Tuột huyết áp – Hướng dẫn xử trí và điều trị dài hạn

Tuột huyết áp – Hướng dẫn xử trí và điều trị dài hạn

Khi bạn đột nhiên bị hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày… hãy nghĩ ngay đến tuột huyết áp. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kì ai trong số chúng ta, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Tuột huyết áp là gì?

Tuột huyết áp (tụt huyết áp), là tình trạng huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương đột ngột giảm xuống dưới ngưỡng 90/60mmHg. Trong một số trường hợp, tuột huyết áp rất nguy hiểm, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

Tuột huyết áp là tình trạng huyết áp đột ngột giảm xuống dưới ngưỡng 90/60mmHg

Các triệu chứng của tuột huyết áp

Khi huyết áp đột ngột hạ thấp, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

– Chóng mặt, đầu óc lâng lâng

– Ngất xỉu

– Buồn nôn, nôn mửa

– Nhìn mờ, méo mó

– Thở nhanh, nông

– Da lạnh, ẩm, xanh xao

– Mệt mỏi, chậm chạp hoặc thờ ơ

– Hay nhầm lẫn; khó tập trung, ghi nhớ

– Dễ bị kích động hoặc có những hành vi khác thường

Nguyên nhân gây tuột huyết áp

Huyết áp giảm đột ngột có thể do một số nguyên nhân sau:

– Tuột huyết áp thế đứng: xảy ra khi bạn đứng dậy quá nhanh và cơ thể không kịp thích ứng để đảm bảo lưu lượng máu lên não.

– Thai kỳ: Những thay đổi khi mang thai có thể khiến các mạch máu giãn ra nhanh chóng, gây hạ huyết áp đột ngột. Tuột huyết áp thường gặp trong 24 tuần đầu của thai kỳ.

– Bệnh tim mạch: Nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh van tim và nhịp tim chậm… đều có thể gây ra huyết áp thấp.

– Các bệnh liên quan đến nội tiết: chẳng hạn như bệnh Addison, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến thượng thận…

– Mất nước: Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập thể dục quá sức có thể dẫn đến mất nước, làm giảm thể tích máu trong cơ thể và dẫn tới tuột huyết áp.

– Mất máu: Mất nhiều máu do chấn thương, phẫu thuật, chảy máu trong cũng làm giảm thể tích máu và gây ra tuột huyết áp.

– Nhiễm trùng nặng: có thể dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng, tình trạng này còn được gọi là sốc nhiễm trùng.

– Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ): gây tuột huyết áp đột ngột và nghiêm trọng.

– Thiếu chất dinh dưỡng: Hàm lượng vitamin B12, folate và sắt trong máu thấp khiến cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu (thiếu máu), dẫn đến tuột huyết áp.

– Tác dụng phụ của thuốc: Tuột huyết áp có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị huyết áp, suy tim, rối loạn cương dương, các vấn đề về thần kinh, trầm cảm…

Tuột huyết áp có nguy hiểm không?

Nếu chủ quan không điều trị, tuột huyết áp nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Ngã và chấn thương liên quan đến ngã: Đây là rủi ro lớn nhất khi bị tuột huyết áp. Ngã có thể dẫn đến gãy xương và các chấn thương nghiêm trọng khác đe dọa đến tính mạng, nhất là khi người bệnh đang lái xe.

– Biến chứng tim mạch: Tuột huyết áp lâu dài khiến cho tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng, gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim…

– Biến chứng lên não: Thiếu máu nuôi dưỡng lên não do tuột huyết áp có thể gây tổn thương não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, teo não và nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não.

– Sốc: Khi bị tụt huyết áp nặng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái sốc với biểu hiện vã mồ hôi, thở gấp, mất ý thức, có thể tử vong nếu không được xử trí sớm.

– Co giật: Tuột huyết áp đột ngột có thể gây ra sự phóng điện bất thường trong não bộ, dẫn đến co giật.

Hướng dẫn xử trí khi bị tuột huyết áp

Khi có dấu hiệu tuột huyết áp, để giảm thiểu rủi ro người bệnh cần nhanh chóng thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Tạm ngưng mọi việc đang làm, nằm nghỉ ngơi trong tư thế gác chân cao trên ghế để đưa máu lên não nhiều hơn.

– Uống ngay một cốc trà gừng, nước muối hoặc đơn giản nhất là một cốc nước lọc để nhanh chóng nâng huyết áp tạm thời.

