Liệu pháp điều trị bệnh tim mạch với thảo dược Bồ hoàng

Liệu pháp điều trị bệnh tim mạch với thảo dược Bồ hoàng

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch của Bồ hoàng không chỉ được ghi chép trong các tài liệu y học cổ truyền mà ngày nay còn được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Hãy cùng khám phá những lợi ích thiết yếu của Bồ hoàng mà bất kì người bệnh tim nào cũng không thể bỏ qua ngay tại đây.

Đặc điểm nhận diện Bồ hoàng dùng trong điều trị bệnh tim mạch

Bồ hoàng (Typha angustata) còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cỏ nến, hương bồ thảo, bồ thảo, dược liệu chính trong cây Bồ hoàng được dùng trong các bài thuốc cổ phương điều trị bệnh tim mạch là phần phấn hoa và đem phơi sấy khô hoặc sao đen tùy mục đích sử dụng.

Trong y học hiện đại, Bồ hoàng là một thảo dược cực kỳ tốt dùng để chữa một số bệnh lý như xơ vữa động mạch vành tim, tắc mạch não, viêm mạch tạo huyết khối, suy tim, hẹp hở van tim…

Bồ hoàng mang lại nhiều công dụng hữu ích trong điều trị bệnh tim mạch

5 lợi ích tuyệt vời của Bồ hoàng đối với người bệnh tim mạch

Thông qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học, tác dụng của Bồ hoàng trong điều trị bệnh tim mạch càng nổi bật với 5 công dụng hữu ích sau:

Giãn mạch, hạ áp, tăng cường lưu thông máu

Theo y học cổ truyền, Bồ hoàng là vị thuốc có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, lợi tiểu nên được dùng trong các bài thuốc trị cao huyết áp; giúp giải quyết các triệu chứng tim mạch liên quan đến ứ huyết như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi

Những tác dụng này cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng của Viện nghiên cứu Trung Y Dược Hồ Nam (Trung Quốc), kết quả cho thấy 89% người bệnh đã giảm triệu chứng đau thắt ngực, 54% hạ huyết áp và 48% có điện tâm đồ ổn định sau khi dùng Bồ hoàng.

Chống viêm, chống oxy hóa

Các nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hoạt tính chống viêm của Bồ hoàng và nhận thấy, cả chiết xuất dạng nước và 70% methanolic của Bồ hoàng đều mang lại hiệu quả trong điều trị tình trạng viêm cấp tính và mãn tính.

Có thể bạn chưa biết, viêm chính là phản ứng quan trọng gây tổn thương tim và mạch máu, tham gia hình thành nên mảng xơ vữa động mạch. Không chỉ vậy, trong Bồ hoàng còn chứa nhiều nhóm chất chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương tế bào; từ đó giúp bảo vệ sự toàn vẹn của cấu trúc tim và mạch máu trong cơ thể.

Làm sạch mỡ máu

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc, Bồ hoàng có khả năng làm giảm cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – cholesterol và phospholipid trong huyết thanh, đồng thời nồng độ HDL – cholesterol cũng tăng lên đáng kể.

Trong đó, triglycerid và LDL – cholesterol là 2 thành phần “mỡ xấu” quan trọng cấu tạo nên mảng xơ vữa động mạch, còn HDL – cholesterol được coi là “mỡ tốt” tham gia vận chuyển cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể.

Với khả năng loại sạch mỡ máu xấu, Bồ hoàng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xơ vữa như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch não, xơ vữa động mạch cảnh…

Chống xơ vữa động mạch, ngăn tái tắc hẹp sau đặt stent

Tác dụng chống xơ vữa động mạch của Bồ hoàng một lần nữa được khẳng định qua nghiên cứu của Khoa Dược, Đại học Dược, Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc). Các nhà khoa học nhận thấy hoạt chất (2S) – Naringenin trong Bồ hoàng có khả năng ức chế sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn mạch máu (nguyên nhân khiến mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian và góp phần gây tái tắc hẹp mạch vành sau nong mạch/đặt stent).

Bồ hoàng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch hình thành và phát triển

Làm tan cục máu đông

Theo y học cổ truyền, Bồ hoàng sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết nhưng khi dùng sống lại có tác dụng tiêu huyết ứ. Nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ Noakhali (Bangladesh) cũng cho thấy, chiết xuất Bồ hoàng (dạng sống) có khả năng làm tan cục máu đông, hoạt tính mạnh nhất ở nồng độ 4mg/ml.

Với tác dụng này, Bồ hoàng có được coi là thảo dược tiềm năng giúp phòng ngừa các biến chứng liên quan đến cục máu đông như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não… cho người bệnh tim mạch.

Ứng dụng của Bồ hoàng trong điều trị bệnh tim mạch ngày nay

Nhận thấy những tác dụng tiềm năng của Bồ hoàng trong điều trị bệnh tim mạch, từ 10 năm trước các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết hợp Bồ hoàng cùng nhiều vị dược liệu khác như Đỏ ngọn, Hoàng bá, Sơn tra, Mạch môn… tạo nên công thức hoàn chỉnh có tên là Vương Tâm Thống.

Thay vì phải đun sắc thủ công dược liệu Bồ hoàng vừa tốn thời gian, lại không đảm bảo loại bỏ tạp chất, người bệnh tim mạch có thể sử dụng viên uống Vương Tâm Thống chứa chiết xuất Bồ hoàng, kết hợp cùng thuốc tây theo đơn để tăng hiệu quả kiểm soát các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi… và ngăn chặn bệnh tim tiến triển, dự phòng biến chứng cục máu đông, suy tim trong tương lai.

Kết quả khảo sát thực tế của Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường trên 271 người bệnh tim mạch dùng Vương Tâm Thống cho thấy: 97.05% đánh giá hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng, 93.36% người bệnh có cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực; chỉ số huyết áp/mỡ máu về mức bình thường, tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp cũng thuyên giảm rõ rệt.

Bạn có thể lắng nghe đánh giá của chuyên gia Tim mạch về Vương Tâm Thống – viên uống chứa thảo dược Bồ hoàng qua video dưới đây:

Đánh giá của chuyên gia về Vương Tâm Thống – Sản phẩm hỗ trợ tim mạch chứa Bồ hoàng

Đồng hành cùng người bệnh tim mạch trong suốt hơn 10 năm qua, Thảo dược chính Bồ hoàng có trong Vương Tâm Thống đã giúp cho hàng ngàn người bệnh tim mạch sống khỏe hơn mỗi ngày. Bạn có thể tìm hiểu chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.

Sự ra đời của Vương Tâm Thống đã giúp người bệnh tim mạch được tiếp cận gần hơn với giải pháp điều trị bằng thảo dược Bồ hoàng. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến Vương Tâm Thống và cách điều trị bệnh tim từ thảo dược, vui lòng liên hệ tổng đài 0987.45.49.48 để được tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://academicjournals.org/journal/JMPR/article-full-text/75366EA61160

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874111009160

https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/ATVBAHA.109.201095

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3617945/