Một vài nét về phát thần kinh trẻ em

Nguyễn Chương*

Hội Thần kinh học Việt Nam

 Phát triển Thần kinh ở trẻ em là một vấn đề lớn và khá phức tạp/  Nghiên cứu vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành chuyên khoa, của khoa học tự nhiên cũng như của khoa học xã hội.

Nghiên cứu phát triển thần kinh ở trẻ em – đúng là phát triển Tâm – Thần kinh trẻ em, dựa trên cơ sở đặc điểm giải phẫu chức năng thần kinh, các hiểu biết về tâm lý học, về tâm sinh lý, của giáo dục học cũng như các kiến thức  về ngôn ngữ học.  Đồng thời, dựa trên những phân tĩch về sự phát triển chung về thể chất ở trẻ…

1.  Phát triển thần kinh trẻ em cũng được đông đảo nhân dân ta chú ý tới.. Ta có câu  “ Ba tháng biết lẫy. Sáu tháng biết bò, Chín tháng lò dò chạy đi “,   hoặc thường có câu hỏi thăm:  “ cháu bé biết làm gì rồi ?” .., hoặc có người quan sát bé.khi nào biết nhìn theo.. khi nào biết cười,… khi nào biết nói…

Sự phát triển quan trọng nhất là sự myêlin-hoá các cấu tạo, tổ chức ở thần kinh và những biến đổi ở vỏ não… Myêlin-hoá có liên quan tới sự chín muồi trưởng thành của hệ thần kinh.  Myêlin hoá bắt đầu từ tháng thứ tư của phôi,  sớm nhất là bắt đầu từ các sợi rễ sau và rễ trước của tủy sống.. Đặc biệt, đường dẫn truyền xuống – bó tháp được myêlin hoá từ tháng thứ sáu tới tháng thứ mười và tới 1- 4 tuổi mới hoàn chỉnh.  (Điều này rất quan trọng trong việc ứng dụng về nhận định, đánh giá dấu Babinski khi thăm khám thần kinh ở trẻ nhỏ – trẻ còn bú )

Vào tuần thứ năm tới giữa tháng thư ba của phôi, có sự phân chia về tổ chức vỏ não :  vỏ não mới bắt đầu phát triển từ tháng thứ ba của phôi và tiếp tuc phát triển ngay khi thai nhi chào đời tới 3 tuổi, có biệt-hoá chức năng cơ bản cho tới 8 tuổi..

Ban đầu, mặt ngoài vỏ não thì nhẵn, tới tháng thứ tư, thứ sáu của phôi, sẽ lần lượt xuất hiện rãnh giữa – rãnh Rolando, rãnh Sylvius…  Đó là các rãnh nguyên phát đâu tiên. Từ các hệ thống rãnh nguyên phát xuất hiện hệ thống rãnh thứ phát – phân chia vỏ não thành các thùy, các hồi – hồi não hoá, hình thành và hoàn thiện một số diện phóng chiếu (diện vận động, diện cảm giác…) và phát triển ban đầu một số diện liên hợp…

Từ 1 – 2 tuổi, vỏ não phát triển nhiều hơn, đã chín muồi hơn, chức năng phân tích, phân biệt và từ  4 – 7 tuổi  đã có nhiều vùng “gần” như của người lớn..  và cho tới 10 – 12 tuổi, các noron ở vỏ não mới đủ nhưng cho tới 22 – 25 tuổi,  hệ thần kinh mới hoàn chỉnh cùng với với các hệ thống khác của cơ thể

Như vậy, trong quá trình phát triển hệ thần kinh ở trẻ em, hiện tượng myêlin-hoá các cấu tạo, tổ chức hệ thần kinh và những biến đổi ở vỏ não là những “sự kiện” quan trọng ảnh hưởng trước tiên  tới phát triên thần kinh ở trẻ em.. Và từ phôi – đứa trẻ – sinh vật phát triển từ những vòng cung phản xạ ngày càng chỉnh hợp với não và vỏ não ngày  càng phát triển hoàn chỉnh…

Trong phạm vi bài tổng quan này, chúng tôi  chỉ điểm sơ lược về sự phát triển  tâm thần kinh ở trẻ từ khi sinh ra cho tới 2 – 3 tuổi

2.Phát triển về vận động.                                                                                            

Trong “phôi”, thai nhi bắt đầu “cựa” mình vào tuần lễ thứ 20. Các cử động này hoàn toàn tự động và bất kỳ ở thời khắc nào: và mang tính chất múa giật – vận động của thể nhạt. Thể nhạt myêlin hoá sớm hơn thể vân (nhân đuôi, nhân cùi) và vỏ não.

