Cùng ECO Pharma tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu nguyên nhân, các dạng và cách điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Theo Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD) lần thứ 10 (ICD-10), rối loạn giấc ngủ không thực tổn là nhóm rối loạn giấc ngủ do các yếu tố tâm lý (như căng thẳng, lo âu, trầm cảm) và môi trường ngủ, thói quen ngủ không lành mạnh. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn được ICD-10 mã hóa ở nhóm F51.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn F51 là nhóm rối loạn giấc ngủ không phải do chất hoặc tình trạng sinh lý đã biết.

Nhóm F51 bao gồm:

  • 01 - Mất ngủ nguyên phát
  • 02 - Điều chỉnh chứng mất ngủ
  • 03 - Mất ngủ nghịch lý
  • 04 - Mất ngủ tâm lý sinh lý
  • 05 - Mất ngủ do rối loạn tâm thần khác
  • 09 - Mất ngủ khác không phải do chất hoặc tình trạng sinh lý đã biết
  • 1 - Ngủ nhiều không phải do một chất nào đó hoặc tình trạng sinh lý nào đó
  • 11 - Ngủ rũ nguyên phát
  • 12 - Hội chứng thiếu ngủ
  • 13 - Ngủ nhiều do rối loạn tâm thần khác
  • 19 - Các chứng ngủ rũ khác không phải do chất hoặc tình trạng sinh lý đã biết
  • 3 - Mộng du
  • 4 - Cơn ác mộng khi ngủ (nỗi kinh hoàng ban đêm)
  • 5 - Rối loạn ác mộng
  • 8 - Các rối loạn giấc ngủ khác không phải do chất hoặc tình trạng sinh lý đã biết
  • 9 - Rối loạn giấc ngủ không phải do chất hoặc tình trạng sinh lý đã biết, không xác định

Mất ngủ không thực tổn là tình trạng không đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng giấc ngủ kéo dài trong một khoảng thời gian. Biểu hiện bao gồm mất ngủ, ngủ quá nhiều, khó đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ, rối loạn nhịp ngủ thức, ngủ không đủ giấc hoặc thức dậy sớm, ác mộng, mộng du, cảm thấy không sảng khoái sau khi ngủ. Cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, suy nhược, căng thẳng, cáu kỉnh, khó tập trung vào công việc, học tập.

Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống, tăng nguy cơ tai nạn và làm trầm trọng thêm các vấn đề tâm lý, nguy cơ cao mắc các bệnh lý về thần kinh - não bộ như các rối loạn tâm thần (lo âu, trầm cảm), đau đầu, sa sút trí tuệ và tai biến mạch máu não.

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở dân số nói chung dao động từ 3.9% - 45.0% trên toàn thế giới. Bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn hiện nay khá phổ biến, đặc biệt ở giới trẻ, người thường xuyên làm việc ca đêm hoặc thức khuya. Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 - 9 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu bị mất ngủ không thực tổn, người bệnh sẽ ngủ ít và khó ngủ hơn.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn F51 là do:

  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, chấn động tâm lý, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Khi cơ thể và tâm trí ở trạng thái căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm được kích hoạt, dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, gây khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ sâu.
  • Rối loạn nhịp sinh học: Người có lịch trình làm việc không ổn định, thay đổi múi giờ làm việc liên tục, thường xuyên làm việc ca đêm khiến nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn, gây ra tình trạng mệt mỏi và khó ngủ.
  • Thói quen ngủ không lành mạnh: Thường xuyên ăn đêm, sử dụng chất kích thích, dùng điện thoại trước giờ đi ngủ, tập luyện thể dục cường độ cao, ngủ trưa quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
  • Môi trường ngủ: Phòng ngủ quá ồn, chật, ánh sáng mạnh, nhiệt độ không thích hợp, chăn gối không thoải mái góp phần dẫn đến tình trạng khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu. Ngoài ra, thay đổi nơi ở liên tục cũng là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn.

Tuy nhiên, mất ngủ không thực tổn cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như ảnh hưởng từ bệnh lý tim mạch, hô hấp, hạ đường huyết, cushing, cường giáp, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tuổi tác, rối loạn tâm thần, khí sắc, hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn F51 chủ yếu do yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu, môi trường ngủ và thói quen ngủ không lành mạnh.

