Trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ: thông tin cha mẹ cần biết để giúp con

Trẻ tăng động giảm chú ý thường phải đối mặt với nhiều rối loạn, trong đó có rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ, khó ngủ,… không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, giảm tập trung mà lâu dần còn ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của trẻ. Bởi vậy, việc nhận biết và can thiệp sớm cho con là điều mà cha mẹ cần chú trọng.

Mối liên quan giữa tăng động giảm chú ý và rối loạn giấc ngủ

Thực tế, có mối liên quan nhất định giữa chứng tăng động giảm chú ý và rối loạn giấc ngủ. Thống kê cho thấy có khoảng 50% trẻ tăng động thường gặp phải các vấn đề về giấc ngủ.

Lý giải về nguyên nhân này, các chuyên gia cho rằng, trẻ tăng động giảm chú ý bị khó ngủ là do hệ thần kinh của con luôn ở trong trạng thái kích thích quá mức kèm theo các rối loạn hoạt động điện não. Ngoài ra, việc hoạt động, leo trèo, chạy nhảy liên tục vào ban ngày sẽ khiến con khó vào giấc, ngủ không sâu giấc vào buổi tối.

Nhiều khảo sát cho thấy, những thanh thiếu niên mắc chứng tăng động giảm chú ý thường cảm thấy mình học tập và làm việc năng suất hơn vào ban đêm nên có xu hướng thức khuya hơn. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày.

Bên cạnh đó, trẻ tăng động giảm chú ý bị khó ngủ cũng có thể liên quan đến một số yếu tố như thiếu hụt dinh dưỡng, yếu tố tâm lý,….

Trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ là rất phố biến

Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ thường có những dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

Mất ngủ

Đây là biểu hiện rối loạn giấc ngủ phổ biến ở các trẻ tăng động. Mất ngủ khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung học tập. Dấu hiệu mất ngủ điển hình bao gồm:

  • Trẻ khó đi vào giấc ngủ, thường thức giấc giữa đêm
  • Trẻ trằn trọc, thường gặp ác mộng
  • Trẻ thường thấy lo lắng, bồn chồn, bứt rứt chân tay
  • Trẻ thường đau đầu, căng thẳng

Chứng ngưng thở khi ngủ

Trẻ tăng động mắc chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn nghiêm trọng. Trẻ bị ngừng thở vài giây do tắc nghẽn đường hô hấp tạm thời và tình trạng này có thể lặp lại nhiều lần trong đêm. Hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm 3 loại chính:

  • Ngưng thở trung tâm: là do não bộ gửi tín hiệu sai tới các cơ kiểm soát hơi thở, nhịp thở
  • Ngưng thở tắc nghẽn: xuất hiện khi các cơ trong cổ họng bị giãn quá mức
  • Ngưng thở phức tạp: kết hợp cả hai dạng trên

Hội chứng chân không yên

Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hội chứng chân bồn chồn không yên và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Hội chứng này sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác râm ran khó chịu ở chân và cánh tay khi ngủ, tạo ra sự thôi thúc vận động, làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Nếu lặp đi lặp lại sẽ khiến cho tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ ngày càng trầm trọng hơn.

Hội chứng ủ rũ

Trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ thường gặp hội chứng ủ rũ. Nguyên nhân là có sự rối loạn chức năng kiểm soát “thức – ngủ” của não bộ, trẻ thường trằn trọc khó ngủ vào ban đêm còn ban ngày lại ngủ gà, ngủ gật, thậm chí cơn buồn ngủ có thể ập đến bất kỳ lúc nào ngay cả khi đang chơi, đang học, đang ăn.

Trẻ tăng động giảm chú ý bị rối loạn giấc ngủ gặp khó khăn gì?

Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Suy giảm trí nhớ: ảnh hưởng đến khả năng tư duy, logic; khiến trẻ chậm tiếp thu
  • Giảm tập trung chú ý: tình trạng mất ngủ khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán nản không hứng thú với bất kỳ hoạt động gì, khả năng tập trung chú ý giảm sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập
  • Rối loạn sản xuất hormon: tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến đồng hồ sinh học của trẻ cũng bị xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều loại hormon, trong đó nồng độ hormon tăng trưởng giảm sút nhưng lại dư thừa các hormon norepinephrine và cortisol khiến trẻ căng thẳng, stress
  • Suy giảm sức khỏe: trẻ mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng khiến sức khỏe giảm sút, chậm tăng cân
  • Rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu: trẻ thường cảm thấy tự ti, lòng tự trọng thấp, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu

Trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên mệt mỏi, uể oải

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ tăng động giảm chú ý bị rối loạn giấc ngủ?

