Bệnh tăng nhãn áp – 7 điều giúp hiểu đúng và trị đúng

Bệnh tăng nhãn áp – 7 điều giúp hiểu đúng và trị đúng

Bệnh tăng nhãn áp được xếp vào top những nguy cơ gây mù hàng đầu hiện nay, đặc biệt là cho người lớn tuổi. Vậy làm sao để tránh rủi ro, bảo vệ thị lực khi không may mắc phải căn bệnh này? Những thông tin sau chính là cẩm nang dành cho bạn.

Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng giảm thị lực xảy ra khi dây thần kinh thị giác kết nối giữa mắt và não bộ bị tổn thương, chủ yếu do áp lực trong mắt (nhãn áp) tăng cao vì dư thừa thủy dịch (chất lỏng do thể mi tạo ra ở phần trước của mắt).

Bệnh tăng nhãn áp rất phổ biến ở người trên 70 tuổi và còn được gọi bằng nhiều tên khác như cườm nước, cườm ướt, glocom, glaucoma, thiên đầu thống.

Nguy cơ nào mắc bệnh tăng nhãn áp?

Nếu thuộc những đối tượng được liệt kê sau đây, bạn sẽ dễ mắc bệnh tăng nhãn áp sớm:

– Tuổi từ 40 trở lên.

– Có người thân trong gia đình bị tăng nhãn áp.

– Bị tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao, chấn thương mắt.

– Từng bị bong võng mạc, cận thị, lão thị, viễn thị.

– Có khối u hoặc viêm ở mắt.

– Sử dụng thuốc corticoid suốt thời gian dài.

Cảnh báo các triệu chứng tăng nhãn áp nguy hiểm

Nhãn áp bình thường là từ 10-21mmHg. Khi nhãn áp lớn hơn 21 mmHg, các sợi thần kinh thị giác bắt đầu teo dần và chết đi. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy các biểu hiện bất thường sau:

–  Giảm thị lực ngoại vi, nhìn mờ vùng rìa ngoài của vật thể

– Thấy hào quang nhiều màu như cầu vồng quanh bóng đèn

– Đau, nhức mắt dữ dội

– Buồn nôn, ói mửa.

– Đau đầu đặc biệt là đỉnh đầu

– Đỏ mắt, thấy mắt căng tức

– Sợ ánh sáng

– Chảy nước mắt

– Giác mạc phù nề, đồng tử mờ đục

5.1

Đau nhức hốc mắt là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng nhãn áp

Để tránh mắt mờ nghiêm trọng hay mù lòa, ngay khi thấy các triệu chứng tăng nhãn áp trên, bạn cần đi khám ngay và gọi đến số điện thoại 0987.45.49.48 để được chuyên gia tư vấn cách trị hiệu quả.

Bị tăng nhãn áp có nguy hiểm không?

Theo thống kê, trên thế giới có hơn 60 triệu người bị giảm thị lực do tăng nhãn áp, 4.5 triệu người trong số đó đã bị mù vĩnh viễn 1 hoặc cả 2 mắt.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã ước tính rằng, cứ 10 người bị tăng nhãn áp thì sẽ có 4 người sẽ mù ở một mắt và khoảng 2 người sẽ mù cả hai mắt.

Điều trị bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp có chữa được không hay chữa như thế nào sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trong từng trường hợp cụ thể. Thực tế, phải khẳng định rằng cho tới nay, chưa có phương pháp nào có thể giúp người bệnh tăng nhãn áp lấy lại tầm nhìn sáng như ban đầu, bởi dây thần kinh thị giác một khi đã tổn thương thì không thể phục hồi được.

Tuy nhiên một số phương pháp như dùng thuốc, chiếu laser, phẫu thuật, bổ sung vi chất… được coi là khá hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương và tránh mù lòa.

Thuốc trị tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp giai đoạn đầu có thể được kiểm soát bằng một số nhóm thuốc như chẹn beta, chất tương tự prostaglandin, chất chủ vận alpha-2, chất ức chế anhydrase carbonic, chất ức chế rho-kinase…

Những thuốc này được dùng theo đường nhỏ mắt hoặc uống, có tác dụng ngăn cản quá trình bài tiết thủy dịch và tăng đào thải thủy dịch, giảm nhãn áp, ngăn cản dây thần kinh thị giác bị tổn thương.

Tăng nhãn áp phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng khi người bệnh không có cải thiện tốt khi dùng thuốc, bệnh tăng nhãn áp đang ở mức độ nặng hoặc trong tình trạng cấp cứu cần hạ nhãn áp nhanh chóng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp như sau:

– Chiếu laser làm thông đường thoát của thủy dịch.

– Mổ cắt bè củng giác mạc tạo kênh thoát mới cho thủy dịch

– Cấy ghép ống thoát nhân tạo cho thủy dịch

– Liệu pháp quang đông để ngăn cản thể mi bài tiết thủy dịch.

5.2

Phẫu thuật trị bệnh tăng nhãn áp cần cần trọng để tránh biến chứng nguy hiểm

Tăng nhãn áp uống gì để mắt sáng khỏe hơn?

Nghiên cứu từ Đại học Washington – Mỹ đã cho thấy, những người bệnh tăng nhãn áp khi sử dụng 75 – 150mg chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid/ ngày trong 1 – 2 tháng đã có cải thiện rõ ràng về thị lực.

Nguyên nhân được giải thích là Alpha lipoic acid có khả năng bảo vệ dây thần kinh thị giác khỏi bị tổn hại khi nhãn áp vượt qua mức 21 mmHg. Ngoài ra, một số thành phần tham gia cấu tạo dây thần kinh thị giác như vitamin B2, Kẽm, Quercetin… cũng được cho là có thể giảm bớt tác hại từ bệnh tăng nhãn áp.

Bởi vậy, song song với dùng thuốc hay phẫu thuật, để giúp mắt khỏe hơn, người bệnh nên dùng thêm các sản phẩm bổ trợ chứa Alpha lipoic acid, vitamin B2, Kẽm, Quercetin… như Minh Nhãn Khang. Bạn có thể tìm hiểu cảm nhận từ những người bệnh tăng nhãn áp thực tế đã dùng Minh Nhãn Khang TẠI ĐÂY.

Thức ăn cho người bị tăng nhãn áp

Không tác động trực tiếp đến nhãn áp, tuy nhiên một số thực phẩm sau đây có thể cung cấp các dưỡng chất có lợi cho mắt, giúp mắt khỏe hơn và hạn chế bớt sự tổn thương dây thần kinh thị giác.

–  Rau và hoa quả màu sặc sỡ như rau cần tây, cải xoăn, súp lơ xanh, đậu xanh, bí ngô, bí đao, ớt chuông, ngô, dâu tây, cà chua, kiwi …

– Cá biển như cá ngừ, cá thu, cá hồi…

– Các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh

– Hạt khô như hạnh nhân, hạt điều, hạt lanh, hạt vừng…

Bệnh tăng nhãn áp thực sự là một vấn nạn cho mắt, tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp, người bệnh vẫn có thể gìn giữ được tầm nhìn ở mức ổn, đủ để đáp ứng công việc hàng ngày.

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538217/