Bệnh huyết áp thấp – Mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe

Bệnh huyết áp thấp – Mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe

Mặc dù có tới 10 – 20% dân số Việt Nam mắc bệnh huyết áp thấp, thế nhưng sự hiểu biết về căn bệnh này vẫn còn rất hạn hẹp, nhiều người vẫn nghĩ rằng huyết áp thấp không nguy hiểm, không cần điều trị, chính điều đó đã để lại những hậu quả nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là bệnh tim mạch phổ biến, chỉ tình trạng áp lực trong động mạch thấp hơn mức bình thường, cụ thể là dưới 90/60mmHg, trong đó chỉ số huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≤ 60mmHg, chẳng hạn như huyết áp 90/60, 85/50, 90/65, 100/60mmHg… sẽ được xác định là huyết áp thấp.   

Triệu chứng huyết áp thấp

Huyết áp thấp làm giảm tuần hoàn máu trong cơ thể, đó là nguyên nhân khiến hầu hết người bệnh thường gặp phải những triệu chứng sau đây:

– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu do thiếu máu lên não, dấu hiệu này xuất hiện khá sớm và thường xuyên, nhất là khi thay đổi tư thế (đứng dậy) đột ngột có thể cảm thấy xây xẩm mặt mày, mọi thứ xung quanh quay cuồng.    

7

Người bệnh huyết áp thấp hay bị chóng mặt, hoa mắt, choáng ngất

– Mệt mỏi, người như thiếu năng lượng, không có sức, dễ mệt và hụt hơi khi lao động.

– Da tái nhợt nhạt, sợ lạnh, lòng bàn tay, bàn chân tê lạnh, nhức mỏi,… thường là về đêm khiến người bệnh trằn trọc, mất ngủ, nhưng ban ngày thì lờ đờ, ngủ gật, tinh thần uể oải.

– Mờ mắt, khó tập trung, trí nhớ kém, hay quên, đãng trí làm ảnh hưởng đến công việc, học tập.

– Tim đập nhanh, mạch nhanh, đau tức ngực, khó thở, hụt hơi nhất là khi tụt huyết áp đột ngột.

– Buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn uống không có cảm giác ngon.

– Ngất xỉu dễ xảy ra ở người bệnh nặng hoặc tụt huyết áp nghiêm trọng.

Những người có huyết áp thấp cơ địa (còn gọi là huyết áp thấp sinh lý) thường ít biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên, nếu đã xuất hiện các dấu hiệu trên thì đó chính là huyết áp thấp bệnh lý và phải điều trị sớm để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

– Thiếu máu: Vấn đề này hay gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh, người bị thiếu dinh dưỡng hoặc ăn uống kém, bé gái tuổi dậy thì, mất máu do chu kỳ kinh nguyệt, phẫu thuật, chấn thương…

–  Mất nước: Do đổ mồ hôi nhiều khi lao động dưới trời nắng, tiêu chảy, nôn ói kéo dài, sốt cao… gây giảm thể tích tuần hoàn và giảm huyết áp.

–  Huyết áp thấp tư thế do rối loạn chức năng thần kinh tự trị, các thụ thể cảm áp tại động mạch hoạt động kém dẫn đến hạ huyết áp khi đứng lên, thường gặp ở người lớn tuổi.

–  Huyết áp thấp cơ địa do sinh lý, di truyền theo gia đình.

– Bệnh tim: Huyết áp thấp có thể là hậu quả của các bệnh tim như nhịp tim chậm, suy tim, bệnh về van tim… khiến tim co bóp yếu hơn.

– Bệnh nội tiết: Bệnh suy giáp, suy tuyến thượng thận, hạ đường huyết… có thể gây hạ huyết áp.

– Tác dụng phụ của thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc điều trị huyết áp cao…

–  Tụt huyết áp sau nhiễm trùng, dị ứng (sốc phản vệ)…

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp được ví như “sát thủ thầm lặng” vì không phải lúc nào cũng thể hiện triệu chứng rõ rệt nên mọi người dễ bỏ qua, nhưng khi bệnh tiến triển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến những hậu quả nặng nề sau:

– Đột quỵ, teo não, suy giảm trí nhớ: Có tới 10 – 15% số ca đột quỵ (tai biến mạch máu não) có liên quan đến huyết áp thấp. Người bệnh huyết áp thấp lâu năm có thể bị teo não, suy giảm trí nhớ sớm do tế bào thần kinh không nhận đủ oxy, dinh dưỡng và dần thoái hóa.  

