Hãy cùng Công ty CP Dược phẩm ECO Pharma tìm hiểu sâu thêm về tình trạng thức trắng một đêm và những biện pháp phòng ngừa hoặc cải thiện qua bài viết sau.
Thức trắng 1 đêm là như thế nào?
Thức trắng một đêm là trạng thái thức suốt cả một đêm, từ tối hôm trước đến sáng hôm sau mà không ngủ một chút nào. Thức trắng một đêm do chủ động thức (ví dụ như thức để làm việc, xem phim) hoặc do bị rối loạn giấc ngủ xuất phát từ căng thẳng, đau bệnh, rối loạn nội tiết, thiếu chất hoặc tuổi già.
Về mặt sinh học, giấc ngủ thông thường gồm các chu kỳ NREM và REM xen kẽ nhau, trong đó các giai đoạn ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi. Mất ngủ 1 đêm có sao không? Khi mất ngủ 1 đêm kiểu thức trắng, khả năng phục hồi của cơ thể sẽ giảm sút dẫn đến mệt mỏi, uể oải, căng thẳng, giảm trí nhớ và khả năng tập trung, phản xạ chậm chạp. Nếu không ngủ 1 ngày (mất ngủ 1 đêm và ban ngày cũng không ngủ) sẽ gây ra tình trạng kiệt sức, không tỉnh táo, nguy hiểm khi lái xe hoặc làm việc bằng máy móc.
Nguyên nhân thức trắng 1 đêm
Thức trắng 1 đêm có thể do chủ động thức đêm để làm việc, học tập, xem phim, đi chơi đêm. Ngoài nguyên nhân này, các nguyên nhân thức trắng 1 đêm thường là do:
- Thói quen làm việc đêm: Tính chất bắt buộc của công việc phải thức đêm sẽ dẫn đến nhịp sinh học bị đảo lộn. Kể cả khi không bắt buộc phải làm việc đêm nữa, bạn cũng khó để ngủ vào ban đêm và bị thức trắng cả đêm. Ví dụ các nhân viên quán bar, vũ trường sau khi nghỉ việc, phải mất một thời gian dài nhịp sinh học mới được thiết lập trở lại và có thể ngủ ngon vào ban đêm.
- Ngủ quá nhiều vào ban ngày: Ngủ quá nhiều vào ban ngày, đặc biệt là ngủ một giấc chiều tối kéo dài, ban đêm đầu óc tỉnh táo, bạn có thể sẽ thức đến sáng mà không cảm thấy buồn ngủ.
- Lo lắng, đau buồn, nhung nhớ: Tâm trạng lo lắng có thể khiến bạn hồi hộp, thấp thỏm và không thể thư giãn để ngủ. Ví dụ như lo lắng phải giải trình kết quả công việc kém với cấp trên vào sáng ngày mai; hoặc người thân qua đời gây ra đau buồn quá mức khiến bạn khóc cả đêm không ngủ.
- Nạp nhiều caffeine: Caffeine mất 6 giờ để được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Nếu bạn uống cà phê hoặc trà đặc vào trước giờ đi ngủ có thể gây thức trắng một đêm. Ngoài ra, thói quen ăn đêm cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Tâm trạng căng thẳng và lo lắng có thể khiến bạn hồi hộp, thấp thỏm và thậm chí mất ngủ 1 đêm.
Thức trắng 1 đêm có sao không?
Mất ngủ 1 đêm có sao không? Sau 1 đêm không ngủ, các hormone căng thẳng gồm cortisol và adrenaline sẽ tăng cao bù đắp cho sự mệt mỏi, đồng thời giúp cơ thể đủ tỉnh táo để tiếp tục sinh hoạt thường ngày. Tuy vậy, tình trạng này khiến khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp bị suy giảm nghiêm trọng do một số vùng trong não tạm thời ngưng hoạt động.
