Những “mốc điểm” về nghiên cứu lâm sàng tai biến mạch máu não ở Việt Nam

 

Những “mốc điểm” về nghiên cứu lâm sàng tai biến mạch máu não ở Việt Nam

 PGS.TS. Nguyễn  Chương

                      Tai biến mạch máu não là tập chứng-bệnh  vừa mang tính chất kinh điển, vừa mang tính chất hiện đại của Y tế, Y học trên toàn thế giới.

Tai biến mạch máu não có tỷ lệ tử vong cao, sau các bệnh ung thư và tim mạch, đồng thời để lại nhiều di chứng về thần kinh và về tâm thần.

Tai biến mạch máu não là chứng bệnh có liên quan của nhiều khoa, từ cấp cứu hồi sức, khoa Thần kinh Tâm thần, Tim mạch tới khoa Thăm dò Hình ảnh học…Xét nghiệm. Dịch tễ học, Khoa Ngoại, khoa Phục hồi chức năng.

  1.  Chuyên ngành Thần kinh được thành lập từ 1956 (Bộ môn Tinh Thần kinh, Đại

học Y Dược khoa Hà Nội và Khoa Tinh Thần kinh, Bệnh viện Bạch mai) đã coi Tai biến mạch máu não là chứng bệnh quan trọng trong nghiên cứu lý thuyết và thực hành.

Năm 1960 với báo cáo khoa học chào mừng Đại hội Đảng, PGS. Nguyễn Chương có “Một số nhận xét về tình bệnh nhân tai biến mạch máu não nằm điều trị tại Khoa trong các năm 1959-1960. Buổi ban đầu, với thực tế trang thiết bị lúc đó, (nhưng đánh giá tốt qua giải phẫu bệnh lý), nghiên cứu Tai biến mạch máu não dừng ở mô tả, và đối chiếu những dấu hiệu cổ điển, ví dụ định luật Landouzy 1 (tư thế người bệnh quay mát quay đầu nhìn về bên tổn thương tránh nhìn bên liệt. Việc theo dõi tiên lượng tình trạng bệnh được “tính theo”  hạn  1 ngày, hạn 3 ngày hạn 7 ngày sau đó dựa vào đánh giá qua bảng Schmìdt. Thời đó  chưa có đánh giá vùng tranh tối tranh sáng nên đơn thuần đánh giá là biểu hiện tổn thương não là hủy hoại gián đoạn nên chỉ đơn thuần đánh giá hiện tượng liệt.

Đặc biệt GS.TS Lê Đức Hinh, DT Chân đã dành nhiều thời gian theo dõi  “Đối chiếu Giải phẫu bệnh lý – Lâm sàng thần kinh của Tai biến mạch máu não.  Các tác giả đã đưa ra  những số liệu cụ thể về nhồi máu não, chảy máu não về xơ vữa mạch.

2.    Nghiên cứu  Đặc điểm Dich tễ học lâm sàng Tai biến mạch máu não tại Việt nam là đề tài quan trọng và cấp bách, góp phần vào hội nhập của Thần kinh học với Đông Nam Á, với thế giới.

Các năm 90, với chương trình – đề tài cấp Bộ, Nguyễn Văn Đăng, Ngô Đăng Thục, Nguyễn Hồng Minh, Bộ môn Thần kinh Đại học Y Hà Nội đã triển khai nghiên cứu dịch tễ lâm sàng ở một số xã ở ngoại thành Hà Nội, và ở Hà Tây cũ, đã có  tỷ lề mắc trên 100.000 dân là 115,92, tỷ lệ mới mắc là 28,25 và tỷ lệ tử vong là 21,51. Cùng thời gian này, Lê Văn Thành và cộng sự cũng nghiên cứu chủ yếu ở phường Sài Gòn, Kiên giang thấy tỷ lệ mắc là 415, tỷ lệ mới mắc 161,00, tỷ lệ tử vong là 36,50.

Về sự chênh lệch giữa 2 vùng Bắc – Nam, GS.TS Nguyễn Chương có liên hệ tài liệu ở Trung Quốc có sự chênh lệch từ Đông sang Tây, còn ở ta thì từ Bắc xuống tới Nam

-2-

và thấy các yếu tố gây bệnh, như uống rượu, hút thuốc từ lá thuốc, nhậu liên miên tăng cao ở miền Nam, nhất là ở Kiên Giang, Cà Mau, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Từ những “bước đi ban đầu” của Nguyễn Văn Đăng, Lê Văn Thành, đã có báo cáo về đặc điểm dịch tễ học Tai biến mạch máu não ở Việt Nam tại Hội nghị Thần kinh các nước ASEAN (Lê Văn Thành), Hội nghị Thần kinh nhiệt đới ở Martinique (GS.TS Nguyễn Chương). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng Tai biến mạch máu não ở ta còn được triển khai qua các chương trình đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp tỉnh ở nhiều tỉnh (Thái Nguyên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Huế, Bình Định, Cần Thơ, Cà Mau), đặc biệt qua các luận văn chuyên khoa cấp 2, luận án tiến sĩ (Đặng Quang Tâm, Trần Văn Tuấn).

