Thiếu máu não – Đừng chủ quan để rồi bị đột quỵ!

Thiếu máu não – Đừng chủ quan để rồi bị đột quỵ!

Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, và nếu như trước đây bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi thì hiện nay tỷ lệ thiếu máu não ở người trẻ lại gia tăng nhanh chóng. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách phát hiện sớm các triệu chứng bệnh và cách điều trị để ngăn chặn biến chứng.  

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn máu não là tình trạng não không được cung cấp đủ máu, dẫn đến các tế bào thần kinh thiếu hụt oxy, dinh dưỡng và năng lượng để thực hiện các chức năng một cách bình thường.  

Triệu chứng thiếu máu não

Tùy theo mức độ thiếu máu nhiều hay ít mà triệu chứng sẽ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, thiếu máu não mạn tính thường đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

– Đau đầu thường xuyên và kéo dài, cảm giác nặng nề, mới đầu chỉ đau một điểm nhỏ rồi lan ra khắp đầu, đau mạnh hơn khi suy nghĩ nhiều, ngủ dậy hoặc di chuyển.

– Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, choáng váng, đôi khi có thể ngất xỉu.

– Chân tay nhức mỏi, tê bì ở đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác râm ran dưới da như kiến bò. Một số bị đau vai gáy, đau dọc xương sườn, nhức mỏi toàn thân, lạnh sống lưng. 

– Mất ngủ, đêm ngủ không sâu, ngủ chập chờn, dễ bị tỉnh giấc.

– Mắt kém, nhìn mờ, giảm thị lực.

– Khó tập trung, trí nhớ giảm sút, nhanh quên hơn, dễ nhầm lẫn.

3.1

Triệu chứng thiếu máu não phổ biến là đau đầu

Nguyên nhân thiếu máu não

Nguyên nhân gây thiếu máu não có thể là do mắc một bệnh lý khác hoặc liên quan đến lối sống, cụ thể là:

– Xơ vữa động mạch: các động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp gây thiếu máu lên não, thường gặp là xơ vữa động mạch cảnh (động mạch chính nuôi não).

– Bệnh tim mạch: Cơ tim co bóp yếu do mắc các bệnh như suy tim, hẹp/hở van tim, nhịp tim chậm… khiến cho máu không được bơm lên não đủ.  

– Thiếu máu, tuần hoàn máu kém: Cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu để mang oxy hoặc khả năng tuần hoàn lưu thông máu kém đã gây thiếu máu cho não.

– Bệnh đốt sống cổ: Thường gặp là thoái hóa đốt sống gây chèn ép lên các động mạch đưa máu nuôi não.

– Bệnh huyết áp: Cả huyết áp thấp và huyết áp cao đều có thể là nguyên nhân gây thiếu máu não.

– Nguyên nhân khác: Khối u não, dị dạng mạch máu não, lối sống thiếu khoa học…

Những ai có nguy cơ bị thiếu máu não?

Thiếu máu não có thể gặp ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường tập trung vào một số đối tượng sau:

– Người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên, hiện nay thì tỷ lệ bị thiếu mãu não ở người trẻ tuổi cũng đang gia tăng nhanh chóng.

– Người phải lao động trí óc với cường độ cao, thường xuyên căng thẳng, áp lực tâm lý lớn.

– Người mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, huyết áp thấp, suy tim, béo phì…

–  Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc.

– Người có lối sống thiếu lành mạnh như uống nhiều bia, rượu, lười vận động, thức khuya, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, ăn nhiều đồ đóng gói sẵn, môi trường sống ô nhiễm…

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Não cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi thiếu oxy. Não không được cung cấp máu, chỉ sau 10 giây, tế bào thần kinh đã bắt đầu rối loạn và chết không hồi phục sau 4 phút. Điều này đã cho thấy mức độ nguy hiểm của thiếu máu não, nếu không điều trị sớm, người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng sau:

– Đột quỵ (tai biến mạch máu não): dấu hiệu đặc trưng là đột nhiên đau đầu, chóng mặt dữ dội, yếu một bên cơ thể, nói ngọng, méo miệng, buồn nôn…, nguyên nhân thường do huyết khối gây tắc mạch máu não.  

– Cơn thiếu máu não thoáng qua: là một dạng nhẹ của đột quỵ, thường chỉ kéo dài trong vài phút nhưng cũng có thể tiến triển thành đột quỵ.

– Suy giảm trí nhớ: là hậu quả của việc não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng trong thời gian dài khiến trí nhớ, nhận thức đều bị suy giảm.

3.2

Thiếu máu não là một thủ phạm gây ra đột quỵ

Chẩn đoán thiếu máu não như thế nào?

