Mổ đục thủy tinh thể – Các thông tin quan trọng cần nắm rõ

Mổ đục thủy tinh thể – Các thông tin quan trọng cần nắm rõ

Mổ đục thủy tinh thể (phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo) là phương pháp trị bệnh phổ biến hiện nay. Nếu bạn hoặc người thân cũng đang bị đục thủy tinh thể và quan tâm đến vấn đề này, hãy đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mổ đục thủy tinh thể là gì?

Khi thủy tinh thể trong mắt bị đục, người bệnh có thể đến bệnh viện để được tiến hành mổ lấy toàn bộ nhân thủy tinh thể đục ra và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo làm từ nhựa hay silicon. Phương pháp điều trị này được gọi là mổ đục thủy tinh thể hay phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.

Khi nào nên mổ đục thủy tinh thể?

Theo Thầy thuốc ưu tú BSCKII Bùi Minh Ngọc (Nguyên Trưởng khoa đáy mắt – Bệnh viện mắt Trung Ương), không phải mọi trường hợp mắc bệnh đều cần mổ đục thủy tinh thể ngay vì 3 lý do sau:

– Thứ nhất: Thủy tinh thể được ví như thấu kính của mắt, ngoài hội tụ ánh sáng thì còn có vai trò co giãn, đàn hồi để điều tiết ánh sáng, giúp chúng tập trung đúng lên võng mạc, nhờ đó mà chúng ta có thể nhìn rõ mọi vật cả ở xa và ở gần. Thủy tinh thể nhân tạo (thấu kính nhân tạo) cũng trong suốt và có thể giúp mắt hội tụ ánh sáng, tuy nhiên không có khả năng tự co giãn để điều tiết ánh sáng, do vậy chỉ có thể giúp người bệnh nhìn được ở một khoảng cách nhất định.

– Thứ 2: Mổ đục thủy tinh thể bên cạnh lợi ích thì cũng sẽ có nguy cơ rủi ro nhất định, bởi vậy không nên lạm dụng. Đặc biệt là những người tuổi cao quá hay đang mắc bệnh nền như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao… thì càng nên cẩn trọng vì sau mổ vết thương khó lành và hiệu quả không cao.

– Thứ 3: Khi thủy tinh thể đục chưa nhiều thì vẫn còn khả năng điều tiết giúp đảm bảo thị lực ổn, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người bệnh. Mặt khác, việc bổ sung sớm một số vi chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp cải thiện độ đục thủy tinh thể, giúp người bệnh có tầm nhìn tốt hơn mà không cần mổ.

Như vậy, người bệnh chỉ cân nhắc phẫu thuật khi thủy tinh thể đã đục gần hết chứ không nên vội mổ sớm, bảo vệ thủy tinh thể tự nhiên là tốt nhất.

Ý kiến chuyên gia về thời điểm mổ đục thủy tinh thể thích hợp

Trên thực tế, có khoảng 14 – 41% người bệnh sau mổ đục thủy tinh thể mà thị lực vẫn kém (dưới 1/10). Do vậy, nếu thị lực còn từ 3/10 trở lên, thay vì phẫu thuật, bạn nên tập trung bổ sung dưỡng chất qua đường uống để cải thiện tốt tầm nhìn, ngăn đục thủy tinh thể tiến triển. Hãy gọi ngay đến tổng đài 0987.45.49.48 để được hướng dẫn.

Phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể diễn ra như thế nào?

Trong 1 hoặc 2 ngày trước khi phẫu thuật, người bệnh cần đi khám tổng quát và chuyên sâu về mắt. Bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh để dự phòng tránh nhiễm khuẩn.

Đến ngày phẫu thuật, người bệnh đến bệnh viện và được vệ sinh mắt, nhỏ thuốc giãn đồng tử, thuốc kháng sinh chống viêm, đợi 1 giờ và vào phòng tiến hành thủ thuật.

