Viêm bàng quang: Dấu hiệu nhận biết và cách trị dứt điểm!

Viêm bàng quang: Dấu hiệu nhận biết và cách trị dứt điểm!

Viêm bàng quang là bệnh lý phổ biến chiếm khoảng 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù có thể chữa khỏi nhưng bệnh lại dễ tái phát chỉ sau một thời gian ngắn kèm theo nhiều biểu hiện bất tiện và nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách trị, bạn mới có thể nhanh chóng thoát khỏi chứng bệnh này.

Viêm bàng quang là bệnh gì?

Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây viêm, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và dễ bị kích thích, gây rối loạn hoạt động bài xuất nước tiểu của cơ thể. Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn là nam giới.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm bàng quang

Dưới đây là một số biểu hiện của viêm bàng quang bạn nên chú ý để nhận biết ngay:

– Tiểu buốt, tiểu nóng, tiểu đau là cảm giác đau buốt, nóng rát hoặc “châm chích” khiến người bệnh không dám đi tiểu.

– Buồn đi tiểu liên tục, nhưng mỗi lần chỉ tiểu ra một lượng nước rất ít.

– Đau tức bụng dưới và vùng xương chậu.

– Nước tiểu có màu sẫm, đục hoặc có mùi hôi khó chịu.

– Đau khi quan hệ tình dục.

– Bị chuột rút ở lưng hoặc bụng.

– Người mệt mỏi, chán nản, lo lắng, sốt nhẹ.

Đối với trẻ em, khi bị viêm bàng quang trẻ thường có biểu hiện tè dầm vào ban ngày, chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc và sốt không rõ nguyên nhân. Còn đối với những người già, người bị suy giảm nhận thức và người có đặt ống thông tiểu, biểu hiện viêm bàng quang thường gặp là dễ bị kích động, bối rối, mê sảng, đái dầm nhiều hơn, hay bị rùng mình, run rẩy.

Người bệnh viêm bàng quang thường bị đau vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Đa phần các trường hợp viêm bàng quang là do vi khuẩn E.Coli gây ra. Loại vi khuẩn này thường khu trú ở đường tiêu hóa nhưng có thể xâm nhập từ hậu môn qua niêu đạo và di chuyển theo đường tiết niệu đến bàng quang gây viêm. Ở phụ nữ đường niệu đạo ngắn và gần hậu môn hơn, vì thế đây là lý do khiến họ dễ bị viêm bàng quang hơn nam giới.

Bên cạnh đó, có những trường hợp viêm bàng quang nhưng không thể xác định được nguyên nhân chính xác, tình trạng này được gọi là viêm bàng quang kẽ, khó điều trị hơn rất nhiều so với vêm bàng quang thông thường.

Ngoài ra, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây viêm bàng quang bao gồm:

– Xạ trị vùng xương chậu, sử dụng thuốc hóa trị như cyclophosphamide, ifosfamide

– Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài.

– Mẫn cảm với các hóa chất có trong những sản phẩm vệ sinh như sữa tắm, xà phòng ngâm bồn tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ,…

– Biến chứng của các bệnh lý như đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương tủy sống, HIV, ung thư,…

– Quan hệ tình dục không an toàn, nhất là khi một trong hai người bị viêm bàng quang.

– Sử dụng các biện pháp tránh thai như màng chắn có chứa chất diệt tinh trùng, vòng tránh thai ở nữ giới,…

– Đang mang thai hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh.

– Vệ sinh không sạch sẽ, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, việc ít thay băng vệ sinh cũng có thể gây viêm bàng quang.

– Dùng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo sẽ khiến hệ vi khuẩn bị mất cân bằng và có thể gây viêm bàng quang.

Viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Bệnh viêm bàng quang nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

Viêm bàng quang xuất huyết: Khi viêm bàng quang trở nặng, người bệnh sẽ đi tiểu ra máu, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu máu.

– Viêm bàng quang mạn tính: Viêm cấp tính có thể chuyển thành viêm mạn tính tái phát nhiều lần với nhiều biểu hiện gây khó chịu, phiền toái.

– Bàng quang tăng hoạt: Viêm bàng quang kéo dài hoặc tái phát nhiều lần dẫn đến biến chứng trên thành bàng quang, thần kinh bàng quang, khiến bàng quang tăng kích thích, đi tiểu nhiều lần hơn.

