Rối loạn tiền đình – Hiểu từ nguyên nhân đến cách điều trị

Rối loạn tiền đình – Hiểu từ nguyên nhân đến cách điều trị

Rối loạn tiền đình là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, người bệnh thường rơi vào tình trạng chóng mặt, chao đảo đầu óc, đi đứng loạng choạng kèm mất ngủ, mệt mỏi triền miên khiến sức khỏe giảm sút. Bởi vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của rối loạn tiền đình để điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là bệnh lý gây ra tình trạng mất thăng bằng tư thế do tổn thương liên quan đến hệ thống tiền đình.

Có thể hiểu rằng, hệ tiền đình gồm những bộ phận nằm ở tai trong và não có chức năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế, dáng bộ, đảm bảo phối hợp cử động giữa toàn thân, mắt và đầu. Bởi vậy, bất cứ một tổn thương nào tại hệ thống này đều có thể làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình, điển hình là chóng mặt, mất thăng bằng.

Bệnh được chia thành 2 loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương:  

– Rối loạn tiền đình ngoại biên: Chiếm đa số từ 90 – 95% trường hợp, do tổn thương phần tiền đình nằm ở tai trong, thường biểu hiện triệu chứng rầm rộ là cơn chóng mặt thoáng qua đột ngột.

– Rối loạn tiền đình trung ương: Dạng này ít gặp, do tổn thương ở nhân tiền đình nằm ở trong não, các triệu chứng không rầm rộ như rối loạn tiền đình ngoại biên.

Rối loạn tiền đình xảy ra do tổn thương tại hệ thống tiền đình

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

– Rối loạn tiền đình ngoại vi có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: Viêm dây thần kinh tiền đình do virus, u dây thần kinh số 8, viêm tai giữa, chấn thương và dị dạng tai trong, nhiễm độc tai do thuốc, bệnh Meniere, rối loạn chuyển hóa (suy giáp, tăng ure máu, tiểu đường)…

– Rối loạn tiền đình trung ương thường do các nguyên nhân tại não như nhồi máu não, u não, xuất huyết não, đau nửa đầu Migraine, viêm não, bệnh Parkinson, rối loạn tuần hoàn máu não…

Ngoài ra, còn có những yếu tố nguy cơ của bệnh rối loạn tiền đình như: 

– Tuổi tác cao, những người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ.   

– Thường xuyên chịu áp lực tâm lý, căng thẳng, lo lắng quá mức.

– Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thiếu ngủ, ít tập luyện thể thao, chế độ ăn uống không khoa học.

– Phụ nữ sau sinh, phụ nữ đang mang thai, bị mất nhiều máu, mất nước.

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Triệu chứng rối loạn tiền đình biểu hiện phụ thuộc vào mức độ bệnh, nhưng thường có các dấu hiệu chính sau:

– Chóng mặt là đặc trưng nhất, có thể là cơn chóng mặt đột ngột thoáng qua và dữ dội hoặc chóng mặt ở cường độ nhẹ nhưng âm ỉ thường xuyên khiến người bệnh có cảm giác lâng lâng, hoa mắt, đầu óc chao đảo, càng về sau chóng mặt càng nặng hơn.

– Cơ thể mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, không vững, khó duy trì tư thế thẳng mà thường bị nghiêng sang một bên hoặc đi hình zic zắc như người say rượu. Họ cũng gặp nhiều khó khăn khi đi lại trong bóng tối, nhạy cảm với sự thay đổi về độ cao, khó phối hợp động tác.

– Ù tai, nghe như có tiếng ve kêu trong tai, giảm thính lực, nghe kém, thậm chí có thể mất thính lực tạm thời, kèm theo nhạy cảm với âm thanh lớn, dễ bị chóng mặt khi đến nơi đông đúc ồn ào.

– Rung giật nhãn cầu, đôi khi có thể nhìn mờ hoặc nhìn đôi, khó khăn khi theo dõi một vật đang chuyển động, dễ nhạy cảm với ánh sáng nhấp nháy.

– Giảm khả năng tập trung, khó suy nghĩ, trí nhớ kém, dễ quên.

– Buồn nôn, nôn ói, đau đầu, dễ lo lắng.

Rối loạn tiền đình thường gây ra những cơn chóng mặt, mất thăng bằng

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể chỉ gây triệu chứng rầm rộ trong một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể kéo dài lâu, tái diễn thường xuyên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và suy giảm chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, kéo theo đó là những vấn đề sức khỏe như:

– Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc.

– Dễ bị té ngã, tai nạn, chấn thương khi cơn chóng mặt, mất thăng bằng tái phát đột ngột, điều này sẽ rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, vận hành máy móc…

– Tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ, tai biến nếu rối loạn tiền đình xuất phát từ các vấn đề của rối loạn mạch máu não.

