Trẻ chậm nói: Dấu hiệu cảnh báo và cách can thiệp chuẩn

Làm cha mẹ hẳn ai cũng sẽ rất lo lắng nếu không may con bị chậm nói, thậm chí hơn 3 tuổi mới chỉ bi bô được vài câu và tương tác kém hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vậy trẻ chậm nói cần can thiệp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay tại đây!

Trẻ chậm nói là gì?

Chậm nói là tình trạng trẻ không phát triển kỹ năng nói hoặc phát âm chậm hơn so với lứa tuổi và không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng trong quá trình lớn lên. Trẻ chậm nói thường gặp khó khăn trong việc phát âm, hiểu và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác.

Các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Thực tế, việc phát triển ngôn ngữ ở mỗi bé sẽ có những đặc điểm riêng và không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên sẽ thường dựa trên một số cột mốc chính như sau:

  • Từ 0-6 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh đầu tiên và có thể phản hồi lại tiếng nói của người khác bằng những cử chỉ như cười hoặc khóc.
  • Từ 6-12 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu có thể nhận biết các âm thanh của ngôn ngữ, có thể phản ứng với tiếng nói và cử chỉ của người khác và bắt đầu phát âm như “ma-ma” hoặc “ba-ba”.
  • Từ 12 – 18 tháng: Trẻ bắt đầu sử dụng từ ngữ đơn giản như “mẹ” hoặc “bố” và hiểu nhiều từ ngữ hơn.
  • Từ 18-24 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu sử dụng các từ ngữ đơn giản để thể hiện ý định của mình và có thể sử dụng từ “không” để bày tỏ sự phản đối. Phần lớn trẻ có thể nói được khoảng 20 từ khi 18 tháng, đến 2 tuổi, trẻ có thể nói được khoảng 50 từ.
  • Từ 2-3 tuổi: Vốn từ của trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng. Trẻ bắt đầu sử dụng các câu ngắn và có thể sử dụng các từ dài hơn để miêu tả các đối tượng và sự việc xung quanh..
  • Từ 3-4 tuổi: Trẻ bắt đầu sử dụng câu dài hơn và bắt đầu sử dụng các câu phức tạp
  • Từ 4-5 tuổi: Trẻ phát triển kỹ năng ngữ pháp và có khả năng sử dụng các từ mới để miêu tả các khái niệm trừu tượng hơn.

Trường hợp trẻ không thể bắt kịp những cột mốc phát triển ngôn ngữ như trên thì được xác định là chậm nói. Ngoài ra dấu hiệu trẻ chậm nói thường có một số đặc trưng như sau:

  • Trẻ thích sử dụng hành động hơn lời nói
  • Vốn từ của trẻ bị hạn chế
  • Trẻ không thích hoặc không thể bắt chước âm thanh
  • Trẻ không hiểu được các yêu cần đơn giản theo độ tuổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói qua từng giai đoạn

Trẻ chậm nói là do đâu?

Trẻ chậm nói có thể do rất nhiều nguyên nhân bao gồm:

  • Vấn đề thính lực: Trẻ có thể không phát triển ngôn ngữ bình thường nếu gặp vấn đề về thính lực như nghe kém, bất thường cấu trúc ốc tai, màng nhĩ,…
  • Ảnh hưởng từ môi trường gia đình và giáo dục: Nếu trẻ không được tiếp xúc với ngôn ngữ phong phú hoặc với người nói nhiều, có thể dẫn đến trẻ chậm nói. Ngoài ra một số sang chấn tâm lý cũng có thể khiến trẻ chậm nói
  • Vấn đề sức khỏe: Tổn thương não hoặc bệnh tim có thể làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ
  • Rối loạn phát triển: Một số trẻ có thể gặp rắc rối trong việc phát triển ngôn ngữ do các rối loạn như rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi chống đối
  • Yếu tố di truyền: Trẻ chậm nói có thể liên quan đến yếu tố di truyền như trong gia đình có vấn đề phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói gặp khó khăn như thế nào?

Ngôn ngữ là “sợi dây” kết nối để giúp trẻ học hỏi và trau đồi nhiều kỹ năng. Tình trạng chậm nói kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như sau:

  • Rối loạn giao tiếp và xã hội: Trẻ chậm nói thường gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội khiến trẻ có cảm giác bị cô lập, bất an và gặp trở ngại khi kết bạn
  • Học tập sa sút: Trẻ chậm nói thường gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như tiếp thu các kỹ năng học tập mới, khiến trẻ khó theo kịp các bạn
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Trẻ chậm nói có nguy cơ cao gặp phải các rối loạn về tâm lý vả cảm xúc. Trẻ thường dễ nổi nóng, cáu giận vì không thể nói để diễn đạt những mong muốn của mình
  • Làm trầm trọng thêm các rối loạn: Chậm nói ở trẻ là yếu tố khiến cho các rối loạn phát triển (tăng động, tự kỷ, tự kỷ phổ tăng động) ở trẻ trầm trọng hơn vì trẻ không biết cách để tương tác với mọi người

Do đó, nếu thấy con có biểu hiện chậm nói cha mẹ nên tìm hiểu và có biện pháp can thiệp để giúp con phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Trẻ chậm nói thường ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ

Can thiệp trẻ chậm nói: Cha mẹ nên làm gì để giúp con?

