Cùng ECO Pharma tìm hiểu việc uống vitamin B6 gây mất ngủ và những lưu ý để dùng vitamin B6 đúng cách qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về vitamin B6
Vitamin B6 là một loại vitamin tan trong nước cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate cũng như trong việc hình thành hồng cầu và các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và GABA.
Loại vitamin này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm; hỗ trợ sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ Alzheimer; ngăn ngừa và điều trị thiếu máu thông qua việc hỗ trợ sản xuất hemoglobin; hỗ trợ điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS); cải thiện tình trạng buồn nôn trong thai kỳ, bảo vệ mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa ung thư và tắc nghẽn mạch máu từ đó giảm nguy cơ bệnh tim.
Ở trong cơ thể, vitamin B6 được hấp thu tại đoạn hỗng tràng. Các dạng phosphoryl hóa của vitamin sẽ được khử phosphate, sau đó vitamin B6 tự do được hấp thu qua khuếch tán thụ động. Cơ thể không thể tự sản xuất vitamin B6, do đó bạn cần bổ sung từ thực phẩm hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng.
Cơ chế tác động của vitamin B6 đến giấc ngủ
Vitamin B6 là coenzym thiết yếu trong quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Cụ thể:
- Serotonin: Vitamin B6 giúp chuyển hóa tryptophan thành serotonin. Đây là một hormone điều hòa tâm trạng và giấc ngủ, đồng thời là tiền chất để sản xuất melatonin - hormone chủ chốt trong kiểm soát chu kỳ ngủ thức.
- Melatonin: Vitamin B6 tham gia gián tiếp vào quá trình tổng hợp melatonin từ serotonin, giúp thúc đẩy cảm giác buồn ngủ và điều hòa nhịp sinh học.
- Gamma-aminobutyric acid (GABA): Vitamin B6 cũng tham gia vào quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, giúp giảm hoạt động của não bộ, tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng và điều hòa các giai đoạn REM và NREM của giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng ngủ.
Vitamin B6 có khả năng giảm các cytokine gây viêm như IL-1β, TNF-α và IL-6, vốn được biết là có liên quan đến rối loạn giấc ngủ và tăng stress oxy hóa. Nhờ đó, vitamin B6 giúp giảm viêm và bảo vệ hệ thần kinh và góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung vitamin B6 có thể làm tăng khả năng nhớ lại giấc mơ mà không ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Điều này có liên quan đến vai trò của vitamin B6 trong việc tăng tổng hợp serotonin và melatonin cũng như ảnh hưởng đến các giai đoạn REM, giai đoạn giấc mơ thường xảy ra nhiều nhất.
Vitamin B6 có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nhờ việc tham gia và quá trình tổng hợp các hormone và chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để kích thích giấc ngủ. Thiếu hụt vitamin B6 khiến quá trình tổng hợp các chất này bị suy giảm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Tuy vậy, sử dụng vitamin B6 với liều dùng cao có thể dẫn đến dư thừa serotonin và melatonin, gián tiếp gây kích thích thần kinh và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Vitamin B6 gây mất ngủ không? Vitamin B6 tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ nhưng do dùng quá liều có thể gây mất ngủ.
Uống vitamin B6 gây mất ngủ không?
Vitamin B6 gây mất ngủ không? Trên thực tế, vitamin B6 không trực tiếp gây mất ngủ nếu dùng đúng liều vì vitamin B6 là yếu tố tăng sản xuất hai hormone quan trọng trong điều hòa giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ như serotonin và melatonin.
Tuy vậy, trong một số trường hợp thì vitamin B6 có thể góp phần gây mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ nếu:
- Dùng liều cao (>100mg/ngày) kéo dài: Vitamin B6 liều cao có thể gây kích thích thần kinh trung ương, dẫn đến khó ngủ hoặc mất ngủ. Một số báo cáo cho thấy sử dụng vitamin B6 liều cao trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như bồn chồn, khó ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
- Uống sát giờ đi ngủ, làm kích thích hệ thần kinh: Vitamin B6 có thể làm tăng hoạt động của hệ thần kinh do tham gia vào tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine. Do đó, nếu uống vitamin B6 sát giờ đi ngủ có thể gây kích thích thần kinh và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Tương tác với thuốc: Vitamin B6 có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc điều trị ung thư, làm thay đổi khả năng hấp thu hoặc chuyển hóa của vitamin B6 và thuốc. Những tương tác này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, vitamin B6 gây mất ngủ nếu bạn sử dụng không đúng liều lượng và cách dùng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Cách sử dụng vitamin B6 không gây mất ngủ
Để tận dụng tối đa lợi ích của vitamin B6 trong cải thiện sức khỏe mà không gây mất ngủ, bạn cần chú ý đến liều lượng và thời điểm sử dụng phù hợp. Sau đây những lưu ý khi để hạn chế việc vitamin B6 gây mất ngủ hiệu quả và an toàn.
1. Liều lượng
Liều lượng vitamin B6 không gây mất ngủ được khuyến cáo cho người lớn khoảng 1.3mg - 2mg mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Sử dụng quá 100mg/ngày có thể gây ra các tác dụng phụ như kích thích hệ thần kinh, dẫn đến mất ngủ và rối loạn giấc ngủ.
Để có liều dùng phù hợp và an toàn cho bản thân, bạn nên gặp bác sĩ để được chỉ định liều lượng phù hợp; Tránh tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
2. Thời điểm
Thời điểm uống vitamin B6 gây mất ngủ hay không rất quan trọng do đây là thành phần thúc đẩy sản xuất các chất điều hòa giấc ngủ và kích thích hệ thần kinh. Theo đó, bạn nên uống vào buổi sáng hoặc đầu ngày để vitamin B6 phát huy tác dụng tăng cường năng lượng hỗ trợ chuyển hóa, tránh gây kích thích vào ban đêm.
Trong một số trường hợp, người dùng có thể kết hợp vitamin B6 với magie và kẽm trước khi đi ngủ nhằm hỗ trợ giấc ngủ sâu và tăng chất lượng giấc ngủ REM; Tránh uống vitamin B6 sát giờ đi ngủ vì có thể gây tỉnh táo, khó ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ hoặc mất ngủ.
Sử dụng vitamin B6 vào buổi sáng phát huy tác dụng tăng cường năng lượng hỗ trợ chuyển hóa, tránh gây kích thích vào ban đêm.
Những lưu ý khi sử dụng vitamin B6
Những vấn đề cần chú ý nhằm tránh việc vitamin B6 gây mất ngủ:
- Tuân thủ đúng liều lượng vitamin B6 theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng quá 100mg/ngày ở người trưởng thành. Đối tượng bị suy thận, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai cần thận trọng và sử dụng vitamin B6 theo chỉ định.
- Sử dụng vitamin B6 liều cao có thể gây tổn thương dây thần kinh, gây tê, ngứa, yếu cơ, mất cảm giác ở tay chân và mất kiểm soát vận động nếu lạm dụng trong thời gian dài.
- Vitamin B6 có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống động kinh (phenytoin, phenobarbital) và thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, làm giảm hiệu quả thuốc hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra, vitamin B6 có thể gây phát ban hoặc tăng nhạy cảm da với ánh nắng khi dùng cùng thuốc amiodarone.
Cải thiện mất ngủ cho người dùng vitamin B6 sai cách
Khi người dùng sử dụng vitamin B6 sai cách dẫn đến mất ngủ, điều cần làm đầu tiên là ngưng sử dụng vitamin và theo dõi phản ứng của cơ thể nhằm xác định xem vitamin B6 gây mất ngủ có phải là nguyên nhân chính hay không. Việc này giúp loại bỏ những tác động kích thích thần kinh do dùng quá liều hoặc dùng sát giờ đi ngủ, từ đó đưa cơ thể trở lại trạng thái cân bằng.
Nếu tình trạng mất ngủ được cải thiện sau khi ngưng sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng vitamin B6 phù hợp với thể trạng. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khả năng tương tác thuốc của vitamin B6 với những loại thuốc bạn đang dùng. Ngoài ra, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ song song với bổ sung vitamin B6 cũng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả.
Dưới đây là những mẹo dễ ngủ mà bạn có thể tham khảo:
- Thiết lập thói quen ngủ - thức đúng giờ mỗi ngày giúp cơ thể ổn định nhịp sinh học tự nhiên. Thói quen này giúp não bộ tự động phát tín hiệu buồn ngủ và thời điểm đi ngủ quen thuộc, giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ.
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng cũng là cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn nên dùng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ, nhiệt độ phòng ngủ khoảng 25°C - 27°C và chăn nệm êm ái nhằm tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ. Trước khi ngủ, bạn cần tránh sử dụng thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh có thể ức chế sản xuất melatonin, gây khó ngủ.
- Thư giãn cơ thể bằng các bài tập giãn cơ nhẹ, thiền, hít thở sâu hoặc nghe nhạc nhẹ giúp an thần và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Chế độ dinh dưỡng, đầy đủ dưỡng chất và đặc biệt bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin B6 như cá hồi, cá ngừ, thịt bò, trứng, chuối, cải bó xôi, cà rốt, các loại hạt để hỗ trợ hệ thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Tránh sử dụng caffeine, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gần giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể uống các loại trà thảo mộc không chứa caffeine giúp an thần và dễ ngủ.
- Bổ sung các tinh chất từ thiên nhiên cũng là một lựa chọn hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Chẳng hạn, chiết xuất Blueberry từ quả việt quất và Ginkgo Biloba từ lá bạch quả đã được chứng minh có khả năng cải thiện tuần hoàn máu não. Những hoạt chất này giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và thúc đẩy lưu thông máu lên não, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ sâu và phục hồi.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B6 hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ.
Vitamin B6 gây mất ngủ trong trường hợp người dùng sử dụng sai thời điểm và quá liều lượng thông thường. Nếu sử dụng đúng cách, vitamin B6 không những hỗ trợ cải thiện giấc ngủ mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tật. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng vitamin B6 phù hợp với bạn thân, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.