– Mát xa vùng trán, day huyệt thái dương và huyệt ấn đường (giao điểm giữa sống mũi và 2 đầu lông mày) khoảng 30 lần để thúc đẩy lưu thông máu.

– Khi các triệu chứng đã dần thuyên giảm; hãy xoa bóp, vận động tay chân nhẹ nhàng và từ từ đứng dậy.

Điều trị tuột huyết áp

Việc điều trị tuột huyết áp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Chẳng hạn như nếu thuốc gây ra huyết áp thấp, bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi, ngừng thuốc hoặc giảm liều lượng thuốc bạn đang dùng. Nếu không thể xác định được nguyên nhân cụ thể thì mục tiêu điều trị là nâng huyết áp và giảm các triệu chứng bằng cách:

Dùng thuốc điều trị tuột huyết áp

Trong trường hợp tuột huyết áp xảy ra thường xuyên, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như fludrocortisone, midodrine, heptamyl, epinephrine…

Mặc dù các loại thuốc này có thể nâng huyết áp nhanh chóng nhưng chỉ mang lại tác dụng tạm thời, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ chống tuột huyết áp

Để khắc phục những nhược điểm khi điều trị tuột huyết áp bằng tây y, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên bổ sung sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân có tác dụng kích thích thụ thể cảm áp, cải thiện chức năng tim mạch, bổ máu và tăng cường lưu thông máu… như Hồng Mạch Khang.

Viên uống Hồng Mạch Khang – Giải pháp thảo dược hàng đầu cho người tuột huyết áp

Nhờ công thức thảo dược có khả năng tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, Hồng Mạch Khang giúp nâng huyết áp một cách tự nhiên, bền vữngkhông lo tái phát sau khi ngừng sử dụng. Điều này đã được khẳng định qua nghiên cứu lâm sàng tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kết quả cho thấy:

96.7% người bệnh đã giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, mệt mỏi, mất ngủ… chỉ sau 60 ngày sử dụng mà không gặp phải bất kì tác dụng phụ nào; hiệu quả vẫn tiếp tục duy trì sau khi ngừng sử dụng.

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của những người bệnh đã chấm dứt tình trạng tuột huyết áp tái phát nhờ Hồng Mạch Khang để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm này qua video dưới đây:

Kinh nghiệm chữa tuột huyết áp hiệu quả bằng Hồng Mạch Khang

Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược chữa tuột huyết áp đã được hàng ngàn người bệnh sử dụng hiệu quả, vui lòng liên hệ tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn hỗ trợ.

Mang tất nén (vớ nén)

Tất nén còn được gọi là tất hỗ trợ; loại tất đàn hồi này thường được sử dụng để giảm đau và sưng phù do giãn tĩnh mạch. Trong điều trị tuột huyết áp, tất nén giúp cải thiện lưu lượng máu từ chân lên phần trên cơ thể.

Lối sống khoa học và biện pháp khắc phục tại nhà

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn ngừa tuột huyết áp tái phát:

– Điều chỉnh chế độ ăn:

+ Ăn thành nhiều bữa nhỏ để ngăn huyết áp giảm mạnh sau bữa ăn; hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì…

+ Bổ sung nhiều muối hơn vào khẩu phần ăn nếu bạn không gặp vấn đề về thận hay bệnh tim mạch.

+ Tăng cường ăn nhiều thực phẩm bổ máu như rau xanh, thịt bò, hải sản, hạt họ đậu…

– Uống nhiều nước: Bạn nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày, nước sẽ làm tăng lượng máu trong cơ thể và ngăn ngừa tuột huyết áp do mất nước.

– Hạn chế uống nhiều bia rượu: vì rượu bia có thể gây mất nước và làm tuột huyết áp.

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Bạn nên nhẹ nhàng chuyển từ tư thế nằm hoặc ngồi xổm sang tư thế đứng.

– Không ngồi khoanh chân hoặc vắt chéo chân, hạn chế đứng yên hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài.

– Không tắm nước nóng quá lâu

– Luyện tập thể dục đều đặn: Bạn hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể lực vừa sức; tránh tập thể dục trong điều kiện nóng ẩm.

Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn không còn lo lắng về nguy cơ tuột huyết áp tái phát. Nếu có bất kì băn khoăn cần được giải đáp hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0987.45.49.48 để được hỗ trợ trực tiếp.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21156-low-blood-pressure-hypotension#:~:text=Low%20blood%20pressure%2C%20also%20known,diagnosis%20and%20treatment%20are%20important.