Xử trí động kinh đúng cách giúp ngăn chặn cơn co giật hiệu quả!

Xử trí động kinh đúng cách giúp ngăn chặn cơn co giật hiệu quả!

Cơn co giật, động kinh thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột và nếu không được sơ cứu kịp thời, người bệnh sẽ dễ gặp nguy hiểm, chấn thương, tai nạn, thậm chí là tử vong. Bởi vậy hiểu rõ cách xử trí động kinh là “chìa khóa” giúp người bệnh đảm bảo an toàn, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra trong cơn co giật.

Hướng dẫn xử trí động kinh trong các tình huống thường gặp

Khi gặp người bị co giật chúng ta cần phải thực sự bình tĩnh và áp dụng ngay các bước đơn giản để xử trí cơn động kinh, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, tránh mọi rủi ro, cụ thể theo từng tình huống như sau:

Xử trí động kinh, co giật xảy ra trên mặt đất

Đặt người bệnh nghiêng sang một bên (thường là bên trái) nhằm hạn chế chất nôn, đờm dãi chảy ngược vào thực quản gây ngạt đường thở.

Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh gây tổn thương cho người bệnh.

Đặt một cái gối mỏng dưới đầu người bệnh, sau đó nới lỏng cổ áo, cạp quần để họ cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn.

Ở bên cạnh người bệnh cho đến khi họ tỉnh lại, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn như nghe, nói, thở,… để chắc chắn người bệnh đã hồi phục.

Bước đầu tiên khi xử trí động kinh là đặt người bệnh nghiêng sang một bên

Xử trí động kinh khi người bệnh ngồi xe lăn

Nếu một người bị co giật khi họ đang ngồi xe lăn, xe đẩy, ghế hoặc ô tô bạn nên:

– Để người bệnh ngồi yên với dây an toàn.

– Dừng xe, cố định xe lăn, xe đẩy.

– Bảo vệ đầu của họ cho đến khi cơn co giật kết thúc.

– Nghiêng cơ thể người bệnh sang 1 bên để giúp thoát dịch trong miệng, tránh ngạt thở.

– Sau khi cơn động kinh kết thúc, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi.        

Xử trí động kinh, co giật xảy ra dưới nước

Co giật khi đang đi bơi, lặn dưới nước là tình trạng rất nguy hiểm, lúc này cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

– Đỡ phần đầu, mặt của người bệnh lên khỏi mặt nước nhằm giúp họ tránh bị sặc nước.

– Nghiêng đầu ra sau để đảm bảo người bệnh có thể thở dễ dàng hơn.

– Cố gắng đưa họ lên bờ khi ngừng co giật.

– Trong trường hợp cơn co giật không ngừng lại sau 5 phút, hãy tìm sự giúp đỡ từ người khác để đưa người bệnh ra khỏi nước tại nơi cạn nhất.

– Sử dụng phao cứu hộ nhằm giúp người bệnh nhanh chóng lên bờ.

Xử trí động kinh cần lưu ý đưa người bệnh ra khỏi mặt nước nhanh chóng

Khi nào cần ngay lập tức đưa người bệnh động kinh đến các cơ sở y tế?

Có những trường hợp nguy cấp bạn cần ngay lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh rủi ro có thể xảy ra:

– Cơn động kinh kéo dài trên 5 phút trở lên.

– Một cơn động kinh thứ 2 xảy ra ngay sau đó.

– Quá 5 phút sau khi cơn động kinh kết thúc mà người bệnh vẫn không thể trả lời, nói chuyện.

– Người bệnh bị khó thở hoặc ngưng thở.

– Đây là cơn động kinh đầu tiên của người bệnh.

– Cơn co giật, động kinh xảy ra khi người bệnh đi bơi.

Những sai lầm khi xử trí động kinh cần tránh

Khi xử trí cơn động kinh, chúng ta có thể gặp một số sai lầm khiến người bệnh gặp chấn thương, nguy hiểm như: 

– La hét, hoảng sợ khi thấy người bệnh co giật, động kinh.

– Tập trung vây quanh người bệnh khiến họ lo lắng, sợ hãi, khó thở.

