Thiếu máu cơ tim và 9 biểu hiện nhận biết không thể bỏ qua

Thiếu máu cơ tim và 9 biểu hiện nhận biết không thể bỏ qua

Thiếu máu cơ tim là tên gọi khác của bệnh mạch vành – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do tim ở người cao tuổi. Bất kể ai trong số chúng ta cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này, bởi vậy việc trang bị những kiến thức về bệnh để chủ động phòng tránh và điều trị sớm là rất quan trọng.

Thiếu máu cơ tim là gì?

Thiếu máu cơ tim là tình trạng cơ tim không nhận được đủ máu (chứa oxy và chất dinh dưỡng) để hoạt động như bình thường. Lưu lượng máu nuôi tim giảm thường là kết quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành tim.

Mảng xơ vữa phát triển lớn dần trong mạch vành gây thiếu máu cơ tim

Triệu chứng thiếu máu cơ tim

Triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu cơ tim là đau thắt ngực. Cơn đau được mô tả với biểu hiện đặc trưng là khó chịu ở ngực như có vật nặng đè lên, căng tức hoặc bỏng rát, đau nhói như kim châm…

Có 2 dạng đau thắt ngực là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Cơn đau thắt ngực ổn định thường xảy ra khi căng thẳng, vận động nặng và chấm dứt ngay sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch. Cơn đau thắt ngực không ổn định lại xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi nghỉ ngơi và dùng thuốc giãn mạch cũng không làm thuyên giảm cơn đau.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

– Đau hoặc khó chịu ở phần trên cơ thể như cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm hoặc lan xuống bụng.

– Khó thở hoặc cảm thấy hụt hơi.

– Đổ mồ hôi lạnh.

– Cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng.

– Buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Cảm thấy choáng váng, chóng mặt.

– Mệt mỏi.

– Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Một số người bị thiếu máu cơ tim nhưng không hề có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Trường hợp này được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng; thường gặp ở phụ nữ, người bệnh tiểu đường… nhưng cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim có thể tiến triển âm thầm theo thời gian hoặc xảy ra một cách đột ngột do một số nguyên nhân dưới đây:

– Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu cơ tim. Các mảng xơ vữa được cấu thành từ cholesterol, canxi và chất thải trong máu tích tụ trên thành động mạch theo thời gian sẽ thu hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu đến nuôi tim.

– Cục máu đông: Các mảng xơ vữa phát triển quá dày có thể bị nứt vỡ và hình thành nên cục máu đông ngay tại vị trí tổn thương. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và nghiêm trọng.

– Co thắt động mạch vành: Co thắt động mạch vành là một nguyên nhân không phổ biến của thiếu máu cơ tim cục bộ. Sự co thắt tạm thời của các cơ trong thành động mạch có thể làm giảm lưu lượng máu đến nuôi cơ tim trong thời gian ngắn.

Ai là người có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim?

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim nếu có càng nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:

– Mỡ máu cao (đặc biệt là nồng độ cholesterol “xấu” LDL cao và cholesterol “tốt” HDL thấp).

– Huyết áp cao

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim

– Mắc bệnh tiểu đường

– Hút thuốc lá

– Tuổi cao: Đàn ông trên 45 tuổi hoặc phụ nữ sau tuổi mãn kinh.

– Thừa cân, béo phì.

– Lười vận động.

– Chủng tộc: người da đen, người Mỹ gốc Mexico, người Mỹ bản địa, người Hawaii bản địa hoặc người Mỹ gốc Á. Nguy cơ gia tăng là do tỷ lệ cao huyết áp, béo phì và tiểu đường ở những chủng tộc này cao hơn.

Người béo phì có nguy cơ cao bị thiếu máu cơ tim

Biến chứng của thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim nếu không được quản lý điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

– Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim có thể thay đổi thất thường do cơ tim bị tổn thương hoặc thiếu nguồn cung cấp máu. Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, có thể tiềm ẩn nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim, chúng có thể di chuyển lên não gây biến chứng đột quỵ.

– Nhồi máu cơ tim: Động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, khiến một phần cơ tim không nhận đủ oxy trong thời gian dài, vùng cơ đó sẽ bị chết đi không thể phục hồi. Tình trạng này được gọi là nhồi máu cơ tim (Hội chứng mạch vành cấp tính).

– Suy tim: Cơ tim không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng hoặc do bị tổn thương sau nhồi máu cơ tim sẽ trở nên suy yếu, không thể cung cấp đủ máu cần thiết theo nhu cầu của cơ thể và dẫn tới suy tim. Rối loạn nhịp tim cũng góp phần gây ra suy tim hoặc khiến cho tình trạng thiếu máu cơ tim trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị thiếu máu cơ tim

Mục tiêu của điều trị thiếu máu cục bộ là cải thiện lưu lượng máu đến nuôi cơ tim và kiểm soát các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh. Điều này có thể được thực hiện bằng những phương pháp điều trị sau:

Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị thiếu máu cơ tim bao gồm:

– Thuốc hạ mỡ máu: như statin, chất cô lập axit mật, niacin, fibrat… giúp làm giảm nồng độ cholesterol máu.

