Khô mắt – bệnh lý không thể xem thường của thời đại số

Khô mắt – bệnh lý không thể xem thường của thời đại số

Nước mắt không chỉ dùng để thể hiện cảm xúc mà vai trò thực chất là bảo vệ bề mặt mắt trước tác động của môi trường. Nếu nước mắt bị thiếu hụt sẽ gây khô mắt – một bệnh lý đang ngày càng phổ biến và khó trị hơn trong thời đại số hóa này.

Khô mắt là gì?

Màng nước mắt được tạo thành từ 3 lớp: lớp dầu, lớp nước và lớp nhầy. Sự kết hợp này khiến màng nước mắt tuy mỏng nhưng luôn giữ đủ độ ẩm để bôi trơn bề mặt mắt, giúp mắt hoạt động linh hoạt và tránh khỏi các tác động xấu từ môi trường (gió, bụi, ánh sáng, hóa chất…). Nếu lượng nước mắt tiết ra bị thiếu hoặc có sự mất cân bằng giữa 3 lớp nước mắt sẽ gây ra bệnh khô mắt.

Những triệu chứng khó chịu khô mắt thường gây ra

Khi bị khô mắt, bạn có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng khó chịu sau đây:

– Mắt có cảm giác châm chích, cay rát, ngứa đỏ

– Nhạy cảm hơn với ánh sáng

– Cảm giác có bụi hay vật lạ gì đó cộm trong mắt

– Nhìn mờ, mỏi mắt

– Khó đeo kính áp tròng

– Khó lái xe vào ban đêm

– Chảy nước mắt sống

Các nguyên nhân thường gây khô mắt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khô mắt và chúng được phân thành 2 nhóm chính là giảm sản xuất nước mắt và tăng bốc hơi nước mắt.

Giảm sản xuất nước mắt

Những tình trạng sau có thể khiến tuyến lệ giảm bài tiết nước mắt, gây khô mắt mạn tính.

– Lão hóa: Khi cơ thể già đi, tuyến lệ ở mắt cũng bị lão hóa và giảm chức năng, làm giảm lượng nước mắt cần thiết.

– Thay đổi hormon khi dùng biện pháp tránh thai bằng hormon hoặc thay đổi nội tiết khi mang thai và thời kỳ mãn kinh.

– Mắc bệnh toàn thân như tiểu đường, các bệnh tự miễn như lupus và viêm khớp dạng thấp có thể kích thích phản ứng viêm, làm giảm tiết nước mắt.

– Các loại thuốc như kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc trị Parkinson… có thể kìm hãm hoạt động tiết nước mắt của tuyến lệ.

Dây thần kinh trên giác mạc (làm nhiệm vụ truyền tín hiệu tiết nước mắt) bị giảm nhạy cảm do bị tổn thương khi dùng kính áp tròng hoặc phẫu thuật mắt.

Lão hóa tuyến lệ là nguyên nhân gây khô mắt phổ biến cho người lớn tuổi

Tăng bốc hơi nước mắt

Nước mắt tiết ra đủ nhưng lại bốc hơi nhanh vì các nguyên nhân dưới đây cũng sẽ khiến mắt bị khô và phải chịu nhiều tác động xấu từ môi trường.

– Rối loạn chức năng tuyến meibomian làm giảm chất lượng lớp dầu của nước mắt.

– Chớp mắt không thường xuyên, quên chớp mắt do mắc bệnh Parkinson hoặc khi đang tập trung đọc sách, làm việc trên máy tính, lái xe…

– Ở môi trường nhiều gió, khói hoặc không khí khô, nhiệt độ cao.

– Bị ảnh hưởng bởi chất bảo quản trong một số loại thuốc nhỏ mắt tại chỗ.

Mức độ nguy hiểm của khô mắt kéo dài

Khô mắt nặng, kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm có thể gây nhiều biến chứng làm tổn thương nghiêm trọng bề mặt mắt như sau:

– Nhiễm trùng mắt: khi không có đủ nước mắt, bụi bẩn, vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công gây nhiễm trùng, gây sưng đỏ mắt, đau nhức mắt rất khó chịu.