Một số dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn F51 đặc trưng

Trong nhiều trường hợp, rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng của một dạng rối loạn giấc ngủ khác. Những rối loạn này thường liên quan đến căng thẳng, rối loạn tâm thần hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Mỗi dạng sẽ có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng.

Sau đây là các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn F51 đặc trưng nhất:

1. Mất ngủ không thực tổn

Bệnh mất ngủ không thực tổn là loại rối loạn giấc ngủ không phải do nguyên nhân bệnh lý thực thể như tim mạch, hô hấp, nội tiết, thần kinh, sử dụng chất kích thích hoặc thuốc. Đây cũng không phải là triệu chứng của bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực. Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình, khó ngủ lại, thức dậy sớm hoặc cảm thấy không sảng khoái, tỉnh táo sau khi thức dậy; ban ngày mệt mỏi, khó tập trung và suy giảm chức năng hoạt động.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn này xảy ra ít nhất ba lần một tuần trong ít nhất một tháng, tổng thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày.

2. Ngủ nhiều không thực tổn

Ngủ nhiều không thực tổn đặc trưng bởi tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày hoặc không cưỡng lại được các cơn buồn ngủ, khó khăn trong việc duy trì sự tỉnh táo sau khi thức dậy. Các biểu hiện này không phải do ngủ không đủ giấc. Thời gian ngủ trên 10 giờ mỗi ngày nhưng người bệnh vẫn có cảm giác buồn ngủ trong ít nhất một tháng hoặc tái phát trong khoảng thời gian ngắn hơn, gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cuộc sống hàng ngày.

Hiện tượng này không có các triệu chứng đi kèm của chứng ngủ rũ hoặc bằng chứng lâm sàng của chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt, không có bất kỳ yếu tố hữu cơ nào được biết đến là nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như bệnh lý thần kinh hoặc các bệnh lý nội khoa khác, rối loạn sử dụng chất kích thích hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Ngủ nhiều không thực tổn biểu hiện bởi tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, khó khăn trong việc duy trì sự tỉnh táo sau khi thức dậy.

3. Rối loạn nhịp thức - ngủ

Rối loạn nhịp thức - ngủ không thực tổn là đồng hồ sinh học ngủ thức của cá nhân bị lệch so với thông thường, không đồng nhất với thời gian đi ngủ và thức dậy, người bệnh sẽ thức về đêm và ngủ nhiều vào ban ngày. Điều này xảy ra do tính chất công việc, thường gặp ở người làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ quốc tế như phi công, tiếp viên hàng không hoặc người có thói quen sinh hoạt không phù hợp.

Trong thời gian ngủ có thể kèm theo cảm giác ngủ không sâu giấc, không cảm thấy sảng khoái khi thức dậy, không thỏa mãn về giấc ngủ. Rối loạn nhịp thức - ngủ không thực tổn xảy ra gần như hàng ngày trong ít nhất một tháng hoặc tái diễn trong các khoảng thời gian ngắn hơn.

Số lượng, chất lượng và thời điểm giấc ngủ không đạt yêu cầu có thể gây ra sự khó chịu cho cá nhân hoặc cản trở các hoạt động chức năng hàng ngày, tinh thần kém minh mẫn, cơ thể uể oải. Không có bất kỳ yếu tố hữu cơ nào được xác định là nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm các bệnh lý thần kinh hoặc nội khoa khác, rối loạn sử dụng chất kích thích hoặc tác dụng phụ của thuốc.

4. Ác mộng

Ác mộng là một dạng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi những giấc mơ đáng sợ và sống động, cảm giác bị đe dọa đến tính mạng, sự an toàn hoặc tự đánh giá thấp bản thân sau giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ trưa. Thức giấc do ác mộng có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào của giai đoạn giấc ngủ, mặc dù chúng thường xảy ra trong nửa sau chu kỳ giấc ngủ.

