Thiểu năng vành – Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị

Thiểu năng vành – Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 triệu người nhập viện vì thiểu năng vành, 25%  trong số đó tử vong ở giai đoạn cấp tính của bệnh. Căn bệnh nguy hiểm này thường phát triển âm thầm trong nhiều thập kỷ mà người bệnh không hề hay biết, thậm chí gây tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thiểu năng vành là gì?

Thiểu năng vành là tên gọi khác của bệnh mạch vành. Bệnh thường khởi phát từ những tổn thương tại lớp lót bên trong thành mạch máu nuôi dưỡng cho tim (mạch vành). Tại vị trí tổn thương, cholesterol máu, canxi và các chất thải tế bào lưu hành trong máu sẽ tích tụ và kích hoạt phản ứng viêm, hình thành nên mảng xơ vữa bám chắc vào thành mạch.

Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian cho đến khi gây ra sự tắc nghẽn đủ lớn, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim. Nếu mảng xơ vữa quá dày và bị nứt vỡ, tiểu cầu sẽ tập trung lại và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây thiểu năng vành ít phổ biến hơn và không liên quan đến xơ vữa là co thắt mạch vành, dị dạng động mạch vành bẩm sinh.

Nguyên nhân gây thiểu năng vành phổ biến nhất là do mảng xơ vữa

Triệu chứng bệnh thiểu năng vành

Người bệnh có thể không gặp phải triệu chứng nào nếu mạch vành chỉ tắc hẹp nhẹ, lượng máu đến nuôi tim bị thiếu hụt không đáng kể. Theo thời gian khi mảng xơ vữa phát triển đủ lớn, tình trạng thiếu máu cơ tim xảy ra sẽ khiến người bệnh gặp phải một số triệu chứng như:

– Đau thắt ngực: Cảm giác khó chịu, căng tức, nặng nề ở ngực hoặc đau nhói, bỏng rát như kim châm. Cơn đau ngực có thể lan đến cổ, hàm, vai, cánh tay trái, lưng hoặc bụng.

– Mệt mỏi thường xuyên.

– Chóng mặt, choáng váng.

– Buồn nôn.

– Cảm giác khó tiêu hoặc ợ chua.

– Lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân.

– Toát mồ hôi lạnh.

Ai là người có nguy cơ cao dễ mắc thiểu năng vành?

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc thiểu năng vành nếu có càng nhiều các yếu tố dưới đây:

– Huyết áp cao

– Mỡ máu cao

– Hút thuốc lá

– Đái tháo đường, tăng đường huyết.

– Béo phì

– Lười vận động

– Mắc chứng khó thở khi ngủ

– Căng thẳng, stress kéo dài.

– Uống nhiều rượu bia.

– Thói quen ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều muối, đường, chất béo…

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi).

– Tiền sử tiền sản giật khi mang thai.

Biến chứng của thiểu năng vành

Bệnh thiểu năng vành nếu không được quản lý điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm sau:

– Nhồi máu cơ tim

– Rối loạn nhịp tim

– Suy tim

– Sốc tim

– Ngừng tim đột ngột.

Chẩn đoán thiểu năng vành

Để chẩn đoán chính xác bệnh thiểu năng vành không thể chỉ dựa vào triệu chứng, vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán dưới đây:

– Điện tâm đồ: để theo dõi các tín hiệu điện tim, nhịp tim; từ đó giúp phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim và các rối loạn nhịp tim.

– Siêu âm tim: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh bên trong trái tim nhằm kiểm tra cấu trúc và chức năng tổng thể của tim.

– Kiểm tra mức độ căng thẳng: Thử nghiệm này theo dõi hoạt động điện của tim khi bạn đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe cố định. Đối với những người không thể tập thể dục, có thể sử dụng thuốc thay thế để kiểm tra mức độ căng thẳng tác động lên tim.

– Chụp mạch vành: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm cản quang vào động mạch vành thông qua một ống thông được luồn từ động mạch ở bẹn hoặc cánh tay. Thuốc nhuộm cho phép nhìn thấy hình ảnh chụp X – quang của động mạch vành, từ đó giúp xác định vị trí, mức độ tắc hẹp mạch vành.

– Chụp CT tim: giúp kiểm tra cặn canxi trong động mạch vành.

Chụp mạch vành là phương pháp chẩn đoán thiểu năng vành có độ chính xác cao

Các phương pháp điều trị bệnh thiểu năng vành

Điều chỉnh lối sống

Bước đầu tiên trong điều trị bệnh thiểu năng vành là giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học. Cụ thể như sau:

– Bỏ hút thuốc: Khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu và thúc đẩy xơ vữa tiến triển, vì vậy bạn cần từ bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.

– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: bằng cách cắt giảm muối, đường và các thực phẩm giàu chất béo. Tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại thịt trắng như cá tươi, thịt gia cầm đã lọc bỏ da…

– Hạn chế sử dụng rượu bia: Giới hạn không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

– Tăng cường luyện tập: Tập thể dục thường xuyên giúp bạn giảm cân, nâng cao thể trạng và giải tỏa căng thẳng. Bạn nên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, thể dục nhịp điệu…

– Hạn chế lo lắng, căng thẳng: bằng cách trò chuyện cùng người thân, nghe nhạc, xem phim hài để giải tỏa tâm lý lo âu, tránh gây thêm căng thẳng cho tim.

Thuốc điều trị thiểu năng vành

Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng và quản lý các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh. Chẳng hạn như:

– Thuốc hạ cholesterol máu: như nhóm statin, nhựa hấp thụ axit mật, niacin và fibrat.

– Thuốc hạ áp: như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

– Thuốc giảm đau thắt ngực: như nhóm nitrat (phổ biến nhất là nitroglycerin) hoặc ranolazine.

– Thuốc chống đông máu: bao gồm aspirin, clopidogrel, prasugrel và ticagrelor.

Thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng vành

Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây, nhưng đông y đã ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong phòng ngừa và điều trị thiểu năng vành. Trong đó phải kể đến các thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu và chống xơ vữa ưu việt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá, Natto… đã được chứng minh tác dụng qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

Hiện nay, thay vì sử dụng thảo dược dưới dạng hãm sắc thông thường, người bệnh có thể tìm đến sản phẩm hỗ trợ có chứa chiết xuất Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto… đã được tính toán hàm lượng kĩ lượng và kết hợp trong những viên uống tiện dụng, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống.

Vương Tâm Thống giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi cho người bệnh thiểu năng vành

Theo khảo sát của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường về mức độ hài lòng của người bệnh sau khi dùng Vương Tâm Thống, có tới 97.76% người bệnh thiểu năng vành (bệnh mạch vành) đánh giá rất hài lòng về sản phẩm chỉ sau 1 tháng sử dụng. Đó cũng là lý do mà GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cho rằng: “Vương Tâm Thống là sản phẩm đáng tin cậy, có thể dùng rộng rãi cho mọi người bệnh tim mạch.” Bạn có thể lắng nghe trực tiếp nhận định từ chuyên gia qua video dưới đây:

Chuyên gia Tim mạch đánh giá về Vương Tâm Thống –  sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh thiểu năng vành

Trên thực tế, đã có hàng ngàn người bệnh thiểu năng vành thoát khỏi nguy cơ phải phẫu thuật dù mạch vành tắc hẹp nặng. Bạn có thể tìm hiểu chia sẻ của họ TẠI ĐÂY. Để được tư vấn chi tiết về Vương Tâm Thống, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0987.45.49.48 để được hỗ trợ.

Phẫu thuật

Nếu dùng thuốc vẫn chưa đủ để kiểm soát triệu chứng, trong những trường hợp tắc hẹp mạch vành nặng, bác sĩ sẽ chỉ định một số can thiệp phẫu thuật như:

– Nong mạch vành, đặt stent: Ống thông tim sẽ được luồn theo đường mạch máu đến vị trí động mạch bị tắc nghẽn, sau đó bóng nong ở đầu ống được bơm căng để nén mảng xơ vữa và một khung kim loại (stent) được đặt lại để giữ cho động mạch luôn được mở rộng.

– Bắc cầu động mạch vành: là ca đại phẫu thuật cần thực hiện bằng cách mổ phanh lồng ngực. Bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ bộ phận khác để tạo cầu nối dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu, thay thế cho đoạn mạch bị xơ vữa.

– Phương pháp laser: Năng lượng laser được sử dụng để tạo ra những lỗ nhỏ trên tim, nhằm kích thích sản sinh các mạch máu mới nuôi dưỡng cho vùng cơ tim bị thiếu máu.

Phản xung động ngoại biên tăng cường

Nếu các phương pháp điều trị tỏ ra không thành công, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phản xung động ngoại biên tăng cường (EECP – Enhanced External Counterpulsation). Trong phương pháp này, người bệnh sẽ được đeo các vòng bít ở chân, khi vòng bít được bơm căng sẽ tạo lực ép đẩy máu về tim nhiều hơn, giúp tăng cường tưới máu cho tim.

Mặc dù thiểu năng vành được coi là “sát thủ hàng đầu” trong các bệnh lý tim mạch nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp và duy trì thói quen sống lành mạnh. Bản thân mỗi người bệnh cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học ngay từ hôm nay.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/coronary-artery-spasm