– Đặt vật cứng vào miệng người bệnh có thể khiến họ tổn thương răng, chấn thương cơ hàm hoặc khó thở vì nuốt phải mảnh vụn do các vật cứng bị cắn vỡ.

– Kìm chế hoạt động, giữ chặt chân tay người bệnh khiến họ bị gãy xương, trật khớp, hung hăng, kích động hơn.

– Di chuyển khi người bệnh đang trong cơn co giật.

– Cho ăn uống ngay sau khi cơn co giật vừa kết thúc.

Biện pháp ngăn chặn cơn động kinh, co giật tái phát

Xử trí động kinh đúng cách để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro là rất cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn cả là người bệnh cần kiên trì điều trị, lựa chọn đúng giải pháp để ngăn chặn cơn co giật tái phát, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần.

Thuốc kháng động kinh

Thuốc tây vẫn là giải pháp bắt buộc trong điều trị động kinh. Tùy vào từng dạng động kinh, mức độ bệnh, độ tuổi,… mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống co giật khác nhau, chẳng hạn như Depakine, Carbamazepine, Phenobarbital, Keppra, Trileptal, Zarontin, Topamax,…

Mặc dù có thể giúp trên 70% người bệnh kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng và cải thiện tốt. Chưa kể đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, suy giảm chức năng gan – thận,… Bởi vậy người bệnh động kinh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc

Người bệnh động kinh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

Sản phẩm thảo dược tự nhiên

Cho đến nay sử dụng thảo dược trong điều trị động kinh, co giật được nhiều chuyên gia đánh giá cao, bởi tính an toàn và hiệu quả bền vững, lâu dài. Trong đó, Câu đằng, An tức hương là những thảo dược được nhiều chuyên gia Thần kinh hàng đầu quan tâm, nghiên cứu vì những lợi ích mang lại cho người bệnh động kinh.

Câu đằng (Uncaria Rhynchophylla): Nghiên cứu năm 2015 của các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy, hoạt chất Rhynchophylline có trong Câu đằng không chỉ có tác dụng an thần, trấn tĩnh, làm giảm kích thích thần kinh, mà còn thúc đẩy gia tăng nồng độ GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ cơn động kinh hiệu quả. Câu đằng còn có khả năng chống oxy hóa, ức chế quá trình chết đi của tế bào thần kinh, đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động sau cơn co giật.

An tức hương (Styrax tonkinense): Nghiên cứu năm 2011 bởi các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy chiết xuất từ An tức hương có tác dụng trấn kinh, an thần, giúp giảm cơn co giật hiệu quả. Ngoài ra thành phần tinh dầu trong thảo dược này còn có khả năng làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, giúp người bệnh động kinh kiểm soát cảm xúc, cơn co giật tốt hơn.

Hiện nay, bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương này đã được kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, ứng dụng trong dòng sản phẩm hỗ trợ với tên gọi cốm Egaruta mang đến tác động kép vừa  trấn tĩnh hệ thần kinh vừa bổ não, nhờ đó giúp:

Cốm Egaruta – Giải pháp hàng đầu cho người bệnh động kinh

Hiệu quả và mức độ an toàn của cốm Egaruta cũng đã được minh chứng qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện năm 2017, tại bệnh viện Quân Y 103. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Chương tại video sau để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta:

Nghiên cứu chứng minh tác dụng của cốm Egaruta với người bệnh động kinh

Và thực tế đã có hàng ngàn người bệnh động kinh kiểm soát tốt cơn co giật, sức khỏe cải thiện tốt nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta mỗi ngày. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.

Hiểu rõ về cách xử trí động kinh giúp đảm bảo an toàn, tránh mọi rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra trong cơn co giật. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiên trì điều trị để kiểm soát bệnh động kinh hiệu quả, ngăn chặn cơn co giật tái phát. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 0987.45.49.48 để được tư vấn nhanh nhất!

Dược sĩ Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/epilepsy/about/first-aid.htm#:~:text=These%20are%20general%20steps%20to,happened%20in%20very%20simple%20terms.

https://epilepsyqueensland.com.au/about-epilepsy-epilepsy-queensland/seizure-first-aid/first-aid-for-seizures-in-water/

https://www.webmd.com/epilepsy/epilepsy-seizure-what-to-do-in-an-emergency-