– Viêm loét giác mạc: không được lớp nước mắt bảo vệ, giác mạc có thể bị viêm hoặc mòn dần gây loét làm giảm thị lực và trở thành sẹo giác mạc khó phục hồi.

Cách điều trị khô mắt

Điều trị khô mắt được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, lần lượt như sau:

– Vệ sinh mắt sạch sẽ và nhỏ nước mắt nhân tạo làm tăng độ ẩm cho mắt.

– Dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh chống viêm khi khô mắt đã gây biến chứng viêm mắt (viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm kết mạc…).

– Dùng thuốc nhỏ mắt huyết thanh, thuốc tăng tiết nước mắt dạng uống hoặc bôi tại chỗ.

– Dùng kính áp tròng trị liệu.

– Phẫu thuật đóng ống lệ đạo để nước mắt lưu lại lâu hơn trên bề mặt mắt. 

– Sử dụng nhiệt và áp suất để làm thông các tuyến dầu bị tắc trên mí mắt, giúp nước mắt tiết ra có đủ chất dầu và không bị bay hơi nhanh.

Nhỏ nước mắt nhân tạo là cách làm giảm khô mắt tức thời

Giải pháp loại bỏ khô mắt và ngừa viêm mắt tự nhiên

Alpha lipoic acid đã được các nhà khoa học tại đại học Rio Grande – Brazil chứng minh rằng có khả năng ức chế mạnh quá trình stress oxy hóa tế bào, qua đó giúp phục hồi khả năng sản xuất nước mắt hiệu quả.

Trong khi đó, Palmatin – hoạt chất chính trong thảo dược Hoàng đằng lại được nghiên cứu là có khả năng bảo vệ mắt khỏi nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn tự nhiên rất công hiệu và an toàn cho sức khỏe.

Chính vì vậy, bổ sung kết hợp Hoàng đằng và Alpha lipoic acid chính là giải pháp tối ưu giúp loại bỏ nhanh tình trạng khô mắt, ngăn chặn biến chứng viêm mắt do khô mắt gây ra.

Hiểu rõ điều này, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và bào chế kết hợp Hoàng đằng và Alpha lipoic acid cùng 5 vi chất thiết yếu khác cho mắt để tạo thành Minh Nhãn Khang, giúp người khô mắt thuận tiện hơn khi sử dụng và sớm đạt hiệu quả trị bệnh. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một trong số hàng triệu người đã loại bỏ được tình trạng khô mắt nhờ dùng Minh Nhãn Khang trong video sau:

Mắt tôi đã hết khô rát và sáng rõ trở lại nhờ chọn đúng viên bổ mắt

Hướng dẫn cách phòng ngừa khô mắt hiệu quả tại nhà

Chỉ bằng một số thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp bạn cải thiện khô mắt và ngăn bệnh tiến triển. Cụ thể, bạn cần chú ý những vấn đề sau.

– Tránh để không khí nóng hoặc gió thổi vào mắt, ví dụ như không hướng máy sấy tóc, máy sưởi, máy điều hòa không khí hoặc quạt về phía mắt.

– Đảm bảo không khí có độ ẩm phù hợp bằng cách dùng thêm máy tăng độ ẩm khi thời tiết hanh khô.

– Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài trời nắng hay nhiều gió bụi.

– Chú ý chớp mắt thường xuyên, đặc biệt khi dùng thiết bị điện tử hay đọc sách.

– Đặt màn hình máy tính thấp hơn tầm mắt, tránh để mắt phải mở to hết cỡ gây mỏi và khiến nước mắt bốc hơi nhiều hơn.

– Ngừng hút thuốc và tránh xa khói thuốc.

Với một số người, khô mắt chỉ là tạm thời, tuy nhiên cũng có những người bị khô mắt kéo dài triền miên không dứt và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, đồng thời có giải pháp chăm sóc mắt hiệu quả hơn.

Nếu muốn được tư vấn thêm điều gì, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0987.45.49.48.” 

Dược sĩ Trần Huyền

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-eyes/symptoms-causes/syc-20371863