Huyết áp cao – Giải pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng

Huyết áp cao – Giải pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng

 

Theo ước tính tại Việt Nam, trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị huyết áp cao. Điều đáng lo ngại là huyết áp cao không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Vậy huyết áp cao là bệnh gì? Làm cách nào để kiểm soát huyết áp và ngăn chặn biến chứng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh được xem là “kẻ giết người thầm lặng” này ngay tại đây.

Huyết áp cao là bệnh gì?

Huyết áp cao là bệnh lý mạn tính trong đó áp lực của dòng máu lên động mạch tăng cao vượt ngưỡng an toàn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và gây tổn thương mạch máu; dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng trên tim, mắt, thận, não…

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số là:

–       Huyết áp tâm thu: là chỉ số huyết áp trên, đo mức huyết áp cao nhất tương đương với áp lực động mạch khi tim co bóp.

–       Huyết áp tâm trương: là chỉ số huyết áp dưới, có giá trị thấp hơn, đo áp lực động mạch khi tim nghỉ giữa 2 lần đập liên tiếp.

Huyết áp cao được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg tại ít nhất 2 lần đo khác nhau.

2-1

Đo huyết áp là phương pháp chẩn đoán huyết áp cao chính xác nhất.

Nguyên nhân gây cao huyết áp

Huyết áp cao được phân thành 2 loại chính là huyết áp cao nguyên phát và huyết áp cao thứ phát, mỗi loại sẽ do những nguyên nhân khác nhau gây ra:

Huyết áp cao nguyên phát

Huyết áp cao nguyên phát là những trường hợp bị tăng huyết áp nhưng không thể xác định được nguyên nhân cụ thể, có đến 90 – 95% người bệnh được xếp vào nhóm này. Theo các nhà khoa học, sự kết hợp của một số yếu tố có thể góp phần khiến cho huyết áp tăng cao như gen di truyền, lối sống không lành mạnh…

Huyết áp cao thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát thường tiến tiến nhanh chóng và nghiêm trọng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát đã được xác định rõ, chẳng hạn như:

–       Bệnh thận.

–       Ngưng thở khi ngủ.

–       Dị tật tim bẩm sinh.

–       Bệnh tuyến giáp.

–       Tác dụng phụ của thuốc.

–       Lạm dụng rượu, ma túy.

–       Vấn đề về tuyến thượng thận.

–       U nội tiết.

Triệu chứng của huyết áp cao

Hầu hết người bệnh huyết áp cao không gặp phải bất kì triệu chứng nào, có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ để huyết áp tăng cao đến mức nghiêm trọng, khiến các triệu chứng xuất hiện rõ ràng.

Một số triệu chứng của huyết áp cao có thể gặp phải là:

–       Đau đầu.

–       Khó thở.

–       Chảy máu cam.

–       Tiểu ra máu.

–       Bốc hỏa, đỏ bừng mặt.

–       Chóng mặt.

–       Tức ngực, đánh trống ngực.

–       Ù tai.

–       Hoa mắt, đỏ mắt, nhìn thấy ruồi bay trước mắt.

Những ai có nguy cơ cao bị tăng huyết áp?

Huyết áp cao có xu hướng gia tăng ở những người có các yếu tố nguy cơ dưới đây:

–       Người cao tuổi.

–       Trước tuổi 45, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Tuy nhiên phụ nữ khi bước vào thời kì mãn kinh lại có nguy cơ bị cao huyết áp tương đương với nam giới.

–       Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp.

–       Béo phì, thừa cân.

–       Lối sống thiếu khoa học: ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, lười vận động…; căng thẳng, lo âu kéo dài.

–       Hút thuốc lá; uống nhiều bia, rượu…

–       Người đang có các bệnh mạn tính như bệnh thận, tiểu đường, hội chứng ngưng thở khi ngủ…

2-2

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng gây tăng huyết áp

Các biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao

Huyết áp cao nếu không được điều trị có thể gây tổn thương mạch máu và nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra các biến chứng như:

–       Biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim, phình động mạch…

–       Biến chứng thận: tổn thương thận, xơ hóa thận, suy thận.