Sau đó, thiết lập sớm các liên hệ thể nhạt và vùng dưới đồi nhất là liên hệ thể nhạt và liềm đen.  Trẻ mới đẻ là một “sinh vật thể nhạt”  (trẻ “đẻ non” về phương diện thần kinh) Ở trẻ dưới 1 tuổi chưa có kiểm tra của vỏ não,  vận động không cố định, không chính sác, có nhiều động tác..  Và ở trẻ sơ sinh – 10 ngày sau khi sinh và thời kỳ sau sơ sinh – chủ yếu là các thay đổi về trương lực và phản ứng…

Cho tới 1 – 2 tuổi, bắt đầu có sự chỉ huy của vỏ não và chức năng kiểm tra và kìm hãm vùng dưới vỏ kể cả thể vân, thể nhạt. Lúc đó, ở trẻ sẽ xuất hiện dần các động tác có ý nghĩa, dáng điệu và nét mặt

3. Phát triển về cảm giác – giác quan                                                                       

Ngay từ ngày đầu của thai nhi, đã có tiếp thu các kích thích qua các thụ thể (cơ quan thụ cảm –receptor), các nối tiếp cảm giác…

Bắt đầu từ cảm giác sờ : có thể thấy được qua khai thác các vòng cung phản xạ, ví dụ phản xạ giác mạc, cảm giác giác mạc.., phản xạ bốn phương.

Ở trẻ sơ sinh, bó dẫn truyền cảm giác nông chưa myêlin hoá hết, còn đối với cảm giác sâu thì cũng myêlin hoá tuần tự.

Phát triển về cảm giác không chỉ liên hệ tới sự chín muồi về đường cảm giác ở tủy sống mà còn với sự phát triển các phần khác ơ não kể cả vỏ não…

Về giác quan, cơ quan thị giác phát triển sớm. Trẻ mở mắt ngay khi chào đời: đôi khi ở trẻ có mắt không đều: mắt mở, mắt nhắm cho tới ngày thứ 10 của trẻ: trẻ mới sinh mở hai mát cùng thời hoặc gián cách: trẻ nhắm mắt lại khi gặp ánh sáng chói, có phản xạ đồng tử đối với ánh sáng khi ra đời…

Vào khoảng ba tháng tuổi, mắt trẻ thường nhìn chằm chằm vào bàn tay, Có sự trau dồi thị giác-vận động và tiến bộ về KÝ ỨC THỊ GIÁC giúp cho phát triển hiện tượng cầm, hiện tượng chơi đùa và ngôn ngữ của trẻ…

Trẻ còn bú có khả năng sau khi trông thấy đồ vật, tiến tới tận nó mà không cần nhìn mãi vào đồ vật đó…  Dần dần các diện thị giác myêlin hoá hoàn chỉnh, kết hợp với các diện khác ở vỏ não hình thành các tri giác thị giác từ giản đơn tới phức tạp…

Hiện tượng cầm.  Cầm là môt hiện tượng ở vỏ não bao gồm mở bàn tay khi trông thấy (thị giác), nghe thấy (thính giác) hoặc sờ thấy các đồ vật (xúc giác), sau đó

khép bàn tay lại.. Mặt khác còn thông qua các tiến bộ về vận động, trương lực các đoạn chi, đoạn thân, hiện tượng cầm trở nên thành thạo hơn.

Hiện tượng cầm là bước phát triển quan trọng về tâm sinh lý trẻ,  nhờ vậy mà trẻ có thể tìm hiểu thế giới bên ngoài.