Việc điều trị cho trẻ chậm nói phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra chậm nói của trẻ. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng:

Điều trị vấn đề thính lực

Nếu trẻ gặp vấn đề về thính lực, cần điều trị để giải quyết vấn đề này. Việc sử dụng máy trợ thính hoặc phẫu thuật tai có thể cần thiết để giúp trẻ có khả năng nghe tốt hơn.

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

Cha mẹ nên tạo môi trường phù hợp để trẻ tiếp cận với ngôn ngữ phong phú hơn, ví dụ như:

  • Tạo môi trường tương tác và học tập tích cực: như tham gia các hoạt động xã hội, thường xuyên đọc sách và đọc truyện cho trẻ, tạo ra các hoạt động tương tác vui nhộn và hấp dẫn.
  • Tạo thói quen đọc sách: Đọc sách giúp trẻ phát triển vốn từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ.
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu để trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của từng từ và câu.
  • Thường xuyên tương tác với trẻ: đặc biệt là khi trẻ đang hoạt động hoặc chơi đùa, cha mẹ hãy hỏi về những điều trẻ đang làm hoặc hướng dẫn con dùng ngôn ngữ để miêu tả chi tiết hoạt động đó.
  • Khuyến khích trẻ nói chuyện, thể hiện những sở thích và mong muốn của mình.
  • Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ: Trẻ mới tập nói có thể nói ngọng hoặc phát âm không chuẩn, nói líu lưỡi. Do đó cha mẹ không nên bắt chước những ngôn ngữ này của trẻ vì sẽ khiến bé nói sai thành thói quen khó sửa.
  • Hạn chế cho trẻ xem tivi điện thoại: Việc xem quá nhiều tivi, điện thoại sẽ khiến trẻ say mê mà quên đi việc tập nói, lúc này bé chỉ tương tác theo một chiều là nghe mà không có sự hồi đáp.
  • Sử dụng hình ảnh trực quan: Điều này có nghĩa là kết hợp giữa lời nói và hình ảnh thực tế để giúp bé nhớ nhanh hơn, kích thích khả năng phản xạ và sự liên tưởng trong hoạt động của não bộ.

Đọc sách, kể chuyện giúp trẻ chậm nói cải thiện tốt khả năng ngôn ngữ

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ

Phần lớn trẻ chậm nói thường đi kèm với các biểu hiện tăng hoạt động, giảm tập trung chú ý nên ngoài việc điều trị các vấn đề thính lực, tăng cường tương tác với con thì cha mẹ nên kết hợp cho con sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để giúp con điềm tĩnh, tăng tập trung và tương tác tốt hơn.

Một trong những sản phẩm điển hình dành cho những trẻ chậm nói kể cả chậm nói đơn thuần hay mắc kèm các rối loạn khác như tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc là cốm thảo dược Egaruta.

Cốm Egaruta có chứa bộ đôi thảo dược gồm Câu đằng, An tức hương cùng nhiều dưỡng chất tốt cho não bộ như GABA, Taurine, Magie giúp xoa dịu, trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giảm bớt sự nghịch ngợm, tăng động giảm chú ý, giúp trẻ biết nghe lời, kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Ngoài ra, cốm Egaruta giúp tăng cường khả năng tập trung, tư duy ghi nhớ để con tiếp thu và cải thiện ngôn ngữ tốt hơn.

Với những lợi ích này, cốm Egaruta được nhiều chuyên gia Nhi khoa đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn, phù hợp với trẻ ở nhiều lứa tuổi. Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã đồng hành giúp cho hàng ngàn trẻ chậm nói tăng động có cải thiện tốt.

Cốm thảo dược giúp cải thiện tốt cho trẻ chậm nói

Qua chia sẻ của rất nhiều phụ huynh, nhờ kết hợp sử dụng cốm Egaruta và can thiệp ngôn ngữ, chỉ sau  3 – 6 tháng con đã có cải thiện rõ rệt, con nói sõi hơn, tương tác tốt hơn. Điền hình như chia sẻ của chị Tú (ở  Thanh Sơn, Phú Thọ) TẠI ĐÂY.

Việc dạy trẻ chậm nói là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự quan tâm và tình yêu thương của cả gia đình. Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ có những can thiệp phù hợp để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp tư vấn, cha mẹ có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0987.45.49.48, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC324459/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC324459/