Suy vành – Bệnh tim gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi

Suy vành – Bệnh tim gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi

Suy vành là tình trạng lưu lượng máu qua động mạch vành không đảm bảo cung cấp đủ máu nuôi tim. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành. Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải suy vành, hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và giải pháp trị bệnh hiệu quả tại đây.

Nguyên nhân gây suy vành

Nguyên nhân phổ biến nhất gây suy vành là do sự xuất hiện của mảng xơ vữa. Ngay từ khi bạn còn nhỏ, mảng xơ vữa được cấu thành từ cholesterol, canxi và các chất thải trong máu bắt đầu tích tụ và bám vào thành động mạch vành, tương tự như cặn bẩn lắng đọng trong ống thoát nước. Mảng xơ vữa khiến cho các động mạch trở nên cứng và hẹp hơn, làm ngăn cản dòng chảy tự do của máu đến nuôi tim. Khi cơ tim không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở và đau thắt ngực.

Nguyên nhân chủ yếu gây suy vành là do mảng xơ vữa

Triệu chứng cảnh báo suy vành

Trong giai đoạn đầu, người bệnh suy vành có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi các mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên gây hạn chế đáng kể lưu lượng máu đến nuôi cơ tim, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng như:

– Đau thắt ngực: là triệu chứng phổ biến nhất của suy vành. Khi bị đau thắt ngực, bạn sẽ có cảm giác như tim bị bóp chặt hoặc có vật nặng đè lên ngực. Cơn đau có thể lan xuống vai, cánh tay trái, lưng hoặc lên cổ, hàm trái.

– Khó thở.

– Mệt mỏi.

– Buồn nôn hoặc nôn.

– Choáng váng, chóng mặt.

– Đổ mồ hôi lạnh.

– Ợ nóng hoặc khó tiêu.

– Lo lắng, bồn chồn vô cớ.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh suy vành

Suy vành có nhiều khả năng xảy ra ở người cao tuổi hoặc khi gia đình bạn có người mắc bệnh tim. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến một số yếu tố rủi ro khác như:

– Mỡ máu cao.

– Tăng huyết áp.

– Hút thuốc, sử dụng chất kích thích.

– Hội chứng chuyển hóa.

– Bệnh tiểu đường.

– Béo phì và thừa cân.

– Ít luyện tập thể dục.

– Căng thẳng, lo lắng, tức giận thường xuyên…

– Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều muối, đường, chất béo…

– Uống quá nhiều bia rượu.

– Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ.

Mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ có nguy cơ cao bị suy vành

Chẩn đoán bệnh suy vành bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh của bạn và gia đình, khám tim bằng ống nghe và yêu cầu bạn thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

– Điện tâm đồ: để đo hoạt động điện của tim và đánh giá tổn thương tim do suy vành.

– Kiểm tra mức độ căng thẳng tim: Bạn sẽ được theo dõi nhịp tim, huyết áp khi đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe tại phòng khám để đánh giá khả năng gắng sức của tim lúc vận động.

– Siêu âm tim: giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong trái tim để kiểm tra cấu trúc và chức năng tim.

– Xét nghiệm máu: để kiểm tra đường huyết, nồng độ các loại mỡ xấu trong máu như cholesterol và triglyceride.

– Chụp mạch vành: bằng phương pháp thông tim để xác định vị trí và mức độ tắc nghẽn động mạch vành.

Biến chứng của suy vành

– Suy tim: Nếu không có đủ oxy, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả và không thể bơm đủ máu đi nuôi cơ thể, kết quả cuối cùng là dẫn đến suy tim.

– Rối loạn nhịp tim: Tim không được cung cấp đủ máu sẽ đập không đều, rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể dẫn tới ngừng tim đột ngột.

– Nhồi máu cơ tim: Nếu mảng xơ vữa phát triển quá lớn và nứt vỡ, tiểu cầu sẽ tập trung tại vị trí tổn thương, tạo thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

– Sốc tim: Sốc tim là biến chứng có tỷ lệ tử vong cao, nguyên nhân là do tim bị giảm tưới máu nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị suy vành

Điều trị bằng thuốc

Sự phát triển của Dược học đã cho ra đời nhiều loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm tổn thương tim do suy vành. Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị suy vành là:

– Thuốc hạ huyết áp: giúp ổn định huyết áp, giảm bớt áp lực cho tim.

