Suy tim – Hiểu rõ bệnh và giải pháp trị để kéo dài tuổi thọ

Suy tim – Hiểu rõ bệnh và giải pháp trị để kéo dài tuổi thọ

Suy tim đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu khi hiện nay trên thế giới đã có khoảng trên 26 triệu người được chẩn đoán suy tim. Nếu không may mắc phải hội chứng này, đã đến lúc bạn cần tìm hiểu kỹ về bệnh để biết cách kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Suy tim là gì?

Suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động như quan niệm sai lầm của nhiều người. Thực chất, suy tim là tình trạng cơ tim bị suy yếu nên không thể bơm đủ máu để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Trong thời gian đầu, các buồng tim có thể thay đổi cấu trúc để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt bằng cách căng giãn để chứa được nhiều máu hơn hoặc trở nên cứng và dày lên để tăng lực co bóp. Tuy nhiên, hậu quả cuối cùng khó tránh khỏi là thành cơ tim sẽ trở nên suy yếu và bơm máu kém hiệu quả. Máu bị tích tụ tại các cơ quan như tay, chân, phổi… nên tình trạng này còn được gọi là suy tim sung huyết (ứ máu).

Triệu chứng suy tim

Ở giai đoạn đầu có thể bạn không hề cảm nhận thấy bất kì dấu hiệu suy tim nào do cơ chế bù trừ của tim vẫn còn hiệu quả. Theo thời gian, các triệu chứng của suy tim có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Bao gồm:

–       Khó thở: do máu bị ứ tại phổi làm cản trở lưu thông khí tại các phế nang; mức độ khó thở tăng khi tập thể dục hoặc khi nằm. Nhiều người bệnh phải thức giấc giữa đêm vì khó thở.

–       Mệt mỏi: Tim không bơm đủ máu giàu oxy đến các cơ quan và các chi sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, chân tay vô lực.

–       Phù: ở mắt cá chân, bàn chân và bụng; đồng thời gây tăng cân bất thường do cơ thể bị giữ nước.

–       Tiểu đêm nhiều lần: Trọng lực khiến lượng máu đến thận nhiều hơn khi nằm. Vì vậy, thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn và làm tăng nhu cầu đi tiểu về đêm.

–       Chóng mặt, lú lẫn, khó tập trung, ngất xỉu: do tim không bơm đủ máu giàu oxy lên não.

–       Đánh trống ngực: Khi cơ tim không bơm đủ lực, tim sẽ phải đập nhanh hơn để cố gắng đẩy máu giàu oxy đến các cơ quan, dẫn đến rối loạn nhịp tim.

–       Ho khan: Ho do suy tim thường nặng hơn khi nằm hoặc cúi xuống do lượng máu bị ứ tại phổi tăng lên.

–       Rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, chán ăn, khó tiêu, buồn nôn do dịch bị ứ trệ và lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa giảm.

4-1

Một số triệu chứng của suy tim

Nguyên nhân suy tim

Suy tim thường phát triển sau khi các bệnh lý khiến cho tim bị tổn thương hoặc suy yếu, chẳng hạn như:

–       Bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim):Bệnh mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim. Căn bệnh này là kết quả của sự xuất hiện của mảng xơ vữa trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim.

–       Nhồi máu cơ tim: thường xảy ra khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ làm xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành, khiến cơ tim bị hoại tử và không thể phục hồi.

–       Huyết áp cao: Huyết áp cao khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn mức bình thường để lưu thông máu khắp cơ thể, lâu dần cơ tim sẽ trở nên cứng và suy yếu.

–       Bệnh van tim: Van tim bị tổn thương khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn và yếu dần theo thời gian.

–       Tổn thương cơ tim: có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh tự miễn; nhiễm trùng; lạm dụng rượu, ma túy; tác dụng phụ của thuốc…

–       Dị tật tim bẩm sinh: Nếu các buồng tim hoặc van tim không được hình thành chính xác ngay từ thời kì bào thai, các bộ phận khỏe mạnh của tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, điều này có thể dẫn đến suy tim.

–       Rối loạn nhịp tim: Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm cũng có thể dẫn đến suy tim.

–       Các bệnh mạn tính khác: như bệnh tiểu đường, HIV, bệnh tuyến giáp; tích tụ sắt hoặc protein cũng góp phần gây ra suy tim mãn tính.

Ngoài ra, suy tim cấp tính cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp như sốc phản vệ, thuyên tắc phổi, nhiễm trùng nặng, virus tấn công cơ tim điển hình như Covid 19…

Suy tim có nguy hiểm không?

Suy tim không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như:

–       Suy thận: do suy tim làm giảm lưu lượng máu đến thận và hạn chế khả năng lọc máu của thận. Người bị suy thận nặng có thể phải lọc máu để điều trị.

–       Suy gan: Sự tích tụ máu và làm tăng áp lực tại gan sẽ gây tổn thương gan, khiến gan khó hoạt động bình thường, cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan, suy gan.

–       Các vấn đề về van tim: Các van của tim không thể hoạt động bình thường khi tim bị giãn rộng hoặc áp lực trong tim tăng lên rất cao do suy tim sẽ gây ra bệnh van tim.