Hiện nay có 2 phương pháp được sử dụng để mổ đục thủy tinh thể là Phaco và Phaco laser, cụ thể như sau.

Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification)

Bác sĩ dùng dao rạch trên rìa giác mạc và tạo một vạt mỏng, loại bỏ lớp màng bao trước của thủy tinh thể, sau đó đưa dụng cụ phát sóng siêu âm vào và tán nhuyễn, đồng thời hút dần toàn bộ thủy tinh thể đục ra ngoài. Cuối cùng, bác sĩ đặt một thấu kính nhân tạo vào thay thế vị trí thủy tinh thể đục ban đầu, đậy vạt giác mạc, nhỏ thuốc và băng mắt.

Phẫu thuật Phaco laser

Các bước tiến hành của phương pháp này tương tự như Phaco, tuy nhiên khác ở một điểm là dùng tia laser để tạo vết mổ chính xác trên giác mạc, đồng thời cũng dùng năng lượng laser thay vì sóng siêu âm để tán nhuyễn thủy tinh thể đục. Điều này sẽ giúp việc phẫu thuật được nhanh chóng, chính xác hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

Chi phí mổ đục thủy tinh thể tại các bệnh viện hiện nay

Chi phí mổ đục thủy tinh thể bao gồm 2 phần chính là chi phí thủ thuật mổ và chi phí mua thấu kính nhân tạo. Tùy theo phương pháp mổ là mổ Phaco hay Phaco laser cùng loại kính cụ thể mà người bệnh có thể phải chi trả từ 4 – 60 triệu đồng.

Tin vui là hiện nay Bảo hiểm Y tế đã hỗ trợ chi trả một phần phí mổ đục thủy tinh thể. Do vậy, nếu phải phẫu thuật và muốn tiết kiệm chi phí, người bệnh nên tham gia Bảo hiểm Y tế và khám chữa bệnh đúng tuyến.

Các biến chứng do mổ đục thủy tinh thể gây ra

Dù ít hay nhiều thì bất kỳ phẫu thuật nào cũng sẽ làm tổn thương đến cơ thể và mổ đục thủy tinh thể cũng vậy. Theo khảo sát, sau mổ vài ngày, vài tháng hoặc vài năm, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau đây:

– Chảy máu trong mắt gây đỏ mắt, đau mắt và mất thị lực tạm thời

– Viêm giác mạc do vết rạch hở gây cộm rát mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt…

– Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn tấn công khi vết thương chưa lành gây đau nhức mắt, sưng mắt, giảm thị lực.

– Đục bao sau (lớp màng phía sau của thủy tinh thể cũ được giữ lại để cố định thủy tinh thể nhân tạo) gây nhìn mờ như có màn sương che, thấy mảng xám, chấm đen, chói sáng như trước khi mổ.

– Khô mắt, mỏi mắt, dây thần kinh nhận cảm ở giác mạc bị tổn thương, làm giảm phản xạ tiết nước mắt.

– Bong, rách võng mạc ở đáy mắt do tác động của sóng siêu âm, laser hoặc áp suất mắt thay đổi trong quá trình mổ đục thủy tinh thể.

– Bị đục dịch kính sau khi mổ đục thủy tinh thể (khối gel nằm ngay sau thủy tinh thể dễ bị biến đổi cấu trúc tạo thành các mảng đục chắn ánh sáng truyền qua.)

– Glocom do áp lực trong mắt có thể tăng lên do phẫu thuật, làm tổn hại đến các dây thần kinh thị giác ở đáy mắt, khiến thị lực giảm kèm theo cảm giác đau đầu, đau hốc mắt, căng mắt, nuồn nôn…

– Sót mảnh vụn của thủy tinh thể cũ gây nhìn mờ, nhìn méo, cộm tức mắt.

– Dễ chói mắt, lóa mắt do thủy tinh thể nhân tạo không có khả năng điều tiết ánh sáng.

