Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hữu hiệu

Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hữu hiệu

Sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu. Những viên sỏi này nếu không điều trị đúng cách có thể phát triển đến kích thước “kỷ lục” và gây nên biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, rối loạn chức năng bàng quang,…. Do vậy, cần hiểu rõ về chứng bệnh này.

Sỏi bàng quang là gì, có đặc điểm thế nào?

Sỏi bàng quang là những khối rắn hình thành trong bàng quang (còn gọi là bọng đái hay túi chứa nước tiểu) xuất hiện do sự lắng đọng và kết tinh các khoáng chất trong nước tiểu. Những viên sỏi này có thể do sỏi từ trên thận, niệu quản di chuyển xuống.

Sỏi bàng quang đa phần có hình tròn, nhẵn, ít xù xì góc cạnh, có thể chỉ là một hoặc nhiều viên kết dính lại tạo thành “ổ sỏi”. Sỏi bàng quang ở nam giới thường phổ biến hơn ở nữ giới.

Triệu chứng sỏi bàng quang cần nhận biết sớm

Trường hợp sỏi bàng quang kích thước nhỏ có thể tự đào thải qua nước tiểu mà không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên khi sỏi gia tăng về kích thước, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như sau:

Đau tức bụng dưới: Khi viên sỏi di chuyển lăn qua lăn lại cọ xát vào thành bàng quang sẽ gây đau bụng dưới âm ỉ, thỉnh thoảng đau dữ dội

Tiểu buốt, khó tiểu: Cảm giác khó khăn khi bắt đầu tiểu như có vật cản

Tiểu ngắt ngừng: Dòng nước tiểu đột nhiên tắc lại kèm theo triệu chứng đau buốt bộ phận sinh dục, đặc biệt là ở nam giới

Tiểu rắt, tần suất đi tiểu tăng rõ rệt, đặc biệt là vào ban đêm

– Nước tiểu đục, sẫm màu hoặc xuất hiện máu trong nước tiểu: đây là dấu hiệu cảnh báo viên sỏi gây nhiễm trùng bàng quang và viêm ngược dòng lên thận

Sỏi bàng quang thường không phổ biến ở trẻ em, nếu có thường đi kèm với triệu chứng đái dầm (do sỏi gây kích thích), hẹp bao quy đầu (ở bé trai) và cương cứng dương vật kéo dài hàng giờ.

Cần nhận biết đúng các triệu chứng sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang dễ hình thành là do đâu?

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến viên sỏi bàng quang dễ hình thành và tăng về kích thước:

– Sỏi thận: Theo dòng chảy nước tiểu, viên sỏi có thể rơi từ thận xuống và kẹt lại tại bàng quang

Phì đại tuyến tiền liệt: Ở nam giới, khi tuyến tiền liệt bị sưng viêm, kích thước tuyến tăng lên sẽ chèn ép niệu đạo và bóp chặt cổ bàng quang khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài

– Hội chứng bàng quang kích thích: Các dây thần kinh trong bàng quang đảm nhiệm gửi tín hiệu đến não bộ nên khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và tháo rỗng của túi chứa này, làm tăng nguy cơ kết tinh sỏi

– Túi thừa bàng quang: Kích thước túi thừa quá lớn sẽ cản trở sự tháo rỗng của bàng quang

Sa bàng quang (Cystocele): Ở một số phụ nữ do thành bàng quang bị suy yếu và tụt xuống gần âm đạo nên nước tiểu không được loại bỏ hoàn toàn

– Bệnh viêm bàng quang: Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ tạo sỏi bàng quang

– Ảnh hưởng từ thiết bị y tế: như ống thông tiểu, dụng cụ tránh thai

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang

Tuổi tác và giới tính: Sỏi bàng quang thường phổ biến ở nam giới từ 50 tuổi trở lên

– Người mắc các bệnh tuyến tiền liệt như: U xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, sẹo bàng quang,…

– Người bị tổn thương tủy sống, đột quỵ, thoát vị đĩa đệm, bệnh Parkinson, tiểu đường,..

– Người có chế độ ăn mất cân đối: ăn nhiều chất béo, muối, đường, ít vitamin và uống ít nước

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang càng lớn, nguy cơ gặp biến chứng càng cao, cụ thể là:

– Viêm bàng quang, viêm thận ngược dòng: Viên sỏi là nơi trú ngụ của vi khuẩn hoặc khi cạnh sỏi cọ vào thành bàng quang gây tổn thương, chảy máu, nhiễm trùng. Tình trạng này có thể lan đến thận gây nguy hiểm.

– Rò bàng quang: Sỏi làm tổn thương bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn kèm theo nhiều bất tiện trong sinh hoạt

– Rối loạn chức năng bàng quang mãn tính: Người bệnh phải đối mặt với tình trạng tiểu són, tiểu buốt, tiểu rắt kéo dài

Sỏi bàng quang cần điều trị sớm để tránh biến chứng viêm bàng quang

Cách chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang

Ngoài triệu chứng, để xác định chính xác sỏi bàng quang thì cần tiến hành một số xét nghiệm như sau:

– Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm định lượng nồng độ các khoáng chất kết tinh và kiểm tra xem có máu, vi khuẩn hay không

– Nội soi bàng quang: Xác định số lượng, kích thước và vị trí sỏi trong bàng quang

– Siêu âm bàng quang: Giúp phát hiện sỏi bằng sóng siêu âm

– Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp xác định chính xác sỏi kể cả kích thước nhỏ

– Chụp X – quang: Phương pháp này chi phí thấp nhằm xác định sỏi trong hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang

Tổng hợp cách điều trị bệnh sỏi bàng quang

Tùy theo kích thước và mức độ sỏi bàng quang sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay, thường áp dụng một số phương pháp như sau:

Thuốc tây trị sỏi bàng quang

Với trường hợp sỏi nhỏ hoặc trung bình (dưới 30mm), việc điều trị sẽ ưu tiên dùng thuốc kết hợp sản phẩm thảo dược để bào mòn đào thải sỏi tự nhiên.