– Nhiễm trùng thận và suy thận: Vi khuẩn trong bàng quang có thể di chuyển ngược theo đường niệu quản lên thận và gây nhiễm trùng thận. Lâu dần có thể gây tổn thương thận, dẫn đến suy thận.

– Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn gây viêm bàng quang có thể di chuyển vào máu gây tình trạng nhiễm trùng toàn thân, rất nguy hiểm.

– Vô sinh, hiếm muộn: Đối với nam giới bị viêm bàng quang có thể cản trở đường xuất tinh, nhiễm trùng lây lan sang cơ quan sinh dục như tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh,… và làm giảm khả năng sinh sản, nguy cơ hiếm muộn cao. Còn với nữ giới viêm bàng quang có thể làm giảm ham muốn và khả năng tình dục.

Viêm bàng quang có thể gây nhiễm trùng thận, suy thận nếu không được điều trị tốt

Các phương pháp điều trị viêm bàng quang phổ biến hiện nay

Phác đồ điều trị viêm bàng quang theo nguyên nhân

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm bàng quang, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị cần kết hợp kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ bằng thuốc tây y hoặc can thiệp phẫu thuật, cụ thể như sau:

Viêm bàng quang do vi khuẩn

Kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra. Những thuốc được sử dụng phổ biến nhất là amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim.

– Viêm bàng quang lần đầu: Người bệnh dùng kháng sinh 3 ngày – 1 tuần dù cho các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong 1 – 2 ngày.

– Nhiễm trùng tái phát: Người bệnh phải dùng kháng sinh trong thời gian dài hơn (15 – 20 ngày)

– Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: Trường hợp này điều trị phức tạp hơn do vi khuẩn đa số đều kháng thuốc.

– Đối với phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có thể phải dùng thêm các thuốc estrogen dạng kem.

Viêm bàng quang kẽ

Vì nguyên nhân gây ra tình trạng viêm bàng quang kẽ không rõ ràng nên bác sĩ thường lựa chọn phương pháp giúp làm giảm triệu chứng:

– Thuốc giãn bàng quang và thuốc giảm đau để giảm biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt,…

– Sử dụng xung điện có cường độ thấp để kích thích dây thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang giúp làm giảm biểu hiện tiểu nhiều lần, tiểu đau,…

Viêm bàng quang gây ra bởi các nguyên nhân khác

– Viêm bàng quang do hóa chất: Tránh dùng các loại hóa chất gây viêm để giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát.

– Viêm bàng quang do xạ trị hoặc do thuốc: Dùng thuốc để giảm các triệu chứng hoặc uống nhiều nước để đào thải các chất gây kích thích bàng quang.

– Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh mạn tính khác: Điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng và tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Giải pháp thảo dược giúp trị viêm bàng quang hiệu quả

Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng viêm bàng quang lại là bệnh lý dễ tái phát. Bởi vậy bên cạnh việc dùng thuốc tây theo đúng chỉ định, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp dùng viên uống Stonebye để nhanh chóng giảm viêm và tăng cường sức khỏe đường tiết niệu, ngăn chặn nguy cơ tái phát hiệu quả.

Nhờ sự kết hợp từ 7 vị thảo dược quý Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Cỏ nhọ nồi, Râu ngô, Hoàng bá, Stonbye giúp tác động tận gốc căn nguyên, mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người bệnh viêm bàng quang mà không phải sản phẩm nào cũng đạt được:

Ngay từ khi có mặt trên thị trường, Stonebye đã được nhiều chuyên gia tiết niệu đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn. Cùng lắng nghe những nhận định khách quan của PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương) về Stonebye tại video sau:

Nhận định của chuyên gia về lợi ích của Stonebye

Viên uống Stonebye là giải pháp hỗ trợ chuyên sâu được hàng ngàn người bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu tin dùng và phản hồi tích cực. Đa phần người bệnh đều chia sẻ chỉ sau 2 – 3 tuần hết hẳn các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nóng,… và vi khuẩn cũng nhanh chóng được đào thải ra ngoài.

Viêm bàng quang hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Bởi vậy ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ viêm bàng quang, hãy đi khám sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh. Để được tư vấn trực tiếp về giải pháp thảo dược Stonebye, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0987.45.49.48, chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/cystitis/

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/what-is-cystitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/symptoms-causes/syc-20371306