– Thuốc chống loạn nhịp tim: giúp kiểm soát các rối loạn nhịp tim, ngăn biến chứng ngưng tim đột ngột.

– Thuốc hạ mỡ máu: để kiểm soát nồng độ mỡ xấu trong máu tham gia hình thành mảng xơ vữa.

– Thuốc chống đông: giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch.

– Thuốc giãn mạch: giúp giảm cơn đau thắt ngực, cải thiện khả năng bơm máu của tim.

– Thuốc lợi tiểu: giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, hạ huyết áp, giảm bớt áp lực cho tim.

Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định, chú ý tránh bỏ quên liều hoặc tự ý ngừng thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ.

Bổ sung sản phẩm thảo dược

Trong trường hợp dùng thuốc nhưng người bệnh vẫn bị đau ngực, khó thở, mệt mỏi nhiều, giải pháp tối ưu nhất để tránh phải tăng liều thuốc tây đó là sử dụng kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ như Vương Tâm Thống.

Với các thành phần thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, chống xơ vữa và chống đông máu như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… Vương Tâm Thống sẽ hỗ trợ cùng thuốc tây ngăn chặn xơ vữa động mạch tiến triển, cải thiện lưu lượng máu đến nuôi tim để giảm nhanh các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi; đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm từ cục máu đông, suy tim và rối loạn nhịp tim.

Vương Tâm Thống –  Giải pháp thảo dược cho người bệnh suy vành

Khảo sát của báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường cũng đã khẳng định tác dụng của Vương Tâm Thống trên người bệnh suy vành. Thống kê cho thấy, 97.76% người bệnh mạch vành (suy vành) đánh giá hài lòng sau khi kết hợp Vương Tâm Thống cùng thuốc tây; tình trạng đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp thuyên giảm; chỉ số huyết áp, mỡ máu cũng trở về mức bình thường. Thông tin chi tiết về kết quả khảo sát, mời bạn vui lòng tham khảo tại video dưới đây:

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống

Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Vương Tâm Thống đã giúp hàng ngàn người bệnh suy vành có được cuộc sống trọn vẹn khi sức khỏe tim mạch được cải thiện tích cực. Bạn có thể tìm hiểu chia sẻ của họ TẠI ĐÂY. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp thảo dược này, vui lòng liên hệ tổng đài 0987.45.49.48 để được hỗ trợ.

Phẫu thuật điều trị suy vành

Nong mạch và đặt stent

Trong phương pháp này, ống thông sẽ được luồn vào mạch máu đến vị trí mạch vành tắc nghẽn. Bóng nong gắn ở đầu ống sẽ được bơm căng để nén mảng xơ vữa lại nhằm mở thông lòng mạch. Thông thường sau khi nong mạch, stent (khung kim loại) sẽ được đặt lại để giữ cho lòng mạch được mở cố định.

Bắc cầu động mạch vành

Trong một số trường hợp không thể tiến hành đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành sẽ được thực hiện. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh lấy từ ngực, chân hoặc cánh tay của chính người bệnh để tạo thành cầu nối dẫn máu nhằm bỏ qua đoạn mạch bị tắc nghẽn.

Điều chỉnh lối sống

Chìa khóa chính để ngăn ngừa, phục hồi và làm chậm tiến triển của suy vành là duy trì lối sống khoa học. Bao gồm:

– Bỏ hút thuốc vì hút thuốc có thể làm hỏng cơ tim và các mạch máu, gây tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cung cấp cho tim.

– Ăn uống khoa học: Bạn nên ăn nhiều rau và trái cây, ít chất béo, đường và tăng cường bổ sung chất xơ, ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần.

– Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với những bài tập vừa sức.

– Hạn chế uống nhiều rượu bia, không uống quá 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.

– Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol máu bằng thuốc và chế độ ăn kiêng hợp lý.

– Quản lý căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền và các hoạt động lành mạnh khác giúp bạn thư giãn.

Suy vành hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu người bệnh tuân thủ dùng thuốc kết hợp cùng lối sống khoa học. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung sản phẩm hỗ trợ phù hợp để nâng cao sức khỏe tim mạch và đẩy lùi các biến chứng của suy vành.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/heartdisease/coronary_ad.htm