Xơ vữa động mạch vành – Những thông tin không thể bỏ qua

Xơ vữa động mạch vành – Những thông tin không thể bỏ qua

Bất kì ai trong chúng ta cũng đều có thể bị xơ vữa động mạch vành. Căn bệnh này có thể dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim đột ngột đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị tốt. Hãy cùng tìm hiểu về xơ vữa động mạch vành và những giải pháp trị bệnh hiệu quả để ngăn chặn biến chứng xảy ra ngay sau đây.

Xơ vữa động mạch vành là gì?

Xơ vữa động mạch vành là tình trạng cholesterol, canxi và các chất thải trong máu tích tụ và tạo thành mảng bám tại thành động mạch, gây cản trở lưu thông máu đến nuôi tim. Theo thời gian, mảng xơ vữa phát triển dày lên và nứt vỡ. Khi đó, cục máu đông xuất hiện để sửa chữa tổn thương có thể khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra nhồi máu cơ tim.

Xơ vữa động mạch vành còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ, suy vành, thiểu năng vành…

Xơ vữa động mạch vành là thủ phạm hàng đầu dẫn tới nhồi máu cơ tim

Ai là người có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch vành?

Bạn có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch vành nếu có càng nhiều các yếu tố nguy cơ sau:

– Mỡ máu cao (đặc biệt là nồng độ cholesterol “xấu” LDL, triglycerid cao và nồng độ cholesterol “tốt” HDL thấp)

– Cao huyết áp

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim

– Bệnh tiểu đường

– Thường xuyên hút thuốc lá

– Nam giới trên 45 tuổi hoặc phụ nữ sau tuổi mãn kinh

– Béo phì, thừa cân

– Ít hoạt động thể chất

– Thói quen ăn uống không lành mạnh: chế độ ăn nhiều chất béo, muối, đường, uống nhiều bia rượu…

– Căng thẳng, lo âu, mất ngủ kéo dài

– Tiền sản giật khi mang thai

– Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

– Bị bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống…

Triệu chứng xơ vữa động mạch vành

Trong giai đoạn đầu của xơ vữa động mạch vành, bạn có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, nhưng khi mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên làm hạn chế đáng kể lưu lượng máu đến nuôi cơ tim, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:

– Đau thắt ngực: là triệu chứng phổ biến nhất của xơ vữa động mạch vành. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức, ép chặt như có vật nặng đè lên ngực. Cơn đau thường xuất hiện ở giữa ngực, hơi lệch về bên trái. Vận động mạnh hoặc căng thẳng tâm lý có thể kích hoạt cơn đau thắt ngực.

– Đau lan ra cánh tay xuống tận ngón tay trái; đau lan lên cổ, hàm, vai trái xuống đến lưng, bụng.

– Mệt mỏi

– Khó thở

– Đổ mồ hôi

– Chóng mặt

– Tim đập loạn nhịp

– Buồn nôn, nôn mửa

– Cảm giác khó tiêu, ợ nóng

– Lo lắng, bồn chồn không giải thích được

Chẩn đoán xơ vữa động mạch vành

Sau khi khai thác thông tin về triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau để chẩn đoán chính xác về tình trạng xơ vữa mạch vành:

– Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): để đo hoạt động điện của tim nhằm đánh giá tổn thương tim do thiếu máu nuôi dưỡng.

– Siêu âm tim: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh bên trong trái tim, từ đó đánh giá khả năng hoạt động của tim.

– Kiểm tra mức độ căng thẳng tim: Nhịp tim, huyết áp của người bệnh được theo dõi ngay trong lúc tập thể dục để đánh giá chức năng tim khi vận động.

– Xét nghiệm máu: để kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu.

– Chụp mạch vành: giúp xác định chính xác vị trí và mức độ xơ vữa động mạch vành.

– Chụp CT tim: Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm hình ảnh này để kiểm tra cặn canxi trong lòng động mạch.

Điều trị xơ vữa động mạch vành

Thuốc điều trị xơ vữa động mạch vành

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch vành và phòng ngừa biến chứng, chẳng hạn như:

– Thuốc chống đông máu: như aspirin, clopidogrel, warfarin… giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, dự phòng nhồi máu cơ tim.