Trên thực tế, việc thức liên tục trong 24 giờ (không ngủ 1 ngày) sẽ gây ra các ảnh hưởng về nhận thức tương đương với khi có nồng độ cồn trong máu là 0,10%. Tình trạng này làm gia tăng khả năng tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Các nghiên cứu cho thấy, sau 24 giờ thiếu ngủ, con người bắt đầu cảm thấy lo âu hoặc bồn chồn hơn. Càng thiếu ngủ lâu, hiệu suất làm việc và học tập càng giảm sút, dẫn đến tăng nguy cơ mắc lỗi và khó nhận biết đúng các tín hiệu xã hội.
Ngoài ra, sau một đêm không ngủ, nhiều người có thể nhận thấy thay đổi trong khả năng thị giác. Ví dụ như khó khăn trong việc ước lượng độ sâu, hình dạng và kích thước thực tế của các vật thể. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc, lái xe hoặc xử lý các tình huống hàng ngày. Việc thiếu ngủ cũng làm rối loạn nhịp độ sinh học tự nhiên của cơ thể, ảnh hưởng đến các hormone điều hòa như hormone phát triển, hormone điều hòa cảm giác thèm ăn, hormone chuyển hóa năng lượng và hoạt động của hệ miễn dịch.
Mất ngủ 1 đêm có sao không? Tình trạng này ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Lúc này khả năng tập trung, xử lý tình huống bị suy giảm, đồng thời làm rối loạn các chức năng bên trong cơ thể và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Không ngủ trong bao lâu thì nguy hiểm?
Việc thức trắng 1 đêm có sao không có những tác động tiêu cực đến chất lượng sống, sức khỏe tổng thể, cảm xúc và nhận thức của một người trong ngắn hạn.
Vậy thì không ngủ bao lâu thì nguy hiểm? Phần lớn các trường hợp, mức độ nguy hiểm thường biểu hiện dựa trên thời gian thức liên tục của mỗi người, cụ thể:
1. Không ngủ trong 36 giờ
Mặc dù mỗi người có thể phản ứng với tình trạng thiếu ngủ theo cách khác nhau, nhưng việc không ngủ trong 36 giờ là không an toàn. Cơ thể sẽ bị căng thẳng nghiêm trọng dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, giảm tốc độ trao đổi chất và rối loạn toàn diện. Một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm phản xạ chậm, nói lắp, run tay, căng cơ, dễ cáu gắt và kích động. Tất cả các triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng hơn và bạn có thể gặp thêm các vấn đề như:
- Thay đổi tâm trạng thất thường
- Giảm khả năng tập trung
- Rối loạn điều hòa thân nhiệt
- Thay đổi cảm giác thèm ăn
Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính trong tương lai.
Thức 36 giờ liên tục sẽ làm suy giảm khả năng tập trung.
2. Không ngủ trong 48 giờ
Ngoài các triệu chứng về cảm xúc, nhận thức, thể chất và sức khỏe tinh thần, những người không ngủ trong 48 giờ có thể gặp các hội chứng rối loạn giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại (depersonalization/derealization). Những triệu chứng này gây ra sự rối loạn trong cách bạn cảm nhận chính mình và thế giới xung quanh.
Các triệu chứng khác của việc thiếu ngủ trong 48 giờ bao gồm:
- Rối loạn thính giác, chẳng hạn như không xác định được nguồn gốc âm thanh
- Trầm cảm
- Khó hình thành suy nghĩ và câu hoàn chỉnh
- Cảm giác như đang ở bên ngoài cơ thể
- Dễ cáu gắt
- Giảm trí nhớ
- Dao động giữa trạng thái thờ ơ và phấn khích quá mức
Những triệu chứng này có thể khiến người bệnh mất khả năng giao tiếp, phản ứng xã hội kém và dễ gặp nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm cho người khác.
3. Không ngủ suốt 72 giờ
Sau 72 giờ không ngủ, các triệu chứng thiếu ngủ và tình trạng kiệt sức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Việc thức liên tục trong 72 giờ gây ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và chức năng nhận thức của con người. Trong một nghiên cứu năm 2015, hai phi hành gia đã gặp phải tình trạng suy giảm chức năng nhận thức, tăng nhịp tim và giảm cảm xúc tích cực sau khi thức suốt 72 giờ.