3. Năm 1990, trong luận án  Nguyễn Văn Đăng có đề cập một số từ “máu vào não thất”,  “ nhồi máu hốc não” (lacunar).

Ở Việt Nam, thời kỳ chưa có máy chụp cắt lớp vi tính thì bệnh nhân đột quỵ hôn mê sâu có rối loạn thần kinh thực vật nặng nề – thường được chẩn đoán là lụt não thất (innondation ventriculaire) thường là tử vong. Dựa vao chụp cắt lớp vi tính và diễn biến lâm sàng, Nguyễn Văn Đăng nêu hiện tượng “máu vào” não thất bên. Đồng thời, Nguyễn Văn Đăng với đề sách Tai biến mạch máu não – có chương nói về Hốc não (trang 141-152).

Từ phân loại “Tai biến  nhồi máu não” (2000), GS.TS Lê Đức Hinh, Lê Văn Thính đã “đưa” từ Nhồi máu ổ khuyết trong báo cáo khoa học “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của Nhồi máu não ổ khuyết” (Công trình khoa học Bệnh viện Bạch Mai 2000-2002, Tập 2. Nhà xuất bản Y học)..

Từ 2004, nhiều luận văn, luận án đã đề cập tới Nhồi máu não ổ khuyết dưới nhiều khía cạnh khác nhau –  đặc biệt nghiên cứu về nhồi máu não ổ khuyết với sa sút trí tuệ.

4. Từ năm 2010,  Võ Hồng Khôi va cộng sự có tiến hành một số công trình “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hình ảnh Doppler xuyên sọ va cắt lớp vi tính 24 dãy ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện.

5. Vấn đề điều trị tập chứng Tai biến mạch máu não cũng được đẩy mạnh nghiên cứu triển khai. Từ chống phù não giảm phản ứng vận mạch, thông khí tới phục hồi chức năng cho người bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Tất cả được “quy tụ liên chuyên khoa” thành đơn vị mạch máu não (trước vẫn “quen” dùng từ đột quỵ).

Từ 2006, Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự đã ứng dụng điều trị tiêu huyết khối.

Các năm 2003-2008,  Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Quỳnh Hương, Nguyễn Hồng Quân đã nghiên cứu điều trị thuốc chống đông cho một số bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp tính.

6. Vai trò của Thần kinh học can thiệp và Phẫu thuật thần kinh. Nhân hội nghị Tim mạch học các tỉnh miền Trung năm 2004, một số nhà Thần kinh học (GS.TS Nguyễn Chương) cũng có ý tưởng như tim mạch học can thiệp, đã đề xuất “phần môn Thần kinh học can thiệp.

-3-

Hiện nay một số trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội đã có một số chuyên gia trong lĩnh vực can thiệp mạch (stent, nút mạch), (Nguyễn Minh Thông, Phạm Đình Đài) và phẫu thuật thần kinh.  Phẫu thuật thần kinh cho các trường hợp tổn thương tai biến mạch não có “dạng choán chỗ phù não nặng bằng  phẫu thuật hút máu tụ hoặc phẫu thuật giảm áp.

7. Kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền trong nghiên cứu và điều trị bệnh tai biến mạch máu não.

Đối với cộng đồng nên tăng cường triển khai việc kết hợp này cho bệnh nhân tai biến mạch máu não đã ổn định.

Sự kết hợp này bao gồm sử dụng thuốc nam (hoa hoè, ngưu tất, cam thảo), xoa bóp, châm cứu (cho các trường hợp có phản xạ gân xương âm tính, cùng các hình thức câu lạc bộ thư giãn, khí công, du lịch, đi bộ.

8. Phòng bệnh tai biến mạch  máu não là rất quan trọng

–  Phòng bệnh phải được triển khai từ cộng đồng và có tính xã hội hoá (Đặng Quang Tâm đã có 1 băng hình, chiếu trên Đài truyền hình Cần Thơ)

–  Phòng bệnh tai biến mạch máu não thể hiện nhiều kết hợp.

+ Kết hợp giữa y tế và các ban, ngành ở xã, phường, ở cơ quan, nông trường, xí nghiệp

+ Kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền

+ Kết hợp giữa Thần kinh và các chuyên khoa khác nhất là tim mạch, nội chung, xét nghiệm.

– Phòng bệnh tai biến mạch máu não là phát hiện sớm, điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ, các bệnh lý là yếu tố nguy cơ, nhất là tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận…

Ở cộng đồng dân cư, cần chú ý biết số đo huyết áp của người cao tuổi, người có độ tuổi chuyển tiếp (bốn chín chưa qua, năm ba đã tới),  cần biết được hoạt động tim mạch ở người trẻ tuổi (chú ý bệnh hẹp van tim), cần tìm những vết bớt, vết chàm ở ngoài da ở trẻ hay có chứng nhức đầu, co giật (đề phòng dị dạng mạch máu não).

 

 

14.2.2013