– Thuốc hạ mỡ máu: như nhóm statin, fibrat, nhựa cô lập axit mật, niacin…

– Thuốc hạ huyết áp: như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

– Thuốc giảm đau thắt ngực: như nitroglycerin hoặc ranolazine.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch vành

Theo các chuyên gia Tim mạch đầu ngành, để nâng cao hiệu quả kiểm soát tình trạng xơ vữa động mạch, ngoài thuốc tây thì người bệnh nên bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần thảo dược có hoạt tính giãn mạch, chống huyết khối, làm sạch mỡ máu, chống xơ vữa động mạch đã được kiểm chứng tác dụng như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto…

Một trong những sản phẩm điển hình đã và đang được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh tin dùng trong suốt hơn 10 năm qua chính là Vương Tâm Thống. Khảo sát về tác dụng thực tế của sản phẩm này trên 233 người bệnh xơ vữa động mạch vành do Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện cho thấy: 97.76% người bệnh đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau ít nhất 1 tháng dùng Vương Tâm Thống.

Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược hàng đầu cho người bệnh xơ vữa động mạch vành

Nhận định về công thức của Vương Tâm Thống, PGS. Trần Đình Ngạn – Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 cho biết: “Vương Tâm Thống là sự tập hợp những thảo dược tinh túy nhất đã được công nhận qua các công trình nghiên cứu khoa học như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra… không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn tác động sâu vào căn nguyên gây xơ vữa động mạch vành.”

Đó cũng là lý do mà GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo người bệnh xơ vữa động mạch nên sử dụng sớm Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc theo đơn. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia Tim mạch đầu ngành tại buổi tổng kết khảo sát qua video dưới đây:

Khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống

Hơn 10 năm qua, hàng ngàn người bệnh xơ vữa động mạch vành đã loại sạch mỡ máu, hết đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả nhờ Vương Tâm Thống. Bạn có thể tìm hiểu chia sẻ của họ TẠI ĐÂY. Để biết thêm thông tin chi tiết về Vương Tâm Thống, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0987.45.49.48.

Duy trì thói quen sống khoa học

– Ăn uống lành mạnh: Cắt giảm muối, đường; hạn chế chất béo không tốt cho tim mạch có trong mỡ, các loại thịt đỏ; thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn… Ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám. Mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 bữa cá giàu chất béo tốt như cá hồi, cá ngừ, cá thu…

– Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.

– Hạn chế uống nhiều bia rượu: Nam giới không nên uống quá hai ly rượu vang nhẹ và phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly mỗi ngày.

– Vận động hàng ngày: Bạn nên tập thể dục trung bình 30 phút mỗi ngày vào ít nhất 5 ngày trong tuần. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn chơi các môn thể thao mang tính cạnh tranh như đá bóng, bóng chuyền…

– Cố gắng giữ cân nặng hợp lý; lên kế hoạch giảm cân bằng chế độ ăn kiêng, luyện tập nếu bạn bị béo phì.

– Giải tỏa căng thẳng bằng cách tập hít sâu thở chậm, thiền, tập thể dục, xem các chương trình giải trí, ngủ đủ giấc…

Người bệnh xơ vữa động mạch vành cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Phẫu thuật

Hai phương pháp phẫu thuật điều trị xơ vữa động mạch vành đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là:

– Nong mạch/ đặt stent: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ luồn một ống mềm, mỏng có bóng nong gắn ở đầu theo đường mạch máu từ bẹn hoặc cánh tay đến vị trí động mạch vành bị tắc. Sau đó, bóng nong được thổi phồng để nén mảng xơ vữa lại và một ống kim loại (stent) được đặt vào để giữ cho lòng mạch luôn mở rộng, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

– Mổ bắc cầu động mạch vành: là phương pháp phẫu thuật trong đó bác sĩ sử dụng một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ các bộ phận khác của cơ thể để tạo cầu nối bắc qua đoạn mạch bị tắc nghẽn. Đây là một ca phẫu thuật lớn, thường chỉ được thực hiện ở những người có nhiều động mạch vành bị xơ vữa rải rác, không thể tiến hành đặt stent.

Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi hoàn toàn xơ vữa động mạch vành nhưng bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và duy trì lối sống khoa học, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh và ngăn chặn biến chứng hiệu quả.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease

https://www.webmd.com/heart-disease/coronary-artery-disease

https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease