Sỏi niệu quản – triệu chứng, nguyên nhân & cách trị

Sỏi niệu quản – triệu chứng, nguyên nhân & cách trị

Nếu bạn bị bí tiểu, khó tiểu, tiểu rắt, đau vùng bụng dưới…, hãy cẩn trọng vì bạn có nguy cơ cao bị sỏi niệu quản – một bệnh tiết niệu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống nếu không được trị kịp thời. Những thông tin ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và kiểm soát tốt căn bệnh này.

Sỏi niệu quản là bệnh gì?

Sỏi niệu quản là những “viên đá” cứng nằm kẹt trong ống niệu quản – đoạn ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Bản chất của sỏi niệu quản là các khoáng chất trong nước tiểu bị kết tinh lại, tạo thành các tinh thể bên trong túi thừa niệu quản hoặc do sỏi thận di chuyển đến.

Các loại sỏi niệu quản

Niệu quản gồm 2 nhánh trái và phải, do vậy sỏi niệu quản cũng được phân chia thành sỏi niệu quản trái và sỏi niệu quản phải.

Ngoài ra, tùy thuộc theo vị trí trong ống niệu quản mà sỏi cũng được phân thành sỏi 1/3 niệu quản trên (sỏi ở đoạn nối giữa niệu quản và bể thận), sỏi 1/3 niệu quản giữa (sỏi ở đoạn bắt chéo qua động mạch chậu) và sỏi 1/3 niệu quản dưới (sỏi ở đoạn nối giữa niệu quản và bàng quang).

6 triệu chứng đặc trưng giúp nhận biết sỏi niệu quản sớm

Niệu quản có kích thước nhỏ hẹp, do vậy khi sỏi xuất hiện sẽ gây bít tắc đường tiểu hoặc cọ xát làm trầy xước niêm mạc niệu quản và gây ra các triệu chứng khó chịu sau:

– Đau vùng thắt lưng, bụng dưới: Cơn đau quặn từng cơn vài phút hoặc đau dai dẳng 20 phút đến hàng giờ ở vùng hố thắt lưng rồi lan sang xuống vùng bụng dưới, vùng sinh dục ngoài.

– Tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bí tiểu: cảm thấy buồn tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần tiểu rất ít.

– Tiểu rát, tiểu buốt: nước tiểu chảy qua khiến viên sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu quản gây cảm giác rát buốt, khó chịu.

– Tiểu ra máu: niêm mạc niệu quản bị trầy xước và các mạch máu nhỏ có thể nứt vỡ làm máu hòa vào nước tiểu, khiến nước tiểu có màu đỏ hồng như nước rửa thịt.

– Tiểu đục, có mùi hôi: sỏi có thể gây viêm đường tiết niệu, nước tiểu đục màu, mùi hôi khó ngửi do các chất thải từ phản ứng viêm.

– Buồn nôn, ớn lạnh, sốt: đây cũng là dấu hiệu của biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi, người bệnh sốt cao, kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn, ớn lạnh…

Đau quặn bụng dưới là 1 trong 6 triệu chứng đặc trưng của sỏi niệu quản

Khi thấy có triệu chứng kể trên, bạn nên đi khám ngay và có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0987.45.49.48 để được tư vấn về giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn.

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản hình thành do nồng độ các khoáng chất khó tan (canxi, cystine, oxalat) tăng cao trong nước tiểu, nguyên nhân là vì:

– Thói quen ít uống nước, ở môi trường khô nóng gây toát nhiều mồ hôi khiến nước tiểu bị cô đặc hơn bình thường.

– Ăn dư muối, dư đạm động vật.

– Chế độ ăn thiếu cân đối nhóm thực phẩm giàu canxi hoặc oxalat.

– Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

– Mắc một số bệnh như tiêu chảy mạn tính, viêm dạ dày ruột, viêm tiết niệu, nhiễm toan ống thận, rối loạn chuyển hóa, cường giáp…

– Có bất thường về cấu trúc niệu quản như hẹp niệu quản, niệu quản có sẹo…

Những biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản thường nhỏ nhưng do nằm ở vị trí nước tiểu lưu thông thường xuyên nên nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng vô cùng nguy hiểm, tắc đường tiết niệu, ứ nước tại thận, giãn bể thận niệu quản, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng máu, suy thận…

Tổng hợp các cách điều trị sỏi niệu quản

Trị sỏi niệu quản bằng thuốc tây

Tùy vào mức độ và các triệu chứng thực tế mà người bệnh gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc sau để điều trị sỏi niệu quản:

– Nhóm chống viêm, giảm đau: giúp giảm bớt triệu chứng đau quặn bụng, tiểu buốt rát do sỏi.

– Nhóm giãn cơ trơn đường tiết niệu: giúp niệu quản giãn rộng hơn để viên sỏi dễ dàng di chuyển qua và đào thải ra ngoài sớm hơn.

– Nhóm làm thay đổi pH nước tiểu (kiềm hóa nước tiểu): giúp hạn chế các khoáng chất kết tinh tạo sỏi mới hoặc ngăn cản viên sỏi cũ tăng kích thước.

– Nhóm làm giảm nồng độ khoáng chất: thuốc giảm acid uric, giảm nồng độ cystine…

– Nhóm lợi tiểu để tăng khả năng bào mòn sỏi niệu quản.

– Nhóm kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm biến chứng viêm tiết niệu.

Người bệnh nên lưu ý, các thuốc tây trị sỏi niệu quản cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhịp tim nhanh, phát ban…

Trị sỏi niệu quản bằng thảo dược tự nhiên

Sỏi niệu quản hay sỏi tiết niệu thường tái phát theo cơ địa, bởi vậy dù có đi mổ tán sỏi hay không thì việc sử dụng thảo dược tự nhiên cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị đào thải sỏi và phòng ngừa tái phát.

Nổi tiếng nhất trong điều trị sỏi tiết niệu hiện nay vẫn là vị thuốc Kim tiền thảo, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế đều đã chứng minh được rằng, Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu mạnh, giúp làm mòn sỏi và tăng nồng độ citrate – một chất có khả năng ngăn cản khoáng chất kết tinh tạo sỏi.

Ngoài ra, một số thảo dược tự nhiên khác như Bán biên liên, Hoàng bá, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử, Nhọ nồi cũng đã được nghiên cứu là có khả năng kiềm hóa nước tiểu, kháng khuẩn chống viêm tự nhiên, qua đó giúp làm giảm nguy cơ tạo sỏi mới và phòng biến chứng do sỏi gây ra.

Bởi vậy, theo các chuyên gia tiết niệu đầu ngành như PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết thuộc Bệnh viện Quân y 103, sử dụng những sản phẩm chứa kết hợp Kim tiền thảo cùng Bán biên liên, Hoàng bá, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử, Nhọ nồi như Stonebye chính là giải pháp hữu ích giúp nhanh bài sỏi, loại bỏ tình trạng tiểu buốt, tiểu rát, tiểu rắt nhiều lần, ngăn sỏi tái lại, tránh phải phẫu thuật và tránh phải sử dụng nhiều loại thuốc tây kéo dài.

Stonebye được chuyên gia đánh giá cao trong hỗ trợ trị sỏi niệu quả, sỏi thận

Với những lợi ích thiết thực đã được kiểm chứng, Stonebye đã giúp hàng triệu người loại bỏ được sỏi niệu quản, sỏi thận, từ đó dứt hẳn những cơn đau quặn cùng chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu…, đồng thời hệ tiết niệu cũng hoạt động khỏe mạnh hơn. Ví như trường hợp của anh Đào Văn Quý (Kiên Giang) bị sỏi niệu quản 10mm, nhờ dùng Stonebye mà chỉ sau gần 1 tháng anh đã tiểu ra được viên sỏi này. Dưới đây là chia sẻ của anh:

Bí quyết loại bỏ sỏi niệu quản 10mm tại nhà

Trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nếu sỏi niệu quản quá lớn, đã gây biến chứng thận ứ nước, giãn đài bể thận, nhiễm trùng thận… và không đáp ứng với thuốc. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến là:

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng năng lượng sóng xung kích ESWL: sử dụng sóng âm có tần số lớn để tán vụn nhỏ viên sỏi, sau đó các mảnh vụn tự trôi ra ngoài theo nước tiểu.

– Tán sỏi nội soi ngược dòng: luồn một ống nội soi nhỏ từ niệu đạo lên bảng quang và đến vị trí sỏi niệu quản, sau đó dùng tia laser phá vỡ viên sỏi rồi hút ra ngoài.

– Tán sỏi qua da: gây mê toàn thân, rạch mở một đường qua da và đưa thiết bị vào trong để phá vỡ sỏi.

– Mổ hở lấy sỏi niệu quản: khi viên sỏi quá lớn, mắc kẹt trong các đoạn hẹp niệu quản thì cần mổ hở để lấy ra ngoài.

Những phương pháp phẫu thuật này có điểm chung là loại bỏ ngay viên sỏi, tuy nhiên có thể gây ra một số biến chứng xấu cần cẩn trọng như bầm tím ở vùng lưng, bụng, sót sỏi, chảy máu, rách niệu quản, nhiễm trùng vết mổ… Mặt khác, sau khi phẫu thuật, nếu không chăm sóc tốt, người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị tái phát lại.

Lối sống khoa học giúp phòng ngừa sỏi niệu quản

Sự hình thành và tiến triển của sỏi niệu quản chịu ảnh hưởng khá lớn từ lối sống. Do vậy, để kiểm soát sỏi niệu quản hiệu quả hơn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

– Uống đủ nước khoảng 1.5 – 2.5 lít nước/ngày tùy thể trọng. Nước tiểu có màu vàng nhạt, trong là đã uống đủ nước

– Bổ sung đủ chất xơ qua rau xanh, trái cây tươi.

– Cân đối các thực phẩm chứa canxi (tôm, cua, cá, vừng, đậu, trứng, sữa… ) và oxalat (socola, rau bina, củ đại hoàng…) và nên kết hợp chúng trong cùng một bữa ăn.

– Không ăn quá 2.3g muối/ngày (1 muỗng cà phê)

– Ăn tối đa không ăn quá 150g thịt động vật mỗi ngày.

– Tránh sử dụng cà phê, rượu, bia, thuốc lá…

– Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, tránh ngồi tại chỗ quá lâu.

Tỷ lệ mắc sỏi niệu quản đang ngày một tăng bởi lối sống công nghiệp hóa hiện tại. Nếu trị sớm, căn bệnh này không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để lâu hoặc tái phát nhiều lần, hệ tiết niệu sẽ bị giảm chức năng, ảnh hưởng lớn đến đời sống. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn tự tin hơn nếu gặp phải căn bệnh này.

Dược sĩ Huyền Trần

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/kidney-stones/surgery-for-kidney-stone