– Biến chứng tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, huyết áp thấp làm tăng nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim bởi vì tim phải hoạt động gắng sức kéo dài để bơm đủ máu đi khắp cơ thể.

–  Sốc: Là tình trạng huyết áp giảm nhanh và không tự điều chỉnh lại được với biểu hiện tái nhợt, vã mồ hôi, mạch yếu, thở nông, lú lẫn, hôn mê…, điều này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

– Một số hậu quả khác: suy thận, giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới…

8

Bệnh huyết áp thấp rất nguy hiểm nên không thể chủ quan

Cách điều trị huyết áp thấp giúp ổn định huyết áp

Chỉ định điều trị huyết áp thấpbao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc tây và các sản phẩm thảo dược hỗ trợ. Thuốc tây sẽ giải quyết triệu chứng tạm thời, nhưng để cải thiện bệnh lâu dài thì nên ưu tiên các biện pháp điều trị không dùng thuốc.

Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ

Những trường hợp huyết áp thấp cơ địa nếu không ăn uống, sinh hoạt điều độ có thể biểu hiện triệu chứng, do đó, thay đổi lối sống là việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện để cải thiện bệnh, cụ thể là:

– Hạn chế sử dụng rượu bia, mỗi ngày nên uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước.

– Từ bỏ những thói quen có thể làm giảm huyết áp đột ngột như đang ngồi hoặc nằm thì bất ngờ đứng dậy, tắm nước nóng lâu, ngồi lâu ở một tư thế, ngồi vắt chéo chân…

– Ăn uống điều độ, chia nhỏ bữa ăn, những thực phẩm bổ máu như gan, bí đỏ, thịt bò, rau lá xanh đậm… rất tốt khi bị huyết áp thấp do thiếu máu.

– Ăn mặn hơn nhưng ở mức vừa phải, với người có tiền sử bị suy tim, suy thận thì không áp dụng được cách này.

– Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục như yoga, đạp xe, đi bộ… sẽ giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp và tăng lưu thông máu.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ

Những sản phẩm hỗ trợ chứa các thảo dược có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện chức năng tim mạch, đặc biệt là thúc đẩy hoạt động của thụ thể cảm áp ở mạch máu để nâng huyết áp tự nhiên như Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu… là lựa chọn phù hợp dành cho người bệnh huyết áp thấp.

Kết quả nghiên cứu lâm sàngtại Khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cũng cho thấy, có tới 96.7% người bệnh huyết áp thấp đã cải thiện tốt sức khỏe sau 60 ngày sử dụng viên uống Hồng Mạch Khang chứa bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng ngất, mất ngủ… thuyên giảm rõ rệt, chỉ số huyết áp tăng lên mức bình thường và duy trì ổn định mà không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào.  

Chính vì vậy, song song với điều chỉnh lối sống, người bệnh huyết áp thấp nên kết hợp cùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ như Hồng Mạch Khang để cải thiện triệu chứng nhanh hơn, kiểm soát huyết áp tốt hơn cũng như hạn chế được việc dùng thuốc tây.

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của rất nhiều người đã áp dụng thành công phương pháp điều trị huyết áp thấp này trong video sau:

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị huyết áp thấp tại nhà

Thuốc tây điều trị huyết áp thấp

Thuốc tây sẽ được chỉ định khi huyết áp của người bệnh quá thấp cần phải nâng huyết áp lên nhanh hoặc các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt tái diễn thường xuyên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay thường dùng một số thuốc có tác dụng co mạch, kích thích tim, tăng giữ muối nước… như heptamyl, midorine, caffein, fludrocortison, epinephrine, norepinephrine…

Mặc dù có hiệu quả nhanh, nhưng tác dụng của thuốc tây chỉ là tạm thời và nếu sử dụng không đúng cách có thể gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn, do đó, bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Huyết áp thấp rất nguy hiểm, hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và chủ động có biện pháp điều trị để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Nếu bạn cần được tư vấn về bệnh huyết áp thấp, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại/zalo số 0987.45.49.48, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

https://tuthuyetap.com/