–       Biến chứng mắt: suy giảm thị lực, xuất huyết võng mạc, phù gai thị…

–       Biến chứng trên hệ sinh dục: rối loạn cương dương ở nam giới và khô âm đạo ở nữ giới.

–       Biến chứng lên não: thiếu máu não, đột quỵ do xuất huyết hoặc nhồi máu não, suy giảm trí nhớ…

Các phương pháp điều trị bệnh huyết áp cao

Điều trị bằng thuốc

Nếu bạn được chẩn đoán bị cao huyết áp, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát huyết áp. Các loại thuốc hạ áp thường dùng là:

–       Thuốc ức chế men chuyển: enalapril, lisinopril, perindopril, ramipril…

–       Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: losartan, valsartan, olmesartan, irbesartan…

–       Thuốc chẹn kênh canxi: amlodipine, felodipine, nifedipine, diltiazem, verapamil…

–       Thuốc lợi tiểu: furosemid, amiloride, spironolactone, indapamide…

–       Thuốc chẹn beta: atenolol, bisoprolol vừa giúp hạ huyết áp, vừa làm chậm nhịp tim nhanh.

–       Thuốc chẹn alpha: doxazosin, prazosin…

3-2

Thuốc hạ áp là chỉ định đầu tay trong điều trị cao huyết áp.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể thay đổi liều lượng, phối hợp nhiều loại thuốc để giúp người bệnh đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu. Người bệnh cần chú ý tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, không được tự ý thay đổi liều hoặc ngừng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Giải pháp thảo dược cho người bệnh huyết áp cao

Với những trường hợp mắc bệnh lâu năm nhưng huyết áp vẫn không thể đạt được chỉ số mục tiêu, các bác sĩ thường kết hợp thuốc cùng những sản phẩm hỗ trợ hạ áp có nguồn gốc từ thảo dược, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống.

Viên uống này chứa các thành phần thảo dược như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Mạch môn, Sơn tra… không chỉ có công dụng giãn mạch, hạ áp mà còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng tính bền thành mạch; nhờ đó giúp dự phòng hiệu quả các biến chứng của huyết áp cao trên tim mạch và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Thực tế cho thấy, rất nhiều người bệnh đã dùng thuốc đầy đủ nhưng huyết áp vẫn ở mức cao. Thế nhưng sau khi áp dụng liệu pháp Đông – Tây y kết hợp này thì huyết áp đã trở về mức ổn định, sức khỏe tim mạch được nâng cao và không còn phải lo lắng về những biến chứng của tăng huyết áp trong suốt nhiều năm qua.

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ người bệnh cao huyết áp điển hình là cô Vũ Thị Dung (xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang), đã hạ huyết áp từ 150 mmHg xuống ổn định ở mức 120 mmHg nhờ Vương Tâm Thống qua video dưới đây:

Bí quyết trị huyết áp cao chia sẻ từ người bệnh

Nếu bạn hoặc người thân cũng đang phải sống chung với bệnh huyết áp cao nhưng chưa tìm ra giải pháp trị hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0987.45.49.48 để được tư vấn giải pháp hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Duy trì lối sống khoa học

–       Điều chỉnh chế độ ăn: Cắt giảm tổng lượng muối xuống ít hơn 6 gam/ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối); hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali và chất xơ như rau lá xanh, nho khô, nước dừa, bưởi, cà chua…

–       Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì bằng chế độ ăn kiêng và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

–       Kiểm tra huyết áp thường xuyên: bạn hãy tự đo huyết áp tại nhà và ghi chép lại kết quả đo vào một cuốn sổ để theo dõi và thông báo ngay với bác sĩ nếu huyết áp đột nhiên tăng giảm thất thường.

–       Tăng cường vận động: duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 150 phút/tuần, phân bổ đều thời gian vào hầu hết các ngày trong tuần.

–       Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu.

–       Hạn chế căng thẳng bằng cách sắp xếp thời gian cho công việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc; thực hành một số bài tập giúp thư giãn tâm lý như hít thở sâu, thiền tịnh… để giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Huyết áp cao mặc dù nguy hiểm nhưng nếu dùng thuốc đều đặn và áp dụng lối sống khoa học thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát huyết áp và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410