3. Phát triển về tâm lý.                                                                                          

Phát triển về tâm lý ở trẻ là mục đề quan trọng và phức tạp nhất của sự phát triên tâm thần kinh…

Phát triển về tâm lý ở trẻ có liên hệ nhiều tới sự hoàn chỉnh các đường tiếp thu và giải đáp, cùng các trung tâmở các tầng của não, tới sự chín muồi của vỏ não, tới giáo dục học, tới môi trường xung quanh (hoàn cảnh gia đình, xã hội, hoc đường) nhất là ở tuổi vườn trẻ, tuổi mẫu giáo…

Hiện tượng chơi đùa.  Hiện tượng chơi đùa giúp cho trẻ sử dụng đuợc các khả năng thị giác, tay cầm, đi đứng, thăng bằng cũng như tìm hiểu được cơ thể trẻ, rồi các vật xung quanh, người thân, môi trường bên ngoài…

Dưới  4- 5 tháng tuổi, trẻ chơi đùa với các phần của cơ thể trẻ. Như trên ta đã thấy quãng 3 – 4 tháng tuổi tới 4 – 5 tháng tuổi, trẻ  nhìn chằm chằm vào lòng bàn tay.. Tới 4 -5 tháng tuổi trẻ chơi đùa bằng các cử động ở chân, các động tác nhanh (kiểu đạp xe).., sau đó trẻ nắm lấy bàn chân đưa lên miệng …

Tù chỗ trẻ cầm đồ chơi dể nhìn màu sắc tới chỗ lắc lắc để nghe tiếng kêu… tới 8 – 9 tháng tuổi, trẻ sờ  mó, ngắm nghía đồ chơi, cầm chơi hay vứt bỏ …

Phát triển lời nói. Phát triển tiếng nói ở trẻ dựa trên sự hoàn chỉnh nhất định của hệ thống cảm giác, giác quan và vận động cùng những điểm tương ứng ở vỏ não cùng sự hoàn chỉnh của cơ quan phát âm : từ những âm họng với tiếng cười tiếng nói của trẻ, trên cơ sở  phát triển về chủng loại phát sinh đã hình thành tiếng cười ở trẻ  2 – 3 tháng tuổi. Từ những âm họng tới cuối tháng thứ ba, trẻ đã phát âm môi rồi âm lưỡi… Ba  tháng tuổi, trẻ đã đã bi bô  “ ba ba, ma, ma …”

Đồng thời phát triển vùng ngôn ngữ hiểu vào cuối kỳ 6 – 12 tháng.., trẻ đã hiểu và chỉ tay khi hỏi về tai, mũi…

Từ 2 = 3 tuổi, trẻ phát triển nhanh về tiếng nói – tình cảm tới 4 – 6 tuổi (khi đã hoàn chỉnh myêlin-hoá ở tiểu não, ở vùng khứu não,  với mức độ của trí nhớ và “bắt chước “học nghề”, tiếng nói của trẻ phong phú hơn, hiểu được một số ý trừu tượng…

4.Những “loại hình”  ứng dụng.

Các nhà nghiên cứu về Thần kinh học trẻ em dựa trên sự phát triển myêlin-hoá hệ thần kinh Andre Thomas, St Anne Dargassie, Ánh Nguyên đã phân loại tuổi : trẻ sơ sinh (trong vòng 15 ngày đầu sau khi chào dời với các diên biên của các loại phản xạ Moro

phản xạ ốc-mí, phản xạ mút, phản xạ bốn phương., Trẻ còn bú , trẻ nhỏ (cho tới 2-3 tuổi) với tất cả các phát triên về vận động, cảm giác giác quan và về tâm lý như đã nêu ở các phần trên.

Đặc biệt kỹ thuật khàm đánh giá về Thần kinh trẻ em khá ngoạn mục, đòi hỏi các động tác khám tinh vi,  nhẹ nhàng, thân thiện với trẻ, vừa nhanh lại  phải đủ, toàn diện

Các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục thì tập trung vào tuổi vườn trẻ (cho tới 3 tuổi), tuôi mẫu giáo (3 – 6 tuối), tuổi đi hoc: từ 7 tuổi với các cấp học tiểu học, trung học…..Thường tập trung huớng dẫn ở tuổi vườn trẻ, tuổi mẫu giáo với đội ngũ các cô nuôi dạy trẻ (được trang bị kiến thức về phát triên trẻ của quản lý giáo dục )