Phòng bệnh Đột quỵ tại Y tế cộng đồng

Phòng bệnh Đột quỵ tại Y tế cộng đồng

BS. NayEH’lien
Trung tâm Y tế EaHleo, ĐăkLăk

1. Đột quỵ là chứng bệnh quan trọng ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. 85% đột quy là do nhồi máu não thiếu máu não. 15% là do chảy máu não – chảy máu dưới nhện… Xử trí đột quỵ cần được tiến hành nhanh, kịp thời với các bước chẩn đoán tìm nguyên nhân, tiên lượng.., xử trí với một phức hợp điều trị – kể cả phẫu thuật và phục hồi chức năng. Tất cả – thường tiến hành ở các đơn vị, khoa – trung tâm đột quỵ với các dụng cụ máy móc hồi sức cấp cứu người bệnh: Với sự hợp tác tại chỗ của các chuyên khoa tim mạch, hồi sức cấp cứu nội khoa, ngoại khoa.., thăm dò chức năng (siêu âm, điện não, X quang thần kinh, chụp cắt lớp vi tính.., chụp công hưởng từ…), phục hồi chức năng.
2. Y tế cộng đồng, … đơn vị cơ sở là Trạm Y tế xã có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho toàn dân ở xã, nhất là trẻ em và người cao tuổi…, phát hiện kịp thời các ổ dịch (sốt rét, sốt xuất huyết, tay chân miệng) theo các mô hình bệnh tật…, ví dụ mô hình phát hiện Đau ở vùng bụng (hình 1 : vị trí đau bụng báo bệnh).
3. Xử trí đột quỵ ở Y tế cộng đồng là Phòng bệnh – Xử trí các yếu tố nguy cơ, trước hết cần chú ý tới:
+ Tuổi: Chú ý lứa tuổi chuyển tiếp “49 chưa qua 53 đã tới”. 60-65 tuổi trở lên.
+ Nghề nghiệp: Lao động chân tay hay lao động trí óc. Lao động trí óc có nguy cơ đột quỵ cao hơn (căng thẳng tâm lý, stress, rối loạn tâm lý).
+ Số người cao huyết áp chú ý người có biểu hiện… ruồi bay, chóng mặt đau đầu đau sau gáy, đau bả vai, cánh tay… Cần khuyến khích tư vấn cho đi khám bệnh ở tuyến trên và theo rõi thường xuyên ở cộng đồng.
– Người nghiện: Nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện cần sa…
+ Số người mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ rối loạn mạch máu chân, ở não ở gan, thận.
+ Số người có mỡ máu cao, béo phì.
Cần khuyến khích tư vấn cho đi khám bệnh ở tuyến trên và theo rõi thường xuyện ở cộng đồng.