12 – 12,5/10 cm;  3 điểm ³ 11- 11,5/10cm ;1 điểm  < 10,5 -11/10cm

–  Đo tầm vận động CSTL : bằng thước đo tầm vận động cột sống thắt lưng

Kết quả Mức độ Điểm
Các hướng đều tốt Tốt 4 điểm
1 tầm hạn chế ³ 15 độ Khá 3 điểm
2 tầm hạn chế ³ 15 độ Trung bình 2 điểm
2 tầm hạn chế ³ 20 độ hoặc cả 3 tầm hạn chế ³ 15 độ Kém 1 điểm

 Đánh giá kết quả điều trị chung.

– Dựa vào tổng số điểm của 3 chỉ số: Ngưỡng đau;  độ giãn CSTL, tầm vận động CSTL: Tốt: 10 – 12 điểm; Khá:   7 – 9 điểm; Trung bình:  5 – 6 điểm; Kém:  < 4 điểm

Xử lý số liệu

– Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học. Giá tr ị p < 0,05, < 0,01 được  coi là có ý nghĩa thống kê

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

30 BN gồm 18 BNnam (60%),12 BN nữ (40%). Từ 30- 45 tuổi (90%). Số bệnh nhân đến điều trị sớm trong vòng 1 tháng đầu chiếm tỷ lệ cao nhất 80%; từ1-3 tháng chiếm 12,7%, > 6 tháng chiếm 8%.Điều này cho thấy mức độ đau lưng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh khiến cho người bệnh phải đi điều trị.

2. Kết quả điều trị giảm đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

Bảng1. Biến đổi giá trị trung bình ngưỡng đau sau 30 phút điều trị.

 

   Ngưỡng đau(g/s)

Nhóm

TĐT SĐT K= (Đs/ Đt) p
Nhóm I (n=15) 339,2 ± 91,0 392,3 ± 79,1 1,18 ± 0,11 < 0,01
Nhóm II  (n=15) 317,0 ± 100,6 445,7 ± 89,8 1,41 ± 0,17 < 0,01
p > 0,05 < 0,05 < 0,05  

– Ghi chú: Trước điều tr ị (TĐT ); Sau điều trị (SĐT)

    – Nhận xét:  Ngưỡng đau ở cả hai nhóm đều tăng sau điều trị (p < 0,05). Như vậy dưới tác dụng của điện châm thì ngưỡng đau của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã được nâng lên và tăng cao rõ rệt ở nhóm kết hợp giữa điện châm và kéo dãn cột sống

Bảng 2. Sự cải thiện về mức độ đau sau 7 ngày điều trị.theo thang điểm VAS

 

Nhóm

 

Mức

độ

Nhóm I (n = 15) Nhóm II (n = 15)
TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

n (%) n (%) n (%) n (%)
Không đau 0 0 1 6,66 < 0,05 0 0 3 20,00 < 0,01
Đau nhẹ 2 13,33 3 20,00 1 6,66 8 53,34
Đau vừa 3 20,00 5 33,33 6 40,00 4 26,66
Đau nặng 10 66,66 6 40,00 8 53,34 0 0
p                                  < 0,05

– Nhận xét: Sau điều trị 7 ngày triệu chứng đau ở cả hai nhóm nghiên cứu đều giảm tuy nhiên ở nhóm I, số bệnh nhân có mức độ đau nặng chỉ giảm đ ược 4/10 BN thấp hơn so với nhóm II( 8/8 BN)

 

 

Bảng 3. Cải thiện về mức độ đau sau 14 ngày điều trị  theo thang điểm VAS

Nhóm

 

Mức

độ

Nhóm I (n=15) Nhóm II (n=15)
TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

n (%) n (%) n (%) n (%)
Không đau 0 0 4 26,66 < 0,01 0 0 8 53,34 < 0,01
Đau nhẹ 2 13,33 4 26,66 1 6,66 4 26,66
Đau vừa 3 20,00 6 40,00 6 40,00 3 20,00
Đau nặng 10 66,66 1 6,66 8 53,34 0 0
p                                  < 0,05

 – Nhận xét: SĐT mức độ đau nặng ở nhóm II giảm cao hơn so với nhóm I, tương đương với kết quả NC của Đoàn Hải Nam nhưng thời gian điều trị  ngắn hơn 6 ngày. Cho thấy sự kết hợp giữa điện châm và kéo dãn cột sống không những có tác dụng giảm đau nhanh mà còn rút ngắn được thời gian điều trị cho bệnh nhân TVĐĐ

3.  Đánh giá kết quả về độ giãn cột sống thắt lưng của hai nhóm

Bảng4. Cải thiện độ giãn CSTL sau 7 ngày điều trị

Nhóm

 

Mức độ

Nhóm I (n=15) Nhóm II (n=15)
TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

n (%) n (%) n (%) n (%)
Tốt 0 0 4 26,66 < 0,01 0 0 8 53,34 < 0,01
Khá 2 13,33 5 33,33 1 6,66 6 40,00
Trung bình 3 20,00 5 33,33 6 40,00 1 6,66
Kém 10 66,66 1 6,66 8 53,34 0 0
p                                   > 0,05

– Nhận xét: S ĐT ở nhóm I vẫn còn 1 BN chỉ số Schober không thay đổi so với T ĐT

Bảng 5. Sự cải thiện độ giãn CSTL sau 14 ngày điều trị

Nhóm

 

 

Mức độ

Nhóm I (n=15) Nhóm II (n=15)
TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

n (%) n (%) n (%) n (%)
Tốt 0 0 6 40,00 < 0,01 0 0 10 66,66 < 0,01
Khá 2 13,33 6 40,00 1 6,66 4 26,66
Trung bình 3 20,00 2 13,33 6 40,00 1 6,66
Kém 10 66,66 1 6,66 8 53,34 0 0
p                                     < 0,05

 

– Nhận xét : Sau 14 ngày điều trị độ giãn CSTL ở cả hai nhóm có sự cải thiện tốt. Ở nhóm II mức độ tốt tăng cao hơn hẳn so với nhóm I với p > 0,05.Tương đương với kết quả NC của Lại Đoàn Hạnh nhưng ngày điều trị chỉ có 14 ngày so với 20 ngày của các tác giả kh ác. Như vậy kết hợp hai phương pháp điều trị cùng một lúc không những có tác dụng làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục vận động CSTL.