Trong cơn ác mộng, người bệnh có thể khóc, nói nhảm, toát mồ hôi, tay chân run và có thể nhớ các chi tiết của giấc mơ. Sau khi thức giấc từ những giấc mơ đáng sợ, cá nhân nhanh chóng trở nên tỉnh táo và định hướng được về không gian, thời gian. Đây là điểm khác biệt so với hoảng sợ khi ngủ, người bệnh có thể mất một khoảng thời gian để hoàn toàn tỉnh táo. Sự lo lắng về việc có thể gặp ác mộng sẽ gây ra các vấn đề về giấc ngủ khác, nhưng không cản trở hoạt động sinh hoạt ban ngày.

Ác mộng là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn xảy ra vào giấc ngủ ban đêm hoặc giấc ngủ trưa.

5. Hoảng sợ khi ngủ

Hoảng sợ khi ngủ còn gọi ác mộng kinh hoàng, dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn với biểu hiện thức giấc đột ngột từ giấc ngủ sâu, kèm theo tiếng la hét hoảng sợ và lo âu tột độ. Ngoài ra, hoảng sợ khi ngủ cũng có biểu hiện đi kèm bao gồm tăng vận động cơ thể, hoạt động quá mức của hệ thần kinh tự chủ, nhịp tim nhanh, tim đập mạnh, thở gấp và đổ mồ hôi.

Các cơn hoảng sợ khi ngủ thường xảy ra chủ yếu trong một phần ba đầu tiên của giấc ngủ đêm. Thời gian của mỗi cơn hoảng sợ thường ngắn, dưới mười phút. Khi có người an ủi, cố gắng đánh thức hoặc can thiệp trong mơ, người bệnh thường không phản ứng, sau đó xuất hiện tình trạng mất định hướng và các cử động lặp đi lặp lại. Sau cơn hoảng sợ, người bệnh thường nhớ rất ít hoặc không thể nhớ lại những gì xảy ra.

6. Mộng du

Mộng du là dạng rối loạn giấc ngủ thuộc nhóm cận miên, đặc trưng bởi các hành vi phức tạp xảy ra trong giai đoạn ngủ sâu (non-REM). Người bệnh rời khỏi giường trong khi ngủ và đi lại trong khoảng vài phút đến nửa giờ, tái diễn từ hai lần trở lên, thường xảy ra trong một phần ba đầu tiên của giấc ngủ đêm. Các hành vi mộng du có xu hướng xuất hiện trong giai đoạn giấc ngủ sâu nhất.

Suốt cơn mộng du, người bệnh có khuôn mặt vô hồn, ít phản ứng với những nỗ lực tác động hoặc giao tiếp của người khác. Tình trạng này phản ánh sự phân ly giữa trạng thái thức và ngủ, khiến người bệnh thực hiện các hành vi một cách tự động mà không có ý thức.

Sau khi thức dậy từ cơn mộng du vào ngày hôm sau, người bệnh quên hoàn toàn các sự kiện đã xảy ra. Trong vòng vài phút sau khi thức dậy từ cơn mộng du, hoạt động tinh thần hoặc hành vi không có sự suy giảm đáng kể, mặc dù ban đầu có thể xuất hiện sự lú lẫn hoặc mất định hướng nhẹ. Không có bệnh lý thực thể như sa sút trí tuệ, động kinh đi kèm mộng du. Ngoài ra, mộng du có thể gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn do các hành vi không ý thức dẫn đến chấn thương các cơ quan khác trong cơ thể.

Mộng du là dạng rối loạn giấc ngủ thuộc nhóm cận miên, bạn sẽ rời khỏi giường và đi lại trong khoảng vài phút đến nửa giờ trong khi ngủ.

7. Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt ở những người mất ngủ nhiều, thiếu ngủ cả ngày. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 7 - 25 tuổi, những người mắc chứng ngủ rũ thường bị chẩn đoán nhầm với rối loạn tâm thần. Hầu như tất cả những người mắc chứng ngủ rũ loại 1 đều có mức hypocretin cực kỳ thấp.

Tình trạng này đặc trưng bởi các cơn buồn ngủ quá mức vào ban ngày, buồn ngủ bất chợt, không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ trong lúc đang ăn, đang nói chuyện hoặc làm việc, kéo dài ít nhất 3 tháng. Người mắc chứng ngủ rũ thường mất trương lực cơ hai bên một cách đột ngột hoặc xuất hiện ảo giác, thường đi vào giấc ngủ REM nhanh hơn, thường trong vòng 15 phút sau khi ngủ. Chứng ngủ rũ có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, nếu không được chẩn đoán và điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, tương tác xã hội và khả năng suy nghĩ.