Để chẩn đoán thiếu máu não và tìm nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ sẽ đánh giá dựa trên một thang điểm tiêu chuẩn thông qua hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm như:

– Xét nghiệm sinh hóa (xét nghiệm máu, nước tiểu…)

– Chụp CT, MRI

– Lưu huyết não đồ

– Chụp mạch não đồ

– Siêu âm Doppler

Việc phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh sẽ giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm, do đó, bản thân người bệnh hãy đi khám ngay khi nhận thấy các biểu hiện của thiếu máu não và điều trị kịp thời. 

Tổng hợp cách chữa thiếu máu não

Điều trị thiếu máu não bao gồm sử dụng thuốc, sản phẩm hỗ trợ, điều chỉnh lối sống và phẫu thuật, cụ thể là:  

Thiếu máu não uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc điều trị thiếu máu não phải theo chỉ định của bác sỹ dựa trên nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, thường dùng một số nhóm thuốc sau:

– Nhóm thuốc tăng tuần hoàn não như cinnarizin, nimodipin, flunarizine (giãn mạch, tăng lưu thông máu), piracetam (cải thiện chuyển hóa, tăng huy động glucose cho não), cerebrolysin (duy trì chức năng của tế bào não), ginkgo biloba (điều hòa sự chuyển hóa của não)…

– Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân hoặc phòng ngừa biến chứng như thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ áp, thuốc tiểu đường…

– Nhóm cung cấp dinh dưỡng cho não bao gồm các vitamin, khoáng chất như vitamin B, C, sắt… giúp hỗ trợ điều trị bệnh là chính. 

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cho người thiếu máu não

Một số thảo dược có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu lên não như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu… sẽ mang lại hiệu quả tốt trong điều trị thiếu máu não.

Các thảo dược này đã được nghiên cứu và đưa vào viên uống Hồng Mạch Khang. Đặc biệt, sản phẩm còn bổ sung thêm L – carnitine và Magie là hai hoạt chất giúp cung cấp năng lượng cho não, ổn định hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, phòng ngừa được biến chứng đột quỵ, suy giảm trí nhớ cho người bệnh. 

Kết quả nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng của Hồng Mạch Khang tại bệnh viện đại học y Hà Nội cũng cho thấy, có tới 96.7% người bệnh có cải thiện tích cực sau dùng sản phẩm khi tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ đều thuyên giảm rõ rệt. Vì vậy, đây là một giải pháp hữu hiệu mà bạn nên lựa chọn để ngăn ngừa bệnh thiếu máu não.  

3.3

Viên uống Hồng Mạch giúp cải thiện thiếu máu não an toàn, hiệu quả

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp điều trị thiếu máu não bằng cách sử dụng thảo dược, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0987.45.49.48 để nhận được sự tư vấn của chuyên gia sớm nhất.

Phẫu thuật điều trị thiếu máu não

Được chỉ định cho một số trường hợp, cụ thể như thiếu máu não do xơ vữa động mạch cảnh, mức độ hẹp lớn cần phẫu thuật để khơi thông lòng mạch thì bác sỹ có thể thực hiện nong – đặt stent hoặc cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh để tránh biến chứng.  

Thay đổi lối sống lành mạnh

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ của thiếu máu não

Thiếu máu não nên ăn gì, kiêng gì?

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B12 và acid folic như ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, đậu nành, súp lơ, sữa, nấm…

–  Bổ sung vitamin C từ các loại rau xanh, trái cây tươi như cam, dưa hấu, bắp cải, dâu tây, kiwi…

– Lựa chọn thực phẩm bổ máu (giàu sắt) như rau lá màu xanh đậm, trái cây sấy khô, đậu đỗ, ngao, hến, cá biển, thịt gia cầm bỏ da, bí đỏ…

– Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo không lành mạnh như đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, bánh ngọt, nội tạng động vật…

– Tránh thực phẩm chứa nhiều phụ gia bảo quản, phẩm màu, chất tạo ngọt nhân tạo, mì chính…

–  Không nên sử dụng cà phê, rượu bia

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

–  Tránh lo nghĩ nhiều, nên để tâm lý thoải mái, thư giãn bằng các hoạt động như ngồi thiền, nghe nhạc, tập yoga…

– Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày để tế bào thần kinh được nghỉ ngơi và hồi phục hoạt động, không ngủ quá muộn sau 11 giờ đêm.

–  Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc vì gây hại cho mạch máu não.  

– Rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao, mỗi ngày cố gắng duy trì tối thiểu là 30 phút như tập dưỡng sinh, thái cực quyền, đạp xe, đi bộ…

Thiếu máu não tuy là bệnh nguy hiểm nhưng thông qua một lối sống lành mạnh kết hợp với tuân thủ điều trị thì việc kiểm soát tốt bệnh, ngăn chặn biến chứng là điều hoàn toàn có thể.  

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29143463