Thiếu máu nhược sắc – Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Bệnh thiếu máu nhược sắc là một trong những căn bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thiếu máu nhược sắc sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (hemoglobin) trong tế bào hồng cầu, kết quả là hồng cầu bị nhạt màu hơn so với bình thường, kích thước và hình dạng của hồng cầu cũng bị thay đổi.

Huyết sắc tố là một protein quan trọng trong tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Khi bị thiếu máu nhược sắc, hồng cầu không thể đảm bảo vận chuyển đủ oxy đến các cơ quan để duy trì hoạt động bình thường.

Thiếu máu nhược sắc được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm máu, khi nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu (MCHC) dưới 280 g/l và lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu (MCH) dưới 27 pg.

Thiếu máu nhược sắc là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc nhẹ thường hiếm khi có biểu hiện rõ ràng, trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chân tay vô lực
  • Khó thở, hụt hơi
  • Tim đập nhanh, đau tức ngực
  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng
  • Đau đầu
  • Da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh
  • Tóc và móng khô, dễ gãy
  • Môi nứt nẻ, hay bị đau lưỡi, viêm miệng
  • Rối loạn tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, chán ăn, thèm ăn bất thường như thèm đất, đá, bụi bẩn…
  • Trẻ em chậm phát triển về cân nặng, chiều cao so với bình thường.

Nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc

Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu máu nhược sắc bao gồm:

  • Mất máu: do rong kinh, loét dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng, xuất huyết tiêu hóa, chấn thương, phẫu thuật…
  • Chế độ ăn uống thiếu chất sắt, acid folic, vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình tạo máu.
  • Rối loạn hấp thụ sắt: thường gặp ở những người mắc bệnh Celiac, viêm ruột, viêm loét dạ dày, đã phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột hoặc dạ dày…
  • Nhu cầu sắt tăng cao trong thai kỳ, phụ nữ sau sinh, trẻ em tuổi dậy thì, người mới ốm dậy…
  • Các bệnh khác như tan máu bẩm sinh thalassemia, suy tủy xương, rối loạn chuyển hóa hemoglobin cho nhiễm độc chì, isoniazid…

Thiếu máu nhược sắc nguy hiểm như thế nào?

Thiếu máu nhược sắc nếu không được chữa trị kịp thời, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng; đặc biệt là ở người già, trẻ em và phụ nữ sau sinh.
  • Gây rối loạn nhịp tim, suy tim do tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu máu cho các cơ quan khi cơ thể bị thiếu máu.
  • Suy dinh dưỡng, kém phát triển, suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.

Điều trị thiếu máu nhược sắc

Bổ sung sắt đầy đủ

Hầu hết bệnh nhân bị thiếu máu nhược sắc cần phải bổ sung sắt. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sắt đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng sắt, bạn cần nắm vững một số lưu ý sau:

  • Không được tự ý mua sắt về dùng; bổ sung dư thừa sắt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau bụng, bất lực, tiểu đường, đau khớp, mệt mỏi…
  • Khi sử dụng sắt, nếu gặp các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, lưỡi thấy vị kim loại,… thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.
  • Kết hợp dùng sắt dạng viên uống với bổ sung sắt từ thực phẩm như gan, cá biển, thịt bò, trứng gà, rau lá xanh đậm, bí đỏ, đậu nành… để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
  • Tốt nhất nên uống viên sắt khi bụng đói, cách xa bữa ăn để tăng khả năng hấp thu.
  • Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, do đó hãy uống sắt cùng với một ly nước cam hoặc ăn các loại trái cây giàu vitamin C như kiwi, dâu tây, cam, quýt, bưởi… khi uống sắt.
  • Trà xanh, cà phê, rượu, bia, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm cản trở quá trình hấp thu sắt tại ruột, do đó nên tránh sử dụng các đồ uống này vòng 2 giờ kể từ khi uống sắt.

Sử dụng viên uống hỗ trợ Hồng Mạch Khang

Ngoài bổ sung sắt, việc thúc đẩy quá trình tạo máu, cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể cũng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị thiếu máu nhược sắc. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chứng minh một số loại thảo dược tự nhiên như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân có thể mang lại những hiệu quả tích cực này.

Theo nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu ở Trung Quốc, Đương quy có khả năng kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu, tăng cường lưu thông máu, cung cấp các tiền chất quan trọng như sắt, vitamin B12 và acid folic để cải thiện chất lượng và số lượng hồng cầu trong cơ thể.

Nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã chứng minh Xuyên tiêu và Ích trí nhân có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng để cung cấp nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu, từ đó giúp giải quyết tận gốc căn nguyên gây ra tình trạng thiếu máu nhược sắc.

Chuyên gia Tim mạch khuyên dùng Hồng Mạch Khang khi bị thiếu máu nhược sắc 

Hiện nay, bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân đã có mặt trong viên uống Hồng Mạch Khang chuyên dành cho người bệnh thiếu máu. Khảo sát trên người bệnh thực tế cho thấy, có 96.7% người dùng Hồng Mạch Khang đã giảm mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ.

Kể từ khi có mặt trên thị trường từ năm 2008, Hồng Mạch Khang vinh dự là sản phẩm được hàng ngàn dược sĩ tại các nhà thuốc tin tưởng lựa chọn tư vấn cho người bệnh. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của những nhà thuốc lớn về Hồng Mạch Khang qua video dưới đây:

Hồng Mạch Khang được các nhà thuốc đánh giá cao về tác dụng và độ an toàn

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp điều trị thiếu máu nhược sắc bằng sản phẩm thảo dược Hồng Mạch Khang, hãy liên hệ ngay tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn hỗ trợ.

Một số lưu ý khác về điều chỉnh lối sống cho người bệnh thiếu máu nhược sắc

Để hỗ trợ điều trị thiếu máu nhược sắc một cách hiệu quả, bạn cần duy trì một số thói quen sống khoa học như sau:

  • Uống đủ nước khoảng 1.5 – 2 lít mỗi ngày; hạn chế các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước trà đặc…
  • Tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng/ngày.
  • Tránh làm việc gắng sức, suy nghĩ nhiều hoặc căng thẳng kéo dài. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy giải tỏa bằng cách tham gia các hoạt động giải trí hoặc trò chuyện với người thân.
  • Tăng cường việc luyện tập thể dục thể thao để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, cải thiện trao đổi chất.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, thiếu máu nhược sắc hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt. Bạn hãy chủ động thực hiện lối sống khoa học, bổ sung sản phẩm hỗ trợ phù hợp để dự phòng các biến chứng từ thiếu máu nhược sắc.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034