Hồng Mạch Khang – Nghiên cứu đánh giá tác dụng với người huyết áp thấp

Hồng Mạch Khang – Nghiên cứu đánh giá tác dụng với người huyết áp thấp

 

PGS.TS Nguyễn Nhược Kim*, BSCK I Hà Văn Diễn**

*Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, **Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội

Viên uống Hồng Mạch Khang đã được nghiên cứu lâm sàng, kết quả chứng minh sản phẩm có hiệu quả và độ an toàn cao trong hỗ trợ điều trị huyết áp thấp.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng và độ an toàn của viên uống Hồng Mạch Khang đối với người huyết áp thấp.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân huyết áp thấp được chia đều thành 2 nhóm: Nhóm huyết áp thấp thể tỳ vị hư nhược và nhóm huyết áp thấp thể khí huyết lưỡng hư. Bệnh nhân uống Hồng Mạch Khang liều 4 viên/ngày trong 60 ngày liên tục.

Kết quả: Hồng Mạch Khang có tác dụng làm giảm rõ rệt các triệu chứng huyết áp thấp như mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng, mất ngủ (p<0.01); nâng cao chỉ số huyết áp cho 96.7% bệnh nhân tham gia nghiên cứu (81.7% người tăng huyết áp tâm thu từ 92.12 ± 5.26 mmHg lên 98.17 ± 5.44 mmHg và 91.7% người tăng huyết áp tâm trương từ 57.62 ± 2.36 mmHg lên 64.25 ± 3.03 mmHg). Hiệu quả tốt vẫn duy trì khi theo dõi 30 ngày sau khi ngừng dùng sản phẩm. Không ghi nhận thấy tác dụng phụ xảy ra trong và sau khi kết thúc nghiên cứu.

Kết luận:

Hồng Mạch Khang có tác dụng hỗ trợ nâng cao chỉ số huyết áp và giảm các triệu chứng huyết áp thấp an toàn, không có tác dụng phụ.

Từ khóa: Hồng Mạch Khang, Huyết áp thấp

ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyết áp thấp (HAT) là tình trạng bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mắc chiếm từ 10 – 20% dân số [1]. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi khác nhau, đặc biệt là phụ nữ trẻ tuổi. Huyết áp thấp dù chưa thu hút được sự quan tâm lớn như huyết áp cao, nhưng hậu quả của nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, làm giảm sút trí tuệ và hạn chế khả năng lao động. Ngoài các triệu chứng dễ nhận biết như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi, buồn ngủ, chân tay lạnh…, huyết áp thấp còn là nguyên nhân gây ra 10 – 15% số ca tai biến mạch máu não [1, 2, 3, 4]. Tuy nhiên, việc điều trị huyết áp thấp đến nay vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, nhất là với loại suy nhược cơ thể bởi bệnh thường dễ tái phát trở lại khi ngừng thuốc.

Viên nén Hồng Mạch Khang được bào chế từ 3 vị thuốc của y học cổ truyền gồm Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, do công ty TNHH Y Dược Quốc tế IMC sản xuất và sản phẩm đã được Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép trong hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu, suy nhược cơ thể,… Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với 3 mục tiêu:

–        Đánh giá tác dụng của viên Hồng Mạch Khang ở người huyết áp thấp.

–        So sánh tác dụng của viên Hồng Mạch Khang trên người huyết áp thấp ở hai thể tỳ vị hư nhược và khí huyết lưỡng hư trong y học cổ truyền.

–        Đánh giá tác dụng không mong muốn của sản phẩm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

–        Tiêu chuẩn lựa chọn: 60 bệnh nhân được chẩn đoán huyết áp thấp khám tại bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội từ tháng 8/2009 đến 10/2010. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn của y học cổ truyền, 30 người nhóm huyết áp thấp thể tỳ vị hư nhược và 30 người nhóm huyết áp thấp thể khí huyết lưỡng hư. Bệnh nhân sử dụng Hồng Mạch Khang liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần, uống liên tục trong 60 ngày.

–        Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân bị lao phổi, suy tim do rối loạn nhịp tim hoặc bệnh van tim, đang mất máu, đang dùng thuốc khác và không tuân thủ đúng quy trình nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, theo thiết kế dọc, tiến cứu so sánh trước sau và so sánh giữa 2 thể của y học cổ truyền.

Tiêu chí theo dõi:

–        Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thời gian mắc HAT, bệnh mạn tính mắc kèm.

–        Chỉ tiêu theo dõi theo y học hiện đại:

+      Chỉ tiêu lâm sàng: Chỉ số huyết áp trung bình của 3 ngày đo liên tiếp; các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng, mất ngủ. Theo dõi ở 4 thời điểm: bắt đầu nghiên cứu (D0), sau 30 ngày (D30), sau 60 ngày (D60) và 30 ngày sau khi ngừng dùng sản phẩm (D90).

+      Chỉ tiêu cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu, điện tim, X quang tim phổi, theo dõi ở 2 thời điểm D0 và D60.

–        Chỉ tiêu theo dõi theo y học cổ truyền.