Tổng hợp phương pháp điều trị rối loạn tiền đình

Điều trị rối loạn tiền đình bao gồm các phương pháp là dùng thuốc, sản phẩm hỗ trợ, thay đổi lối sống, tập luyện phục hồi chức năng tiền đình và phẫu thuật.

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình

Thường dùng là nhóm thuốc ức chế tiền đình (thuốc kháng cholinergic, kháng histamin) như meclizine, cinnarizin, promethazine, dimenhydrinate, scopolamin… giúp giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Những thuốc này dễ gây tác dụng phụ buồn ngủ, lờ đờ nên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.   

Ngoài ra có thể dùng thêm một số loại thuốc sau:

– Thuốc hỗ trợ tuần hoàn máu não như piracetam, vinpocetine, ginkobiloba…

– Thuốc an thần nhóm benzodiazepine (diazepam) để giúp người bệnh giảm lo lắng và ngủ ngon hơn.

– Acetylleucin, thuốc hỗ trợ tiền đình betahistine, thuốc chống nôn, thuốc chẹn kênh canxi (flunarizin) giúp giảm triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…

– Thuốc kháng sinh, kháng virus, chống viêm để điều trị nguyên nhân nếu bị viêm nhiễm trùng trong tai.

Sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Để tăng hiệu quả điều trị rối loạn tiền đình, phòng ngừa bệnh tái phát và tránh phải dùng thuốc kéo dài, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ chức năng tiền đình như viên uống Hồng Mạch Khang.

Hồng Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ hàng đầu cho người bị rối loạn tiền đình

Theo GS.TS Lê Đức Hinh – Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, các thành phần Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân… trong Hồng Mạch Khang đều có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu rất tốt và an toàn, không có tác dụng phụ gì.

Bởi vậy, sản phẩm sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, mất tập trung… Đồng thời, tăng cường tưới máu cho hệ tiền đình, phục hồi và cải thiện chức năng tiền đình, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.  

Cũng theo kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 96.7% người bệnh ghi nhận các triệu chứng chóng mặt, đau đầu thuyên giảm rõ rệt và sức khỏe cải thiện tốt sau khi dùng Hồng Mạch Khang. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh trong video sau:

Bí quyết thoát khỏi rối loạn tiền đình và huyết áp thấp lâu năm

Tập luyện trị liệu phục hồi chức năng tiền đình

Để quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn, bác sỹ có thể kết hợp thực hiện thêm một số bài tập trị liệu phục hồi chức năng tiền đình, chẳng hạn như:

– Tái định vị Canalith giúp giảm cơn chóng mặt kịch phát lành tính bằng các thao tác di chuyển đầu nhằm thay đổi vị trí của tinh thể otoconia bị lạc chỗ ở tai trong.

– Bài tập mắt: Giữ cố định đầu và nhìn một vật di chuyển hoặc nhìn một vật cố định trong khi xoay đầu sang trái – phải hoặc lên – xuống.

– Bài tập lắc lư: Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, hai tay ôm trước ngực, sau đó lắc lư người trước – sau và sang trái – phải.

– Bài tập Romberg: Đứng thẳng, hai chân chụm sát nhau, 2 tay giơ thẳng phía trước song song với mặt đất và nhắm mắt lại trong 30s.

Phẫu thuật điều trị rối loạn tiền đình

Khi thuốc và các liệu pháp điều trị khác không thể kiểm soát tốt bệnh, phẫu thuật có thể được chỉ định. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà lựa chọn phẫu thuật phù hợp nhằm sửa chữa tổn thương ở tiền đình.

Điều chỉnh lối sống khoa học

Thay đổi lối sống là điều không thể thiếu trong điều trị rối loạn tiền đình. Để cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên chú ý đến các vấn đề sau:

– Hạn chế việc đi lại, lái xe, di chuyển bằng phương tiện giao thông và đến những nơi ồn ào đông đúc trong thời gian đang bị chóng mặt.

– Không uống rượu, bia, cà phê, không hút thuốc lá vì gây mất nước, co thắt mạch máu khiến tình trạng rối loạn tiền đình nặng hơn.

– Tránh căng thẳng tinh thần, không làm việc quá mệt mỏi, áp lực, tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc và nên thư giãn bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc nhẹ…

– Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày, nước sẽ ổn định chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa triệu chứng chóng mặt do mất nước.

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B, Omega-3, rau xanh, trái cây như ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, sữa, thịt gà, hải sản, đậu đỗ, nấm, trứng, cá thu, óc chó…

– Hạn chế không ăn nhiều muối, đường, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.

– Tập thể dục thể thao đều đặn giúp tăng tuần hoàn cung cấp máu cho hệ tiền đình và giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi được bằng những biện pháp nêu trong bài viết. Nếu bạn hay người thân đang phải chịu đựng những cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình, hãy liên hệ đến số 0987.45.49.48 để được chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/vestibular-balance-disorder

https://tuthuyetap.com/