4.  Đánh giá kết quả về tầm vận động CSTL của hai nhóm

Bảng 6. Sự cải thiện tầm vận động CSTL sau 7 ngày điều trị

  Nhóm

 

Mức độ

Nhóm I (n=15) Nhóm II (n=15)
TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

n (%) n (%) n (%) n (%)
Tốt 0 0 1 6,66 < 0,01 0 0 3 20,00 < 0,01
Khá 1 6,66 4 26,66 1 6,66 5 33,33
Trung bình 2 13,33 7 46,66 4 26,66 2 13,33
Kém 12 80,00 3 20,00 10 66,66 5 33,33
p                                      < 0,05

– Nhận xét: Sau 7 ngày điều trị tầm vận động CSTL của cả hai nhóm đều    tăng đáng kể với p < 0,01.

Bảng 7. Sự cải thiện tầm vận động CSTL sau 14 ngày điều trị

Nhóm

 

Mức

độ

Nhóm I (n=15) Nhóm II (n=15)
TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

TĐT SĐT p

TĐT/

SĐT

n (%) n (%) n (%) n (%)
Tốt 0 0 5 33,33 < 0,01 0 0 12 80,0 < 0,01
Khá 1 6,66 5 33,33 1 6,66 2 13,33
Trung bình 2 13,33 4 26,66 4 26,66 1 6,66
Kém 12 80,00 1 0 10 66,66 0 0
p                                    < 0,05

 

– Nhận xét:  Sau 14 ngày điều trị tầm vận động CSTL của cả hai nhóm đều tăng đáng kể với p < 0,01. Đặc biệt mức độ tốt của nhóm II tăng 80%, nhóm I tăng 33,33%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Zhang Y, Wang S  và một số tác giả khác. Điều này có thể giải thích như sau: trong công thức huyệt chúng tôi sử dụng các huyệt Thận du, Đại trường du, Giáp tích, Thứ liêu và Ủy trung  là các huyệt nằm cạnh  cột sống, sát các tổ chức đang bị co rút vì  vậy  khi châm có tác dụng giảm đau tốt, giúp cho độ giãn CSTL cũng như tầm vận động cột sống cải thiện nhanh chóng. Như vậy sự kết hợp phương pháp điện châm các huyệt này và k éo dãn cột sống không những có tác dụng làm giảm đau nhanh mà còn nhanh chóng khôi phục vận động CSTL.

5. Kết quả điều trị chung của hai nhóm

Bảng 8. Kết quả điều trị chung của hai nhóm sau 7;14  ngày điều trị

 

Nhóm

 

Mức

độ

Sau 7 ng ày Sau 14 ng ày
N. I (%) N.II (%)   N.I (%) N.II (%) p
Tốt 4 26,66 8 53,34   7 46,66 12 80,00 < 0,01
Khá 3 20,00 5 33,33   5 33,33 2 13,33
Trung bình 7 46,66 2 13,33   3 20,00 1 6,66
Kém 1 6,66 0 0   0 0 0 0

 

– Sau điều trị, cả hai nhóm đều đạt được kết quả cao, tỷ lệ khá, tốt đạt 79,99% ở nhóm I; 93,33% ở nhóm II sau 14 ngày điều trị. Tuy nhiên ở nhóm 1 có 1 BN sau điều trị 7 ngày các triệu chứng không giảm nhưng giảm dần và hết sau 14 ngày điều trị.

– Kêt quả điều trị ở nhóm II cao hơn nhóm một có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 ở cả hai thời điểm sau 7 ngày và sau 14 ngày điều trị.

IV.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1/Nghiên cứu trên 30 b ệnh nhân TVĐĐ cột sống thắt lưng, chúng t ôi thấy:  Điều trị thoát  vị  đĩa  đệm bằng điện châm kết hợp với kéo dãn cột sống cho kết quả tốt hơn điều trị bằng điện châm đơn thuần: Kết quả điều trị:  tốt đạt 80% ; khá đạt 13,33%. Tác dụng giảm đau nhanh: Ngưỡng đau sau điều trị tăng 445,7g/s ± 89,8g/s (K=1,41) cao hơn so với nhóm điện châm đơn thuần.Cải thiện tốt tầm vận động cột sống: đạt 93,33%.

2/ Đề nghị tiếp tục nghiên cứu và áp dụng  phác đồ :Điện châm huyệt: thận du,đại  tr ường  du, giáp  tích  L3,4,5; thứ  liêu kết  hợp  vơí  kéo  dãn  cột  sống  thắt  lưng  vào  điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Bảo Châu, Châm cứu học, NXB Yhọc Hà nội 1984, tr 215-240.

2.Nguyễn Tài Thu, Châm cứu chữa bệnh, NXB Yhọc Hà nội 1991,tr 65-78.

3.Bộ môn thần kinh, Học  viện Quân y, Lâm sàng thần kinh, NXB Q ĐND, 1994, tr122-137.

4. Bộ môn Y h ọc Cổ truyền, Học  viện Quân y,  YHCT biện chứng luận trị, thuốc nam châm

cứu chữa bệnh, NXB Q ĐND,2007, tr122-137