Huyết áp thấp có nguy hiểm không? – Biến chứng và cách ngăn ngừa

Huyết áp thấp có nguy hiểm không? – Biến chứng và cách ngăn ngừa

Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… là nỗi sợ lớn nhất với những ai bị huyết áp cao, nhưng bạn có biết rằng, đó đều là những biến chứng mà bất cứ người bệnh huyết áp thấp nào cũng có thể gặp phải. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn huyết áp thấp có nguy hiểm không, mức độ nguy hiểm như thế nào và cách để ngăn ngừa biến chứng do huyết áp thấp.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp là căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng toàn diện đến chất lượng cuộc sống từ công việc cho đến bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày mà bệnh có thể âm thầm làm tổn hại cơ thể và để lại những hậu quả nặng nề.
Biến chứng tim mạch do huyết áp thấp
Tim là nơi chịu áp lực lớn nhất khi huyết áp thấp, để chống lại sự tụt giảm của huyết áp, tim phải làm việc nhiều hơn, đập nhanh và co bóp mạnh hơn, điều đó đã gây gánh nặng cho tim. Mặt khác, áp lực máu quá thấp không đủ để tưới máu cho hệ thống mạch vành nuôi tim khiến cơ tim thiếu oxy và dinh dưỡng.
Thời gian đầu, người bệnh có thể cảm thấy tức ngực, trống ngực, nhịp tim nhanh, khó thở khi làm gì nặng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn nhịp tim và hậu quả tất yếu là suy tim, thiếu máu cơ tim, thậm chí là nhồi máu cơ tim. Khi suy tim, tim bơm máu yếu khiến huyết áp giảm, tạo thành một vòng xoáy bệnh lý.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không? – Rất nguy hiểm vì gây nhồi máu cơ tim

Biến chứng trên thận do huyết áp thấp
Huyết áp thấp khiến lưu lượng máu đến mọi cơ quan đều giảm, không chỉ tim, não mà thận cũng chịu ảnh hưởng nhiều. Thiếu máu nuôi dưỡng khiến thận hoạt động kém hơn, không thể đảm bảo chức năng đào thải cặn bã khỏi cơ thể, lâu dần suy thận là điều khó tránh khỏi.
Biến chứng trên não do huyết áp thấp
Huyết áp thấp là một nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ vì áp lực để đưa máu lên não thường lớn hơn nơi khác, do đó, não rất dễ thiếu máu khi huyết áp giảm.
Thiếu máu não nhẹ sẽ gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, khó ngủ, ngất xỉu, đây đều là triệu chứng điển hình của huyết áp thấp. Thời gian dài, tế bào não có thể bị tổn thương dẫn đến suy giảm trí nhớ, teo não, nhũn não, nặng nhất là đột quỵ (tai biến mạch máu não) do tụt huyết áp sâu và đột ngột.
Ước tính khoảng 10 – 15% số ca đột quỵ não bắt nguồn từ huyết áp thấp, biến chứng này có thể gây tử vong nhanh nếu không cấp cứu kịp thời, chỉ điều đó thôi cũng đã trả lời được cho câu hỏi huyết áp thấp có nguy hiểm không.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không? – Nguy hiểm vì gây đột quỵ não

Biến chứng sốc do huyết áp thấp
Một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác của huyết áp thấp đó là sốc xảy ra khi huyết áp của người bệnh tụt xuống quá thấp mà không tự điều chỉnh lại được. Lúc này các cơ quan bị thiếu máu trầm trọng gây tím tái, da xanh, vã mồ hôi lạnh, mạch yếu, thở gấp, ngất, mất ý thức, lú lẫn, hôn mê…
Sốc dễ gặp phải khi bị mất nhiều nước, mất nhiều máu do chấn thương, phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng máu, phản vệ.
Rối loạn chức năng sinh dục
Ở phụ nữ, lượng máu đến âm đạo giảm khiến âm đạo khô, tiết dịch kém, mãn kinh sớm, mất đi ham muốn trong chuyện vợ chồng. Còn với nam giới, máu không đủ để duy trì sự cương cứng của dương vật, ảnh hưởng đến đời sống tình dục, làm giảm khoái cảm.
Suy nhược cơ thể do huyết áp thấp
Đây là tình trạng rất phổ biến ở những người bị huyết áp thấp lâu năm. Tuần hoàn máu trong cơ thể kém khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu máu lên não làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, lượng máu đến hệ tiêu hóa không đủ gây chán ăn, hấp thu kém, lâu dần sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không, câu trả lời chắc hẳn đã quá rõ ràng. Nhưng nhiều người vẫn rất chủ quan bởi nhiều lúc chỉ cần nghỉ ngơi hoặc uống cốc trà gừng thì các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt sẽ hết, cơ thể trở lại bình thường, vì vậy, đa số đều bỏ qua không điều trị gì.
Điều đó khiến huyết áp thấp cứ tái đi tái lại, sức khỏe ngày một giảm sút, đến khi triệu chứng rầm rộ thì bệnh đã thành mạn tính, khó điều trị mà các cơ quan cũng bị tổn thương, thậm chí rất nhiều trường hợp tử vong đột ngột do đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không? – Huyết áp thấp là bệnh nguy hiểm

