Rối loạn tiền đình: Đừng bỏ qua những thông tin này!

Rối loạn tiền đình: Đừng bỏ qua những thông tin này!

Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh rối loạn tiền đình. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị té ngã chấn thương nguy hiểm, thậm chí nếu kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình càng sớm càng tốt.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là một hội chứng xuất phát từ sự tổn thương của một số bộ phận nằm ở phía sau ốc tai và bên trong não bộ, khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, cơ thể không giữ được thăng bằng gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt,…

Các dạng rối loạn tiền đình và triệu chứng

Bệnh rối loạn tiền đình được chia thành 2 dạng với những biểu hiện đặc trưng khác nhau:

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Đây là dạng phổ biến chiếm 90 – 95%, thường do tổn thương hệ thống tiền đình ở vùng tai trong. Dấu hiệu đặc trưng là:

– Đau đầu, chóng mặt thoáng qua khi xoay lắc đầu, thay đồi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng

– Một số ít trường hợp chóng mặt kéo dài không thể đứng vững hoặc di chuyển

Rối loạn tiền đình trung ương

Dạng bệnh này ít gặp hơn, nguyên nhân là do tổn thương nhân tiền đình ở thân não và tiểu não liên quan đến tình trạng tai biến, viêm, u não,…Triệu chứng thường rất rầm rộ, người bệnh đi đứng khó khăn, có thể xuất hiện nôn ói.

Bên cạnh đó, những người bị rối loạn tiền đình thường kèm theo một số triệu chứng khác như:

– Rối loạn thị giác: nhìn mờ, nhìn đôi, nhạy cảm quá mức với ánh sáng

– Ù tai, xuất hiện tiếng ồn lạ trong tai, dễ bị chấn động bởi tiếng ồn quá mức

– Rối loạn nhận thức, tâm lý: tập trung kém, hay quên, lẫn lộn…

Rối loạn tiền đình gây nhiều bất tiện, khó chịu

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Bất kỳ nguyên nhân nào làm tổn thương đến hệ thống tiền đình đều có thể gây ra tình trạng rối loạn tiền đình, bao gồm:

– Viêm dây thần kinh tiền đình: Vi rút zona, quai bị có thể gây liệt dây thần kinh tiền đình, dẫn đến chóng mặt đột ngột.

– Hội chứng Meniere: là chứng rối loạn thính lực do sự gia tăng lượng dịch và mất cân bằng ion nội mô gây ra tình trạng ù tai kéo dài, chóng mặt và nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn

– Dị dạng tai trong và chấn thương vùng trong tai

– Bệnh rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu

– U dây thần kinh số 8

– Một số bệnh lý khác như: nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, nhức đầu Migraine, bệnh parkinson,…

Những ai dễ bị rối loạn tiền đình?

– Người cao tuổi: bệnh rối loạn tiền đình thường phổ biến hơn ở người cao tuổi nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

– Người thường xuyên căng thẳng: stress kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều hormon cortisol gây ra nhiều bệnh như tiểu đường, tim mạch, tổn thương hệ thống thần kinh.

– Phụ nữ mang thai gặp tình trạng chán ăn, thiếu hụt dinh dưỡng và trầm cảm kéo dài.

Biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Triệu chứng rối loạn tiền đình lặp lại trong thời gian dài gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm bao gồm:

– Gia tăng nguy cơ trầm cảm: Tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt kéo dài gây suy giảm sức khỏe, lâu ngày nảy sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi, lạc lõng.

– Té ngã, chấn thương: Những cơn đau đầu, choáng váng đột ngột xảy ra khi mới ngủ dậy, đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm cho cả bản thân người bệnh và những người xung quanh.

– Nguy cơ tai biến, đột quỵ: Rối loạn tiền đình có liên quan đến tuần hoàn máu kém thì nguy cơ đột quỵ gây đe dọa tính mạng thường cao hơn.

Rối loạn tiền đình nguy hiểm cần trị sớm

Chữa rối loạn tiền đình bằng cách nào?

Bệnh rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi nhưng lại dễ tái phát nên cần kết hợp nhiều phương pháp. Tùy vào từng loại bệnh, mức độ triệu chứng mà thời gian điều trị có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng và thường áp dụng những phương pháp sau:

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu folate, vitamin D, vitamin B6 từ ngũ cốc, các loại đậu (đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen), đậu bắp, măng tây, đậu phộng, hướng dương, hạnh nhân, cá, trứng, sữa…

– Ăn nhiều rau quả giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua, dâu tây, bông cải xanh, cải xoăn,…

– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày

– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá

– Cắt giảm lượng chất béo từ mỡ động vật và những đồ ăn chế biến sẵn

– Mát xa nhẹ nhàng vùng sau gáy, đỉnh đầu, trán hốc mắt trước khi đi ngủ 10 phút

– Ngâm chân bằng nước gừng ấm 20 – 30 phút giúp cải thiện lưu thông máu

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột và không ngồi quá lâu một tư thế