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn F51 được chẩn đoán dựa trên sự kết hợp giữa đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng để loại trừ nguyên nhận thực thể, xác định đặc điểm của các dạng rối loạn.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ thăm hỏi, thu thập thông tin liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ thông qua các câu hỏi như ngủ bao nhiêu tiếng mỗi đêm, có ngủ trưa không, mất bao lâu để ngủ, có trằn trọc khi ngủ không, có thức dậy vào giữa đêm không, có làm việc ca đêm không, cảm thấy buồn ngủ như thế nào vào ban ngày, thói quen trước khi đi ngủ như thế nào? Dựa trên kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ bước đầu nhận định được mức độ, nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ không thực tổn.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Nếu người bệnh có dấu hiệu bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cận lâm sàng, bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy.
  • Xét nghiệm chất ma túy trong nước tiểu test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số.
  • Theo dõi điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Doppler mạch máu não.
  • Điện tâm đồ, X-quang tim phổi, chụp CT Scanner, MRI sọ não.
  • Thực hiện trắc nghiệm tâm lý như test beck, thang DASS, Hamilton, Zung, thang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, MMPI.
  • Thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa khác.

Chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn bằng cách thực hiện xét nghiệm máu, sinh hóa máu, đo điện não đồ, chụp CT Scanner, MRI sọ não… Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Cách điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn càng sớm càng tốt, bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng sống hàng ngày. Đối với mất ngủ không thực tổn, không nên lạm dụng thuốc ngủ, có thể sử dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm nhưng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp vệ sinh giấc ngủ như không sử dụng bia rượu, cà phê, trà đặc, vitamin B6, vitamin C vào buổi chiều muộn hoặc gần giờ đi ngủ. Duy trì giờ ngủ và thức dậy nhất quán trong cả tuần, không ngủ trưa quá lâu hoặc ngủ nướng. Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, uống nước ngọt.

Không sử dụng điện thoại, máy vi tính, tivi, máy tính bảng trước khi đi ngủ một tiếng, đặc biệt không xem chương trình có tính chất căng thẳng, rùng rợn. Hạn chế hoặc tránh làm việc trên giường ngủ. Bạn chỉ lên giường đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ, sẵn sàng cho giấc ngủ, không trò chuyện quá lâu trên giường.

Phòng ngủ nên thoáng mát, yên tĩnh, không quá nóng hoặc quá lạnh, sắp xếp phòng ngủ gọn gàng, ngăn nắp, sử dụng rèm che ánh sáng. Nhỏ vài giọt tinh dầu lên gối hoặc dùng máy khuếch tán, dùng nút tai nghe hoặc mở tiếng ồn trắng. Để giảm căng thẳng, bạn có thể áp dụng một số liệu pháp như thiền, yoga, ngâm chân, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc có thể tâm sự, trò chuyện với người thân, bạn bè, bác sĩ tâm lý. Mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe, cầu lông, tắm nắng.

Đồng thời, Dược ECO nghĩ rằng người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất như quả óc chó, hạnh nhân, việt quất, bạch quả, phô mai, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá basa, cá thu, ngũ cốc, quả anh đào, kiwi, atiso, cải xoăn, mật ong, bơ, thịt gà, chuối. Bộ đôi tinh chất thiên nhiên quý như Blueberry và Ginkgo Biloba đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, thiếu máu não.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Như vậy cần ghi nhớ, theo phân loại của ICD-10, rối loạn giấc ngủ không thực tổn thuộc nhóm F51 là nhóm rối loạn giấc ngủ không phải do chất hoặc tình trạng sinh lý đã biết mà do sự tác động của các yếu tố tâm lý, hành vi và môi trường. Nhìn chung, cũng như các loại rối loạn giấc ngủ khác, bệnh cần được điều trị hiệu quả từ sớm để tránh các nguy cơ về sức khỏe tâm thần và mắc các bệnh lý mãn tính nghiêm trọng.