Điều trị bệnh mạch vành – 4 phương pháp chính bạn cần biết

Điều trị bệnh mạch vành – 4 phương pháp chính bạn cần biết

Cho đến nay, điều trị bệnh mạch vành vẫn đang là vấn đề nan giải khi chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý này. Tuy nhiên, đã có rất nhiều giải pháp ra đời giúp nâng cao chất lượng sống và ngăn chặn nguy cơ biến chứng cho người bệnh mạch vành.

Điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc

Thuốc được dùng để giảm nhẹ các triệu chứng và kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như huyết áp cao, rối loạn lipid máu… Một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh mạch vành là:

– Thuốc hạ mỡ máu: Các nhóm thuốc hạ mỡ máu thường dùng là statin, niacin, fibrat và nhựa hấp thụ axit mật… có tác dụng hạ cholesterol “xấu” trong máu và giảm sự tích tụ mảng xơ vữa trong lòng động mạch.

– Thuốc chống đông máu: Dùng thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel… liều thấp hàng ngày có thể phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ do cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch.

– Thuốc chẹn beta: như metoprolol, atenolol, bisoprolol… có tác dụng làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Ngoài ra, thuốc chẹn beta cũng có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

– Thuốc chẹn kênh canxi: có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau ngực bằng cách thư giãn động mạch. Nhóm thuốc này thường được dùng khi người bệnh không thể dùng thuốc chẹn beta hoặc dùng nhưng không hiệu quả.

– Thuốc ức chế men chuyển angiotensin I: có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp và giảm bớt khối lượng công việc cho tim. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là ho khan, chóng mặt.

– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Tác dụng của nhóm thuốc này tương tự nhóm ức chế men chuyển nên được dùng để thay thế cho thuốc ức chế men chuyển khi người bệnh gặp tác dụng phụ ho khan quá mức.

– Nhóm nitrat: được bào chế dưới dạng thuốc viên, thuốc xịt hoặc miếng dán có tác dụng giãn mạch, cải thiện lưu lượng máu đến nuôi tim nên làm giảm đau thắt ngực. Các đại diện điển hình trong nhóm là nitroglycerin, glyceryl trinitrate, isosorbide mononitrate…

– Ranolazine: là thuốc điều trị đau thắt ngực thường được kết hợp cùng hoặc thay thế cho thuốc chẹn beta.

Thuốc là chỉ định đầu tay trong điều trị bệnh mạch vành

Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đơn, tuyệt đối không được tự ý ngừng thay đổi liều dùng kể cả khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm. Mọi thay đổi về đơn thuốc cần được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

Để giảm nhanh triệu chứng và dự phòng biến chứng hiệu quả, giải pháp tối ưu nhất mà không phải tăng liều thuốc tây đó chính là bổ sung thêm sản phẩm thảo dược chuyên dành cho người bệnh mạch vành như Vương Tâm Thống.

Với công thức 9 thành phần tự nhiên giúp giãn mạch, chống xơ vữa, chống cục máu đônglàm sạch lòng mạch; Vương Tâm Thống giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và ngăn chặn biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim hiệu quả.

Khảo sát thực tế do Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện cũng đã chứng minh tác dụng của Vương Tâm Thống với người bệnh mạch vành. Kết quả cho thấy: 97.76% người dùng đánh giá rất hài lòng về Vương Tâm Thống khi tình trạng đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp… thuyên giảm rõ rệt.

Vương Tâm Thống là giải pháp điều trị bệnh mạch vành từ thảo dược

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Vương Tâm Thống đã giúp cho hàng ngàn người bệnh mạch vành trên khắp cả nước thoát khỏi tình trạng đau ngực, mệt mỏi kéo dài và không còn lo lắng về nguy cơ biến chứng trong tương lai. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ những người bệnh điển hình qua video dưới đây:

Cách điều trị bệnh tim mạch được nhiều người bệnh áp dụng thành công

Bạn có thể tìm hiểu thêm kinh nghiệm điều trị bệnh mạch vành từ người bệnh TẠI ĐÂY hoặc liên hệ đến tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn chi tiết về giải pháp thảo dược Vương Tâm Thống.

Điều trị bệnh mạch vành bằng phẫu thuật

Hiện nay có 2 phương pháp can thiệp chính được ứng dụng trong điều trị bệnh mạch vành, đó là:

Nong mạch vành, đặt stent

Nong mạch, đặt stent thường được áp dụng cho người bị hẹp mạch vành nặng (từ 70% trở lên) nhưng dùng thuốc không hiệu quả hoặc xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim.

Để nong mạch, bác sĩ sẽ luồn một ống thông vào mạch máu từ bẹn hoặc cánh tay đến mạch vành bị tắc. Ống thông có gắn bóng nong ở đầu sẽ được được bơm căng để nén mảng xơ vữa vào thành động mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Sau đó, một stent được đặt lại để giữ cho động mạch luôn được mở rộng.

Mổ bắc cầu động mạch vành

Phương pháp điều trị bệnh mạch vành này được áp dụng cho người bị tắc hẹp nặng ở một hoặc nhiều động mạch, đặc biệt là đoạn tắc hẹp ở vị trí hiểm hóc và không thể đặt stent mạch vành.

Đoạn mạch máu được sử dụng làm cầu nối có thể là mạch máu ở chân hoặc ngực. Bác sĩ sẽ gắn một đầu của đoạn mạch ghép bên trên chỗ tắc nghẽn và đầu kia ở phía dưới chỗ tắc nghẽn. Máu sẽ đi qua đoạn mạch cấy ghép này đến nuôi dưỡng cơ tim.

Để mổ bắc cầu động mạch vành, bác sĩ sẽ phải mổ phanh lồng ngực, cắt xương ức để bộc lộ tim. Do đó phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với đặt stent mạch vành, thời gian hồi phục sau mổ cũng lâu hơn.

Mổ bắc cầu điều trị bệnh mạch vành

Thay đổi lối sống để điều trị bệnh mạch vành hiệu quả hơn

Để điều trị bệnh mạch vành được hiệu quả hơn, bạn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ bằng cách điều chỉnh lối sống:

– Không hút thuốc: Tuyệt đối không hút thuốc lá vì nicotine trong khói thuốc có thể gây co thắt và tổn thương các mạch máu, khiến tình trạng xơ vữa động mạch trở nên nghiêm trọng hơn.

– Kiểm soát huyết áp, cholesterol máu, đường huyết: Bạn nên khám sức khỏe định kì và tự theo dõi huyết áp, đường huyết tại nhà để đảm bảo các chỉ số trong giới hạn an toàn.

– Ăn uống khoa học: Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt trắng (thịt lườn gà, cá tươi, hải sản…). Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (thực phẩm chế biến sẵn, các loại thịt đỏ…), cắt giảm muối và đường.

– Hạn chế uống nhiều bia rượu: Đối với nam giới chỉ nên uống tối đa 2 ly rượu vang nhẹ mỗi ngày và phụ nữ uống tối đa là 1 ly/ngày.

– Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể lực vừa sức, duy trì ít nhất 5 ngày trong tuần để kiểm soát cân nặng, đường huyết, mỡ máu và huyết áp tốt hơn.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì có thể hạn chế đáng kể các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh mạch vành.

– Quản lý căng thẳng: Bạn cần học cách giải tỏa tâm lý căng thẳng bằng cách tập thể dục, tham gia các hoạt động giải trí, trò chuyện với người thân để giảm bớt áp lực cho tim.

Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bệnh mạch vành. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn đúng giải pháp trị bệnh để sống khỏe hơn và ngăn chặn biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim hiệu quả.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/angioplasty-and-stent-placement-for-the-heart