Một số tác động khi không ngủ trong 72 giờ như:
- Kiệt sức cực độ
- Khó thực hiện nhiều việc cùng lúc
- Suy giảm nghiêm trọng khả năng tập trung và trí nhớ
- Hoang tưởng hoặc cảm giác bị đe dọa vô lý
- Tâm trạng chán nản, u uất
- Giao tiếp khó khăn với người khác
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài ở mức độ này mối đe dọa đối với sức khỏe tâm thần, đặc biệt nếu không được phục hồi bằng giấc ngủ đầy đủ sau đó.
Thức liên tục 72 giờ có thể khiến tâm trạng của bạn chán nản và u uất.
Nên làm gì sau 1 đêm thức trắng?
Sau một đêm thức trắng cơ thể sẽ mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu, buồn ngủ mà không thể ngủ. Để tỉnh táo và giảm các triệu chứng mất ngủ, có một số biện pháp có thể hữu ích.
Làm gì sau 1 đêm thức trắng? Sau khi mất ngủ 1 đêm, ban ngày bạn nên ngủ bù nếu có điều kiện để cơ thể phục hồi. Nếu phải làm việc, bạn nên tranh thủ ngủ giấc trưa và buổi tối nên đi ngủ sớm hơn.
Và để có thể tỉnh táo và đủ năng lượng để làm việc, bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Tiếp xúc với ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên có khả năng ức chế quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone điều chỉnh chất lượng giấc ngủ. Việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên sau khi thức dậy cũng báo hiệu cho não bộ biết rằng đã qua thời gian ngủ, kích thích cơ thể tỉnh táo hơn vào ban ngày sau khi mất ngủ 1 đêm.
Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên giúp cơ thể tỉnh táo hơn.
2. Nạp bữa sáng giàu năng lượng
Làm gì sau 1 đêm thức trắng? Bữa sáng giàu năng lượng với các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe mạnh và tỉnh táo hơn. Sau khi trải qua 1 đêm thức trắng, bạn nên ăn một bữa sáng có trái cây tươi và thực phẩm giàu năng lượng như trứng gà, sữa, ngũ cốc.
3. Uống cà phê
Cà phê hoặc trà sẽ giúp bạn tỉnh táo để làm việc, hãy uống một ly ngay sau bữa ăn sáng. Nhưng để không mất ngủ vào ban đêm, từ giữa buổi chiều bạn không nên uống thêm.
4. Uống nước lạnh
Bất cứ khi nào cơn buồn ngủ ập đến, uống một ly nước lạnh sẽ giúp bạn tỉnh táo ngay lập tức. Hãy thử các đồ uống lạnh lành mạnh như nước lọc, nước ép trái cây. Nước dừa lạnh cũng tốt để cung cấp năng lượng và duy trì sự tỉnh táo.
5. Tập thể dục ngay khi bước ra khỏi giường
Sau khi thức trắng một đêm, thay vì vật vã trên sofa chờ đến giờ đi làm, bạn nên bước ra ngoài trời đi bộ, hoặc chạy. Vận động giúp cơ thể nóng lên, tuần hoàn máu não tốt sẽ giúp giảm cảm giác tê bì, đau đầu và không tỉnh táo do mất ngủ.
Vận động nhẹ nhàng sau khi mất ngủ 1 đêm giúp cơ thể tỉnh táo, thư giãn và thoải mái hơn.
Thức trắng 1 đêm có sao không, như vậy cần nhớ là tình trạng này không tốt cho sức khỏe, nếu kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề về tâm thần và bệnh tật, đặc biệt nguy cơ đột quỵ. Bạn không nên chủ động thức trắng đêm vì bất kỳ lý do gì, còn nếu bị thức trắng cả đêm kéo dài mà không phải do ý muốn, hãy đến bệnh viện thăm khám sớm. Bên cạnh đó, bổ sung những tinh chất thiên nhiên hỗ trợ thần kinh - não bộ như Blueberry và Ginkgo Biloba sẽ cải thiện các vấn đề về giấc ngủ.