– Kê gối cao vừa phải phải khi ngủ

– Tập thể thao đều đặn tối thiểu 15 – 20 phút/ngày như yoga, đi bộ, chạy bộ

– Áp dụng các bài tập điều trị và phục hồi chức năng tiền đình, bài tập tăng cường sự phối hợp của mắt, đầu và toàn thân để cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt

Sử dụng thuốc tây theo chỉ định

– Thuốc cải thiện tuần hoàn não, thuốc kháng histamin, thuốc ức chế tiền đình, thuốc chống nôn giúp giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn…

– Thuốc giảm đau nếu đau kéo dài

– Thuốc an thần khi căng thẳng quá mức, rối loạn cảm xúc

– Thuốc chống viêm, kháng sinh khi có nhiễm trùng ốc tai

Thuốc tây giúp cải thiện triệu chứng tương đối nhanh nhưng chỉ có tính chất tạm thời, không thể điều trị triệt để nên nhiều người cứ ngưng thuốc là bệnh lại tái phát. Việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây nên một số tác dụng không mong muốn như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cảm xúc,…  Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây chữa rối loạn tiền đình chỉ có tính chất tạm thời

Kết hợp chữa rối loạn tiền đình bằng thảo dược

Dù không phủ nhận vai trò của thuốc tây nhưng về lâu dài để kiểm soát tốt bệnh rối loạn tiền đình, rút ngắn thời gian dùng thuốc và ngăn ngừa tái phát, giới chuyên môn giá cao việc sử dụng những thảo dược tự nhiên, điển hình như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Bộ ba thảo dược này đã có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ tác dụng:

– Đương quy: Theo nghiên cứu tại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), tinh chất Đương quy giúp kích thích tủy xương tăng tạo máu, cải thiện cả số lượng và chất lượng máu, bảo vệ tốt các tế bào thần kinh, tăng cường lưu thông máu não.

– Xuyên tiêu: Trong y học cổ truyền, Xuyên tiêu giúp bổ giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, loại bỏ tình trạng ứ máu, chống oxy hóa, giảm stress và bảo vệ tế bào thần kinh.

– Ích trí nhân: Kết quả nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc chỉ ra rằng, Ích trí nhân chống thoái hóa thần kinh vượt trội, bảo vệ hệ thống thần kinh trung ương khỏi những tổn thương do thiếu máu cục bộ.

Bao trọn lợi ích của 3 thảo dược này kết hợp thêm hai hoạt chất là Magie lactat, L – carnitine, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu bào chế thành công sản phẩm viên uống Hồng Mạch Khang hỗ trợ tối ưu cho người bệnh rối loạn tiền đình, nổi bật với công dụng:

– Bổ máu, tăng tạo máu, cải thiện tuần hoàn máu não

– Cải thiện nhanh tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi…

– Chống oxy hóa, giảm stress và bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn ngừa biến chứng đột quỵ

– Cung cấp năng lượng cho não bộ, giảm căng thẳng, cải thiện nhận thức và tăng khả năng tập trung, ghi nhớ

Lựa chọn toàn diện cho người bị rối loạn tiền đình

Trải qua 15 năm có mặt trên thị trường, Hồng Mạch Khang giúp cho hàng ngàn người đẩy lùi chứng bệnh rối loạn tiền đình, chấm dứt tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điền hình như chia sẻ của chị Hồ Thị Thúy Lan (0898.904.631 – Bình Chánh, TP HCM) từng bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dài ngày nhưng chỉ sau 3 tháng kiên trì sử dụng Hồng Mạch Khang chị thấy sức khỏe chuyển biến rõ rệt, hết hẳn đau đầu, hoa mắt chóng mặt và tới giờ không còn bị tái lại. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị qua video:

Kinh nghiệm chữa rối loạn tiền đình, huyết áp thấp tại nhà

Phẫu thuật chữa rối loạn tiền đình

Trường hợp điều trị nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm sửa chữa hoặc ổn định chức năng tai trong như phẫu thuật giảm áp lực nội mạch trong hệ thống tiền đình, đặt ống cân bằng khí nén (PE), phá hủy tế bào thần kinh sọ não, phá hủy các cơ quan giữ nhiệm vụ cân bằng,… Tuy nhiên phẫu thuật cũng tồn tại những biến chứng, do vậy cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện.

Bệnh rối loạn tiền đình khi được phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được nguy hiểm. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn trang bị những thông tin hữu ích nhất để đẩy lùi căn bệnh này, từ đó có cuộc sống vui khỏe. Mọi băn khoăn cần hỗ trợ giải đáp, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo: vestibular.org, www.webmd.com