–       Rối loạn nhịp tim: Các rối loạn nhịp tim vừa có thể là yếu tố nguy cơ gây suy tim, vừa là hậu quả của suy tim không được điều trị.

4-2

Suy tim có thể gây ra biến chứng xơ gan

Suy tim sống được bao lâu?

Nhìn chung người bệnh suy tim thường có tiên lượng kém, trừ khi phát hiện được nguyên nhân và điều trị sớm. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh suy tim sẽ phụ thuộc vào mức độ triệu chứng và tình trạng rối loạn chức năng tâm thất, dao động từ 10 – 40% mỗi năm.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm nằm viện ở người bệnh suy tim vào khoảng 35% bất kể phân suất tống máu. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh suy tim như độ tuổi mắc bệnh, mức độ bệnh, các bệnh mắc kèm… Người bệnh có thể tử vong một cách đột ngột ngay cả khi không phải trong những đợt suy tim cấp tính xen kẽ. Vì vậy không thể đưa ra tiên lượng chính xác người bệnh suy tim có thể sống được bao lâu.

Điều trị suy tim

Mặc dù suy tim là một hội chứng có xu hướng tiến triển dần theo thời gian, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và kéo dài tuổi thọ với những phương pháp điều trị sau:

Thuốc điều trị suy tim

Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng và dự phòng biến chứng cho người bệnh suy tim. Các nhóm thuốc thường dùng là:

–       Thuốc trợ tim: như digoxin giúp làm tăng lực co bóp, tăng khả năng bơm máu của tim.

–       Thuốc chống đông máu: dùng để dự phòng biến chứng do cục máu đông như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

–       Thuốc lợi tiểu: giúp đào thải bớt dịch dư thừa, hạ huyết áp; giảm tình trạng phù, ho, khó thở… do ứ huyết.

–       Thuốc chống loạn nhịp tim: thường dùng nhất là thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi để giảm nhịp tim nhanh, giảm khối lượng công việc cho tim.

–       Thuốc giãn mạch: như nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II để hạ huyết áp, giúp cho tim bơm máu được dễ dàng hơn.

Giải pháp thảo dược cho người bệnh suy tim

Theo y học cổ truyền, Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… là những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, khử ứ nên hỗ trợ rất tốt trong việc giải quyết các triệu chứng và đẩy lùi các biến chứng của suy tim.

Các nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng đã chứng minh lợi ích của những vị thảo dược này. Điển hình như nghiên cứu về hoạt chất berberin có trong thảo dược Hoàng bá của Khoa Tim mạch, Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) cho thấy, berberin có tác dụng làm tăng phân suất tống máu, giảm rối loạn nhịp tim cho người bệnh suy tim nặng.

Một nghiên cứu khác về thảo dược Bồ hoàng của Đại học Y khoa Nam Kinh (Trung Quốc) cũng cho thấy, Bồ hoàng có tác dụng giãn mạch, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, nhờ đó giúp giải quyết nhanh các triệu chứng ứ huyết ở người bệnh suy tim như ho, phù, mệt mỏi, khó thở…

Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống, người bệnh suy tim có thể dùng kết hợp với thuốc chính để tăng hiệu quả điều trị. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của người bệnh đã trải nghiệm với giải pháp điều trị này qua video dưới đây:

Bí quyết điều trị suy tim bằng giải pháp đông tây y kết hợp

Nhờ kiên trì áp dụng đúng giải pháp, nhiều người bệnh suy tim đã cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Nếu bạn cũng muốn trở thành một trong số họ, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0987.45.49.48 để được tư vấn chi tiết.

Duy trì thói quen sống khoa học

–       Điều chỉnh chế độ ăn: Người bệnh suy tim cần cắt giảm lượng muối, đường và các thực phẩm giàu chất béo; tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin từ rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám…

–       Tăng cường vận động: duy trì luyện tập thể dục vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh vận động gắng sức.

–       Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác.

–       Khám sức khỏe tim mạch định kì 1 – 2 lần/năm.

–       Giải tỏa căng thẳng, lo âu bằng cách tập thiền, yoga, luyện hít thở sâu, tham gia các hoạt động giải trí… để tránh gây áp lực cho tim.

Phẫu thuật

Nếu dùng thuốc và điều chỉnh lối sống không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật.

Người bệnh suy tim do tắc hẹp mạch vành sẽ cần phải thực hiện nong mạch, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Đối với trường hợp suy tim do bệnh van tim, bác sĩ sẽ tiến hành nong van, sửa van hoặc thay thế toàn bộ van tim bị hỏng bằng một van tim nhân tạo. Ghép tim là phương án cuối cùng đối với người bệnh suy tim nặng đã tìm được tim hiến tặng phù hợp.

Nhiều người cảm thấy rất khó khăn khi phải sống chung với bệnh suy tim nhưng bạn không cần quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và có được chất lượng cuộc sống tốt hơn nếu biết chăm sóc bản thân và tuân thủ đúng giải pháp điều trị.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/heart-disease/guide-heart-failure

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17069-heart-failure-understanding-heart-failure