Để kiểm soát tốt tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹ và kết hợp đồng thời nhiều liệu pháp.

Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh

Một chế độ sinh hoạt khoa học vừa giúp tăng cường sức khỏe cho con vừa giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Cha mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Bổ sung cho con đầy đủ các nhóm chất gồm đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất,…
  • Sắp xếp thời gian học phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của con, tránh học quá muộn
  • Thiết lập một lịch trình ngủ nhất quán, ngủ vào một khung giờ cố định, đảm bảo thời gian ngủ đủ theo từng độ tuổi
  • Không để con thức quá khuya và giấc ngủ trưa chỉ khoảng 30 phút mỗi ngày
  • Không cho con xem tivi, điện thoại và các thiết bị điện tử cách 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ
  • Chuẩn bị phòng ngủ yên tĩnh và tối, giường ngủ thoải mái, mát mẻ
  • Không nên cho con ăn quá no trước khi đi ngủ, nên ăn tối cách giờ đi ngủ tối thiểu 2 tiếng
  • Đọc sách hoặc cho con nghe những bản nhạc du dương trước khi đi ngủ
  • Tập thể dục đều đặn nhẹ nhàng giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn

Thuốc tây chữa rối loạn giấc ngủ

Việc dùng thuốc tây chỉ nên cân nhắc với những trường hợp bệnh nặng, bởi mặc dù giúp cải thiện giấc ngủ nhưng nếu dùng lâu dài có thể gây lệ thuộc thuốc hoặc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ tới sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ chỉ nên cho con dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và không nên tự thay đổi liều lượng, cách dùng.

Nếu cha mẹ đang quan tâm về giải pháp an toàn hiệu quả cho trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ, hãy liên hệ tới tổng đài 0987.45.49.48 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Liệu pháp thảo dược an toàn dành cho trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt, để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ tăng động, các chuyên gia nhi khoa đánh giá cao vai trò của những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược đảm bảo hiệu quả, không gây tác dụng phụ, điển hình như sản phẩm cốm Egaruta.

Với sự kết hợp của bộ đôi thảo dược gồm Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta giúp dưỡng tâm, trấn tĩnh hệ thần kinh, xoa dịu những kích thích quá mức trong não bộ của trẻ, nhờ đó giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu, nâng cao chất lượng giấc ngủ để trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn, giảm tình trạng trằn trọc, mất ngủ.

Ngoài ra, cốm Egaruta còn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt bổ não như GABA, Taurin, Magie giúp tăng cường sự tập trung, tư duy, ghi nhớ tốt hơn.

Đặc biệt sản phẩm có thành phẩn tự nhiên, không chứa các hoạt chất tây y nên an toàn, lành tính, không gây ra tình trạng ngủ li bì, không gây mệt mỏi mỗi khi trẻ thức giấc. Hiệu quả này đã được kiểm chứng lâm sàng tại Viện Quân y 103.

Egaruta – Giải pháp tự nhiên an toàn cho trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã nhận được nhiều đánh giá khách quan từ phía các chuyên gia Nhi khoa, nhà thuốc. Trong đó Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa (Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành) nhận định:

“Cốm Egaruta giúp ổn định hệ thần kinh, giúp trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ, kiểm soát hành vi, xúc cảm và khả năng tư duy một cách hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Theo ghi nhận của trung tâm thì thường sau 1 – 2 tuần sẽ nhận thấy cải thiện về giấc ngủ và kiên trì sau 1 – 2 tháng trẻ sẽ có những tiến triển rõ rệt”

Với những lợi ích này, cốm Egaruta đã và đang đồng hành giúp cho hàng ngàn trẻ vượt qua chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn giấc ngủ để phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn. Bạn có thể lắng nghe một trong số rất nhiều chia sẻ của phụ huynh trong video dưới đây.

Một giấc ngủ chất lượng là vô cùng quan trọng để giúp con phát triển toàn diện cả về sức khỏe và tinh thần. Bởi vậy khi thấy con có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ, cha mẹ nên can thiệp điều trị sớm và kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược hỗ trợ hiệu quả, an toàn như cốm Egaruta.

Dược sĩ An Chu