– Sụp mí mắt kéo dài vài tháng hoặc vĩnh viễn sau phẫu thuật.

– Rối loạn thị giác do mắt bị tổn thương và chưa ổn định khiến người bệnh thấy các vệt sáng lạ hay sự vật bị méo cong.

– Đục bao sau cũng là rủi ro thường gặp sau mổ đục thủy tinh thể khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.

Mổ đục thủy tinh thể có thể gây ra biến chứng khiến thị lực kém sau phẫu thuật

Biện pháp chăm sóc mắt tránh phải mổ đục thủy tinh thể

Theo các chuyên gia nhãn khoa cùng nhiều nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc, bổ sung các vi chất chống oxy hóa, chống lão hóa mạnh như Palmatin từ thảo dược Hoàng đằng, Alpha lipoic acid, Vitamin B2, Kẽm, Zeaxanthin, Quercetin, Lutein sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do độc hại, bảo vệ tế bào mắt và cấu trúc thủy tinh thể, ngăn cản tiến trình đục của thủy tinh thể.

Bởi vậy, khi phát hiện bệnh đục thủy tinh thể ở giai đoạn nhẹ, trung bình, thị lực vẫn từ 3/10 trở lên, thay vì phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn bổ sung các vi chất qua viên bổ mắt phù hợp như Minh Nhãn Khang để cải thiện tầm nhìn và ngăn bệnh tiến triển.

Trên thực tế, đã có rất nhiều người nhờ dùng Minh Nhãn Khang chứa 7 dưỡng chất thiết yếu cho mắt mà mắt nhìn đã sáng khỏe hơn, cải thiện hiệu quả các triệu chứng nhìn mờ nhòe, nhức mỏi, chói sáng, chấm đen tự nhiên chỉ sau vài tuần mà không cần phẫu thuật. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một trường hợp điển hình qua video dưới đây.

Không cần mổ đục thủy tinh thể mắt vẫn sáng khỏe nhờ bí quyết tự nhiên

Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ đục thủy tinh thể

Để mắt nhanh hồi phục, đồng thời hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý chăm sóc mắt theo hướng dẫn sau:

– Đeo băng đủ thời gian quy định, sau khi tháo băng thì thay thế bằng kính gọng để hạn chế ánh sáng mạnh, gió bụi làm tổn hại mắt.

– Nhỏ thuốc đúng liều lượng và thời gian để giúp giữ ẩm và giảm nguy cơ nhiễm trùng gây viêm mắt.

– Đi tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi vết mổ và kiểm tra thị lực, từ đó kịp thời xử lý nếu có các vấn đề như sót mảnh thủy tinh thể đục, thấu kính nhân tạo lệch, nhiễm trùng mắt…

– Trong vài tuần sau mổ cần hạn chế cúi thấp đầu, mang vác vật nặng hay các hoạt động gắng sức như chạy, đánh cầu lông, bơi lội, leo núi…

– Nhắm mắt, đeo băng, kính bảo hộ khi tắm gội để tránh nước rơi vào mắt trong ít nhất 2 tuần sau mổ.

– Hạn chế nhìn ánh sáng mạnh như ánh nắng, ánh sáng từ màn hình thiết bị điện tử

– Sử dụng những viên bổ mắt đa tác dụng như Minh Nhãn Khang cũng là cách giúp mắt nhanh chữa lành tổn thương, nhanh phục hồi và ngăn chặn các biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể.

Có thể thấy, mổ đục thủy tinh thể không phải là biện pháp cần thiết và phù hợp với tất cả mọi người bệnh do những hạn chế và rủi ro của nó. Do vậy, đúng như lời khuyên từ các chuyên gia nhãn khoa, nếu mắc đục thủy tinh thể, bạn hãy cố gắng chăm sóc mắt bằng lối sống khoa học và bổ sung vi chất qua đường uống để cải thiện thị lực trước khi nghĩ đến việc phẫu thuật.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-cataract-surgery