Giải pháp ngăn chặn biến chứng của huyết áp thấp
Mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp là không thể xem nhẹ, do đó, để ngăn chặn biến chứng, quan trọng nhất là cần tích cực điều trị bệnh từ sớm để điều chỉnh huyết áp về ngưỡng an toàn. Và những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp của mình:
Ổn định huyết áp bằng sản phẩm thảo dược
Sử dụng sản phẩm thảo dược vẫn được ưu tiên hơn dành cho người bệnh huyết áp thấp khi mà chưa cần thiết phải dùng thuốc tây. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được công dụng nâng huyết áp rất tốt của một số vị thuốc đông y chữa huyết áp thấp lâu đời như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân…
Những thảo dược này vừa có tác dụng bổ máu, tăng lượng máu trong cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu đi nuôi các cơ quan, vừa có khả năng cải thiện tính nhạy bén của thụ thể cảm áp ở mạch máu, nâng huyết áp tự nhiên và điều hòa huyết áp ổn định. Nhờ đó, giảm các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của huyết áp thấp hiệu quả.
Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đánh giá tác dụng của Hồng Mạch Khang – viên uống hỗ trợ điều trị huyết áp thấp chứa thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân đã kiểm chứng cho tác dụng trên. Kết quả cho thấy:
96.7% người bệnh huyết áp thấp ghi nhận hiệu quả tích cực sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang khi các biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt không còn xuất hiện, sức khỏe cải thiện, ăn ngủ ngon hơn, đặc biệt là huyết áp nâng lên mức bình thường.
Vì vậy, đây là một sản phẩm tốt mà người bệnh huyết áp thấp nên lựa chọn. Thực tế, nhờ dùng Hồng Mạch Khang, rất nhiều người đã ổn định được huyết áp, sống khỏe mạnh mà không còn phải lo lắng về vấn đề huyết áp thấp có nguy hiểm không. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ ngay sau đây:


Kinh nghiệm chữa huyết áp thấp với Hồng Mạch Khang

Thay đổi lối sống lành mạnh
Theo các chuyên gia Tim mạch, người bệnh huyết áp thấp nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như sau:
– Ăn mặn hơn nhưng không nên ăn quá 5g muối/ngày để tránh gây ảnh hưởng cho thận và tim.
– Hạn chế rượu bia, đối với nam giới không nên uống hơn 3 đơn vị rượu/ngày, nữ giới không vượt quá 2 đơn vị rượu/ngày.
– Uống đủ lượng nước theo khuyến cáo là từ 1.5 – 2 lít/ngày vì nước sẽ giúp ổn định huyết áp.
– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ vì tụt huyết áp có thể xảy ra sau khi bạn ăn quá no, tăng cường những thực phẩm bổ máu như thịt đỏ, đậu đỗ, cá, bí đỏ, rau lá xanh…
– Tập thể thao đều đặn để giúp máu lưu thông, nhưng cần tránh những động tác thay đổi tư thế nhanh như đứng dậy hoặc cúi gập người đột ngột.
Khi đã hiểu huyết áp thấp có nguy hiểm không cùng những biến chứng nghiêm trọng của nó, hy vọng rằng bạn sẽ có thái độ tích cực hơn trong điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu cần được tư vấn về bệnh huyết áp thấp, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được hỗ trợ giải đáp.

Dược sỹ Hồ Hà
Nguồn tham khảo:
https://tuthuyetap.com/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465