–        Tác dụng không mong muốn trong và 30 ngày sau khi ngừng sử dụng Hồng Mạch Khang.

Xử lý số liệu: Số liệu được tính toán bằng chương trình EPI 6.04, theo thuật toán thống kê y học với các thông số tỷ lệ %, pANOVA và X2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo giới

Người NC

(n = 60)

Nam Nữ Tổng P
n % N % n %
Tỳ vị hư nhược 6 100 24 44.4 30 50 < 0.01
Khí huyết lưỡng hư 0 0 30 55.6 30 50
Tổng 6 100 54 100 60 100

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân HAT là nữ giới trong nhóm nghiên cứu cao hơn 9 lần so với nam giới, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0.01.

Bảng 2. Tỷ lệ HAT theo lứa tuổi

Người NC

Tuổi

n %
16 – 29 20 33.3
30 – 39 11 18.8
40 – 49 12 20.0
50 – 59 11 18.8
>60 6 10.0
Tổng 60 100.0
Tuổi trung bình 40.63 ± 14.96

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 40.63 ± 14.96. Số người trong độ tuổi từ 16 đến 29 chiếm nhiều nhất (33.3%). Số người độ tuổi >60 thấp nhất (10%). Người ít tuổi nhất là 19 tuổi, người cao tuổi nhất là 80 (01 người).

2. Kết quả đánh giá lâm sàng theo y học hiện đại

Bảng 3. Sự biến đổi các dấu hiệu lâm sàng

Chỉ tiêu Trước D0 D30 PD30 D60 PD60 D90 PD90
n % n % N % n %
Mệt mỏi 60 100 16 26.7 <0.01 7 11.7 <0.01 1 1.7 <0.01
Đau đầu 57 95 50 83.3 >0.05 7 11.7 1 1.7
Hoa mắt, chóng mặt 58 96.7 47 78.3 <0.01 33 55 22 53.3
Choáng váng 57 95 39 65 <0.01 11 16.7 1 1.7
Mất ngủ 48 80 12 20 <0.01 1 1.7 0 0

Nhận xét:

–        Sau 30 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang hầu hết các dấu hiệu lâm sàng đều chuyển biến tích cực có ý nghĩa thống kê (p<0.01), chỉ có 01 dấu hiệu đau đầu tuy giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

–        Sau 60 ngày tất cả các dấu hiệu lâm sàng đều giảm có ý nghĩa thống kê (p<0.01).

–        Sau khi ngừng dùng sản phẩm 30 ngày, tất cả các dấu hiệu lâm sàng đều không thay đổi đáng kể (p>0.05) so với thời điểm 60 ngày.

Bảng 4. Sự biến đổi của chỉ số huyết áp Xtb ± SD (mmHg)

Huyết áp

Nhóm

D0 D30 D60 D90
HATTh HATTr HATTh HATTr HATTh HATTr HATTh HATTr
Nhóm NC

(n = 60)

92.12 ± 5.26 57.62 ± 2.36 95.17 ± 4.78 61.58 ± 2.98 98.17 ± 5.44 64.25 ± 3.03 99.42 ± 55.30 66.88 ± 3.31
p   < 0.01 < 0.01 < 0.01 < 0.01 < 0.01 < 0.01

 Nhận xét:

–        Sau 30 và 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang chỉ số huyết áp tâm thu (HATTh) và huyết áp tâm trương (HATTr) đều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0.01) so với thời điểm trước khi dùng sản phẩm.

–        Sau khi ngừng dùng sản phẩm 30 ngày, chỉ số huyết áp tâm thu (HATTh) và huyết áp tâm trương (HATTr) đều thay đổi nhưng không đáng kể (p>0.05) chứng tỏ Hồng Mạch Khang có hiệu quả nâng huyết áp kéo dài.

–        Không có trường hợp nào huyết áp tăng vượt quá giới hạn bình thường

Bảng 5. Phân độ mức tăng huyết áp theo tiêu chuẩn A – B – C – D

Mức

 

Chỉ số

A

Tăng > 20 mmHg

B

Tăng 11–20 mmHg

C

Tăng 5-10 mmHg

D

Tăng < 5 mmHg

  n % n % n % n %
HATTh 2 3.3 2 3.3 45 75.0 11 18.3
HATTr 0 0.0 1 1.7 54 90.0 5 8.3

Nhận xét: Sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang, tỷ lệ bệnh nhân tăng HATTh và HATTr mức C (tăng 5 – 10mmHg) chiếm tỷ lệ cao nhất.

3. Kết quả đánh giá theo y học cổ truyền

Hồng Mạch Khang có tác dụng rõ rệt trên cả 2 thể khí huyết lưỡng hư và tỳ vị hư nhược nhưng sự khác biệt khi so sánh kết quả ở 2 thể không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Chỉ số huyết áp, dấu hiệu bệnh chủ quan, biểu hiện về mạch, biểu hiện về chất lưỡi.