– Thuốc hạ áp: như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

– Thuốc giãn mạch: giúp làm giảm đau thắt ngực như nhóm nitrat (nitroglycerin) hoặc ranolazine.

– Thuốc chống đông máu: để dự phòng biến chứng từ cục máu đông, chẳng hạn như aspirin, warfarin, clopidogrel…

Điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ dùng thuốc theo đơn, bao gồm cả những loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim và tất cả các bệnh lý mắc kèm khác.

Điều trị bằng thảo dược

Vai trò của thảo dược đông y trong điều trị bệnh thiếu máu cơ tim ngày càng được thể hiện rõ trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt phải kể đến các thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống oxy hóa và chống cục máu đông như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm, Mạch môn, Sơn tra đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả trong điều trị thiếu máu cơ tim.

Nghiên cứu khảo sát của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường về tác dụng của Vương Tâm Thống – viên uống chứa các thành phần thảo dược này cũng cho thấy, 97.76% người bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) đánh giá rất hài lòng chỉ sau 1 tháng sử dụng.

Nhận định về tác dụng của Vương Tâm Thống trên người bệnh tim mạch nói chung và người bệnh thiếu máu cơ tim nói riêng, GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cho rằng Vương Tâm Thống là sản phẩm đáng tin cậy, có thể dùng rộng rãi cho mọi người bệnh tim mạch. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia và người dùng tại buổi tổng kết khảo sát qua video dưới đây:

Tổng kết chương trình khảo sát đánh giá độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống.

Cũng nhờ giải pháp điều trị thảo dược này, hàng ngàn người bệnh thiếu máu cơ tim đã thoát khỏi tình trạng đau ngực, khó thở, mệt mỏi… mà không cần phẫu thuật dù mạch vành tắc hẹp nặng. Bạn có thể tìm hiểu chia sẻ của họ TẠI ĐÂY . Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0987.45.49.48.

Điều chỉnh lối sống

Một vấn đề quan trọng trong điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ mà bất kì người bệnh nào cũng không thể bỏ qua là giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống. Cụ thể như sau:

– Bỏ hút thuốc: Nếu bạn đang hút thuốc lá, thuốc lào thì hãy từ bỏ ngay thói quen này; đồng thời tránh xa môi trường phải hít khói thuốc thụ động.

– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Các chế độ ăn kiêng tốt cho người bệnh thiếu máu cơ tim như chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH đều nhấn mạnh phải cắt giảm muối, đường, thực phẩm giàu chất béo bão hòa (thịt đỏ, nội tạng, lòng đỏ trứng…) và tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, thịt trắng…

– Hạn chế sử dụng rượu bia: Nếu không thể kiêng hoàn toàn, có thể uống không quá một ly rượu vang nhẹ (khoảng 12 độ) mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

– Tăng cường vận động: Bạn có thể giảm nguy cơ đau tim bằng cách tập thể dục vừa sức 30 phút hoặc đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, duy trì ít nhất 5 lần/tuần.

Phẫu thuật

– Nong mạch và đặt stent: Một ống thông dài mảnh sẽ được luồn theo đường mạch máu từ bẹn hoặc cánh tay đến vị trí mạch vành tim bị hẹp. Tại đó, bóng nong ở đầu ống được bơm căng để nén mảng xơ vữa lại và một stent (khung kim loại) sẽ được đặt ngay tại vị trí vừa nong để giữ cho động mạch luôn được mở rộng.

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ sử dụng mạch máu từ một bộ phận khác của cơ thể để tạo thành cầu nối, bắc qua các động mạch vành bị tắc nghẽn. Cầu nối này cho phép máu lưu thông đến vùng cơ tim bị thiếu máu, bỏ qua đoạn mạch vành bị tắc hẹp.

Phương pháp này cần thực hiện bằng cách mở lồng ngực, nên thường chỉ được dành cho người bệnh có nhiều nhánh động mạch vành bị tắc hẹp, không thể đặt stent.

– Phản xung động ngoại biên tăng cường (Enhanced External Counter Pulsation – EECP): Trong phương pháp này, vòng bít bơm hơi (giống như vòng bít của máy đo huyết áp cơ) được sử dụng để ép các mạch máu ở phần dưới cơ thể nhằm cải thiện lưu lượng máu đến tim; đồng thời tạo ra các đường dẫn máu tự nhiên (tuần hoàn bàng hệ) xung quanh các động mạch vành bị tắc nghẽn.

EECP là một phương pháp điều trị khả thi cho những người bệnh thiếu máu cơ tim bị đau thắt ngực ổn định mãn tính không thể can thiệp phẫu thuật và bệnh tình không thuyên giảm khi dùng thuốc.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17848-myocardial-ischemia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/myocardial-ischemia/symptoms-causes/syc-20375417