– Thuốc giảm đau, chống viêm: paracetamol, ibuprofen, diclofenac,…

– Thuốc giãn cơ trơn: chất ức chế thụ thể adrenergic hay ức chế kênh Ca2+ như buscopan, drotaverine

– Thuốc lợi tiểu: furosesmid, spirololacton

– Thuốc kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn: trimethoprim/sulfamethoxazole, doxycycline, cephalexin 

 – Thuốc trị sỏi theo thành phần: như thuốc kiềm hóa nước tiểu (kali citrate), thuốc giảm nồng độ acid uric (allopurinol), thuốc giảm nồng độ cystine,…

Thảo dược trị sỏi bàng quang

Thuốc tây có ưu điểm là xoa dịu nhanh các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt ngừng,… tuy nhiên rất khó tác động đến căn nguyên gây sỏi. Do vậy, để đẩy nhanh quá trình trục xuất sỏi và phòng ngừa biến chứng, việc kết hợp dùng thảo dược truyền thống sẽ được ưa tiên dùng hơn. Tiêu biểu phải kể đến bộ 7 thảo dược: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi.

Hiện nay, nghiên cứu khoa học tại các quốc gia lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…. càng giúp làm sáng tỏ thêm vai trò của những thảo dược này trong việc hỗ trợ bài sỏi và chống tái phát:

Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử: Giúp lợi tiểu, bào mòn, giảm kích thước sỏi để nhanh đào thải. Ngoài ra, Kim tiền thảo, Râu mèo có khả năng kiềm hóa nước tiểu, ngăn chặn sự hình thành sỏi mới trong đường tiết niệu

– Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi: Giúp giãn cơ trơn, giảm đau, tạo điều kiện để sỏi di chuyển dễ dàng không gây trầy xước. Ngoài ra, các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm, chống phù nề, phòng ngừa nhiễm trùng bàng quang

Dựa trên những công dụng này, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu, tính toán liều lượng kỹ lưỡng của từng thảo dược tạo nên viên uống Stonebye hỗ trợ tốt cho những người bị sỏi bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Đây là giải pháp an toàn, tiện lợi thay cho việc phải đun sắc thảo dược thủ công.

Kết hợp chữa sỏi bàng quang bằng thảo dược cho hiệu quả cao

Đánh giá về tác dụng của Stonebye với bệnh sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc BV YHCT Trung Ương) khẳng định:

 “7 thành phần trong Stonebye nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ cho người bị sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu, đảm bảo khả năng bào mòn, đào thải sỏi, chống viêm, kháng khuẩn, giãn cơ trơn, giảm những tổn thương đường tiểu để viên sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài.”

Stonebye dưới góc nhìn của chuyên gia tiết niệu

Phẫu thuật trị sỏi bàng quang

Trường hợp sỏi bàng quang kích thước quá lớn, sỏi mắc kẹt tại các điểm nối niệu quản – bàng quang hoặc bàng quang – niệu đạo không thể đào thải qua nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách phẫu thuật. Hiện nay có một số phương pháp như sau:

– Tán sỏi ngoài cơ thể

– Tán sỏi nội soi ngược dòng

– Mổ mở lấy sỏi

Lưu ý rằng, các kỹ thuật này giúp loại sỏi nhanh nhưng vẫn có thể tiềm ẩn một số biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, sót lại cặn lắng khiến sỏi dễ tái phát sau một thời gian ngắn,…

Chế độ sinh hoạt khi điều trị sỏi bàng quang

Khi có sỏi bàng quang, bạn nên xây dựng một lối sống khoa học theo hướng dẫn sau:

– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày và bổ sung thêm chất lỏng nếu làm việc trong môi trường nóng bức hoặc ra nhiều mồ hôi 

– Tăng cường rau củ quả tươi như cam, bưởi, chanh, quýt, các loại rau có màu xanh đậm

– Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm với lượng 800 – 1200mg/ngày từ các loại sữa, trứng, hải sản,…

– Cân đối hai nhóm chất canxi và oxalat (rau bina, khoai lang, củ đại hoàng,…), tốt nhất nên kết hợp trong cùng một bữa ăn

– Không ăn quá mặn, lượng muối mỗi ngày không quá 2,3g/ngày. Hạn chế các đồ ăn đóng hộp chứa nhiều hơn 20% natri

– Không tiêu thụ quá nhiều đạm động vật từ các loại thịt đỏ, lượng thịt tối đa là 150g/ngày

– Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá

– Không nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một tư thế

– Vận động thể thao hàng ngày như đi bộ, chạy bộ, cầu lông, bơi lội,…

– Định kỳ đi siêu âm kiểm tra sức khỏe, phát hiện sỏi kịp thời.

Hiểu rõ bệnh sỏi bàng quang để phát hiện sớm và có hướng can thiệp phù hợp là điều cần thiết. Mong rằng thông tin trên đã giúp bạn và người thân trang bị nhiều kiến thức bổ ích. Nếu cần giải đáp thêm các vấn đề liên quan, bạn hãy liên hệ qua tổng đài 0987.45.49.48 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/bladder-stones/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/184998