4. Kết quả đánh giá cận lâm sàng theo y học hiện đại

Bảng 6. Sự biến đổi một số chỉ tiêu huyết học và sinh hóa máu

Chỉ số trung bình Trước (D0)

Xtb ± SD

 

Sau (D60)

Xtb ± SD

 

p
Hồng cầu (M/ml) 4.80 ± 0.43 4.85 ± 0.39 > 0.05
Bạch cầu (K/ml) 7.37± 1.42 7.08 ± 1.44 > 0.05
Tiểu cầu (K/ml) 248.97 ± 51.84 252.85 ± 45.36 > 0.05
Huyết sắc tố (g/dl) 137.27 ± 33.55 136.48 ± 31.94 > 0.05
ALT (U/L) 20.2±6.23 18.83±6.03 >0.05
AST (U/L) 20.58±6.54 18.92±4.35 >0.05
Ure (mmol/l) 4.78±1.03 4.80±0.98 >0.05
Creatinin (µmol/l) 69.62±13.27 7.93±9.88 >0.05
Glucoza (mmol/l) 4.47±0.49 4.50±0.38 >0.05
Cholesterol (mmol/l) 4.4. ±0.67 4.43±0.55 >0.05

Nhận xét: Sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu đều thay đổi nhưng sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p> 0.05).

Bảng 7. Sự biến đổi các thông số trên điện tim

Chỉ số trung bình Trước (D0)

Xtb ± SD

 

Sau (D60)

Xtb ± SD

 

p
Tần số tim (Nhịp/phút) 73.97 ± 8.25 77.22 ± 6.83 < 0.05
D1 (biên độ) mm 5.03 ± 2.06 5.73 ± 1.88 > 0.05
DII (biên độ) mm 8.45 ± 2.96 9.37 ± 3.04 > 0.05
ALV (biên độ) mm 3.92 ± 1.67 5.13 ± 1.70 < 0.01
V5 (biên độ) mm 13.18 ± 4.07 14.58 ± 4.29 > 0.05
V6 (biên độ) mm 12.73 ± 4.52 13.60 ± 4.29 > 0.05
RV5 (biên độ) mm 10.55 ± 3.97 11.38 ± 3.58 > 0.05
Sokolow – lyon mm 16.45 ± 4.72 17.97 ± 4.58 > 0.05

Nhận xét: Sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang hầu hết các chỉ số điện tâm đồ ở người tham gia nghiên cứu đều thay đổi nhưng sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05), riêng nhịp tim và biên độ ALV là tăng lên có ý nghĩa thống kê (p < 0.05), tuy nhiên khôn vượt cao quá so với chỉ số bình thường.

5. Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn

Trong suốt 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang trên 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chúng tôi không nhận thấy các tác dụng phụ như:

–        Đầy bụng

–        Đại tiện lỏng

–        Mẩn ngứa ngoài da

–        Phải ngừng dùng sản phẩm vì không chịu được

–        Huyết áp tâm thu vượt quá 140 mmHg

KẾT LUẬN

1. Tác dụng của Hồng Mạch Khang với người huyết áp thấp

Sản phẩm Hồng Mạch Khang ngày uống 4 viên, chia làm 2 lần trong thời gian 60 ngày liên tục có tác dụng:

–        Nâng huyết áp ở người huyết áp thấp đạt hiệu quả 96.7%, trong đó 81.7% người tăng huyết áp tâm thu từ 92.12 ± 5.26 mmHg lên 98.17 ± 5.44 mmHg và 91.7% người tăng huyết áp tâm trương (từ 57.62 ± 2.36 mmHg lên 64.25 ± 3.03 mmHg

–        Giảm rõ rệt các dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng khi đứng, mất ngủ so với trước khi dùng sản phẩm (p <0.01)

–        Bước đầu theo dõi 30 ngày sau khi ngừng dùng sản phẩm cho thấy hiệu quả tốt vẫn được duy trì.

2. Tác dụng của Hồng Mạch Khang trên 2 thể tỳ vị hư nhược và khí huyết lưỡng hư

Hồng Mạch Khang cho tác dụng rõ rệt trên cả 2 thể huyết áp thấp theo YHCT, dù thể tỳ vị hư nhược có cải thiện tốt hơn thể khí huyết lưỡng như nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).

3. Tác dụng không mong muốn của Hồng Mạch Khang

Hồng Mạch Khang không gây tác dụng không mong muốn trong suốt 60 ngày sử dụng và 30 ngày theo dõi sau khi đã ngừng dùng sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Phú Khánh (1996), Lâm sàng tim mạch, Nhà xuất bản y học, trang 143 – 157
  2. Phạm Gia Khải (dịch) (1995), Các thay đổi huyết áp và hội chứng sốc Hrrison, Nhà xuất bản y học tập 1, trang 271 – 297.
  3. Viện nghiên cứu y học dân tộc Thượng Hải(1993), Chữa bệnh nội khoa, nhà xuất bản Thanh Hóa, trang 138 – 142.

Boddaert J, Magula D, Belmin J (1988), Diagnosis of orthostatic hypotension, Lancet, 352(9141), trang 1705 – 6.