Kết quả điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Kết quả điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bùi Minh Thu*, Nguyễn Văn Chương**, Đoàn Văn Đệ**

* Bệnh viện Nội tiết trung ương, **Bệnh viện Quân Y 103

TÓM TẮT

Bệnh nhân đái tháo đường có nhiều biến chứng tổn thương thần kinh, gọi là bệnh thần kinh do đái tháo đường. Trong đó bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường là một biến chứng thường gặp và khá sớm.

Mục tiêu:Mô tả kết quả điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Đối tượng nghiên cứu:79 bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (America Diabetes Association – ADA) năm 2015 có biến chứng thần kinh ngoại vi, đang điều trị nội trú, ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

Kết quả:Bệnh nhân sau điều trị có cải thiện phản xạ gót chiếm tỷ lệ cao nhất (58,3%), tiếp theo là phản xạ gối (33,3%), phản xạ tam đầu (19,4%), phản xạ trâm quay (16,9%), thấp nhất là phản xạ nhị đầu 9,7%; Bệnh nhân sau điều trị có cải thiện triệu chứng tê bì chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%), tiếp theo là rối loạn cảm giác rung với âm thoa (46,5%), Xúc giác (33,8%), châm kim (14,1%) và đau (22,5%), rát bỏng (22,5%) thấp nhất là cóng buốt (7,0 %); Triệu chứng lâm sàng có cải thiện ở 56,4% bệnh nhân sử dụng phác đồ 1, thấp hơn so với 75% bệnh nhân sử dụng phác đồ 2 (p<0,05); Dẫn truyền thần kinh có cải thiện ở 62,5% bệnh nhân sử dụng phác đồ 1, thấp hơn so với 87,5% bệnh nhân sử dụng phác đồ 2 (p<0,05).

Kết luận: Sau điều trị bằng cả hai phác đồ điều trị biến chứng thần kinh thường quy và phác đồ có thêm ALA, kết quả cho thấy các chỉ số đánh giá dẫn truyền thần kinh đã được cải thiện rõ (p<0,05).

Từ khóa: Tốc độ dẫn truyền, biên độ đáp ứng, thời gian tiềm, điện sinh lý thần kinh.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá hay gặp nhất, bệnh kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh với các biến chứng gây tổn thương nhiều cơ quan như mắt, tim mạch, thận và thần kinh… hơn nữa khi được phát hiện, điều trị thì đã muộn.

Bệnh nhân đái tháo đường có nhiều biến chứng tổn thương thần kinh, gọi là bệnh thần kinh do đái tháo đường. Trong đó bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường là một biến chứng thường gặp và khá sớm. Tần suất xuất hiện bệnh tăng theo thời gian từ 8,3% lúc khởi bệnh cho đến 41,95% từ 10 năm trở đi.

Biến chứng thần kinh ngoại vi có thể xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 (sau 5 năm) hoặc ở týp 2 ngay tại thời điểm mới chẩn đoán. Đa số các trường hợp biến chứng thần kinh ngoại vi do đái tháo đường tiến triển mạn tính và gồm các triệu chứng âm tính là chủ yếu. Để góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân tại tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

79 bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (America Diabetes Association – ADA) năm 2015 có biến chứng thần kinh ngoại vi, đang điều trị nội trú, ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương [1], [4], [6].

  1. 2. Phác đồ điều trị

Phác đồ 1 (Nhóm chứng):  

                     Kiểm soát đường huyết

                   Kiểm soát huyết áp

                   Kiểm soát lipid máu

                   Điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi: Vitamin nhóm B

Phác đồ 2 (Nhóm nghiên cứu):

                   Kiểm soát đường huyết

                   Kiểm soát huyết áp

                   Kiểm soát lipid máu

                   Điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi: Vitamin nhóm B, Thioctic acid

Thời gian điều trị: 12 tuần (nội trú tại Bệnh viện và ngoại trú theo đơn).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

– Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 02 năm 2014 đến tháng 05 năm 2019.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang.

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập

Triệu chứng thần kinh ngoại vi: Khám lâm sàng, đánh giá bệnh nhân bằng theo dõi các triệu chứng lâm sàng và ghi vào bệnh án nghiên cứu.

Kết quả đo điện sinh lý thần kinh: Đo chức năng dẫn truyền các dây thần kinh ngoại vi tứ chi bằng máy đo dẫn truyền thần kinh Neuro Pack S1 của hãng NIHONKODEN (Nhật Bản) tại Bộ môn – khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện 103. Máy được đặt tại phòng điều hòa duy trì nhiệt độ phòng : 25º – 26ºC.Kỹ thuật đo do Kỹ thuật viên của Bộ môn – khoa Nội Thần kinh thực hiện, kết quả được nhận định bởi các Bác sỹ chuyên khoa Thần kinh của Bộ môn – khoa Nội Thần kinh.

2.5. Xử lý kết quả:Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học.

2.6. Nghiên cứu tuân thủ các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu

 

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả điều trị theo tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện triệu chứng lâm sàng

Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện bất thường vận động sau điều trị

Phản xạ n %
Phản xạ gối 24 33,3%
Phản xạ gót 42 58,3%
Phản xạ trâm quay 12 16,9%
Phản xạ nhị đầu 7 9,7%
Phản xạ tam đầu 14 19,4%

Nhận xét:

Bệnh nhân sau điều trị có cải thiện phản xạ gót chiếm tỷ lệ cao nhất (58,3%), tiếp theo là phản xạ gối (33,3%), phản xạ tam đầu (19,4%), phản xạ trâm quay (16,9%), thấp nhất là phản xạ nhị đầu 9,7%.

Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện bất thường cảm giác sau điều trị

Tiêu chí n %
Tê bì 37 52,1%
Châm kim 10 14,1%
Cóng buốt 5 7,0%
Rát bỏng 16 22,5%
Xúc giác 24 33,8%
Nóng lạnh 15 21,1%
Đau 16 22,5%
Rung với âm thoa 33 46,5%

Nhận xét:

Bệnh nhân sau điều trị có cải thiện triệu chứng tê bì chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%), tiếp theo là rối loạn cảm giác rung với âm thoa (46,5%), Xúc giác (33,8%), châm kim (14,1%) và đau (22,5%), rát bỏng (22,5%) thấp nhất là cóng buốt (7,0 %).

z2921909406785_1e3663147591e8c45197ee56417946e4

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện triệu chứng lâm sàng và dẫn truyền thần kinh sau điều trị

Nhận xét:

Triệu chứng lâm sàng có cải thiện ở 56,4% bệnh nhân sử dụng phác đồ 1, thấp hơn so với 75% bệnh nhân sử dụng phác đồ 2 (p<0,05).

Dẫn truyền thần kinh có cải thiện ở 62,5% bệnh nhân sử dụng phác đồ 1, thấp hơn so với 87,5% bệnh nhân sử dụng phác đồ 2 (p<0,05).

3.2. Kết quả điều trị theo các chỉ số điện thần kinh

Bảng 3.3. Thay đổi kết quả đo dẫn truyền vận động sau điều trị 

z2921919030345_de37cec2265d0944696f2b2d10bfb9d2

Median (Trung vị), IQR (Tứ phân vị Q1-Q3); * Kiểm định sử dụng Wilcoxon’s test; **Kiểm định sử dụng Test T ghép cặp (Paired T test)

Nhận xét:

Giá trị trung bình thời gian tiềm tàng ngoại vi vận động của các dây thần kinh giữa, chày, mác sau điều trị giảm so với trước điều trị p<0,05.

Giá trị trung bình biên độ đáp ứng vận động của dây thần kinh chày sau điều trị tăng so với trước điều trị, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê, p>0,05.

Giá trị trung bình tốc độ dẫn truyền vận động của các dây thần kinh giữa, mác sau điều trị tăng so với trước điều trị, p<0,05.

Bảng 3.4. Thay đổi kết quả đo dẫn truyền cảm giác sau điều trị bằng cả hai phác đồ

2

Median (Trung vị), IQR (Tứ phân vị Q1-Q3); * Kiểm định sử dụng Wilcoxon’s test; **Kiểm định sử dụng Test T ghép cặp (Paired T test)

Nhận xét:

Giá trị trung bình thời gian tiềm tàng ngoại vi cảm giác của các dây thần kinh giữa, trụ, mác sau điều trị giảm so với trước điều trị (p<0,05).

Giá trị trung bình biên độ đáp ứng cảm giác của dây thần kinh giữa sau điều trị tăng so với trước điều trị, p<0,05.

Giá trị trung bình tốc độ dẫn truyền cảm giác của các dây thần kinh trụ, mác sau điều trị tăng so với trước điều trị (p<0,05).

4. BÀN LUẬN

Có 79 bệnh nhân có biến chứng thần kinh trong diện có chỉ định điều trịđược tuyển lựa toàn bộ vào nhóm can thiệp. Các bệnh nhân này được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Nhóm 1 sử dụng phác đồ điều trị biến chứng thần kinh thường quy tại bệnh viện bao gồm thuốc giảm đau thần kinh, vitamin nhóm B kết hợp với (acid alpha lipoic- hàm lượng); Nhóm 2 gồm 39 bệnh nhân được sử dụng phác đồ thường quy chỉ gồm thuốc giảm đau thần kinh và vitamin nhóm B. Cả 2 nhóm được dung thuốc đều đặn và được đánh giá tình trạng biến chứng thần kinh trước và sau điều trị. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng so sánh sự thay đổi các chỉ số khám thần kinh ở 2 thời điểm trước và sau điều trị (so sánh 1) ở nhóm can thiệp và so sánh các chỉ số này giữa nhóm 1 và nhóm 2 tại thời điểm sau điều trị (so sánh 2).

4.1. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên cải thiện triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân sau điều trị có cải thiện phản xạ gót chiếm tỷ lệ cao nhất (58,3%), tiếp theo là phản xạ gối (33,3%), phản xạ tam đầu (19,4%), phản xạ trâm quay (16,9%), thấp nhất là phản xạ nhị đầu 9,7%.

Bệnh nhân sau điều trị có cải thiện triệu chứng tê bì chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%), tiếp theo là rối loạn cảm giác rung với âm thoa (46,5%), Xúc giác (33,8%), châm kim (14,1%) và đau (22,5%), rát bỏng (22,5%) thấp nhất là cóng buốt (7,0 %).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy:Triệu chứng lâm sàng có cải thiện ở 56,4% bệnh nhân sử dụng phác đồ 1, thấp hơn so với 75% bệnh nhân sử dụng phác đồ 2 (p<0,05); Dẫn truyền thần kinh có cải thiện ở 62,5% bệnh nhân sử dụng phác đồ 1, thấp hơn so với 87,5% bệnh nhân sử dụng phác đồ 2 (p<0,05).

4.2. Đánh giá điều trị dựa vào kết quả đo dẫn truyền thần kinh

Trong thực tế, các phương pháp điều trị nguyên nhân chủ yếu nhằm làm chậm tiến trình bệnh lý bên cạnh việc giảm sử dụng thuốc giảm đauvà cải thiện thâm hụt thần kinh [5]ALA là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và một sốcác nghiên cứu – bao gồm cả thử nghiệm SYDNEY2 – cóđã chứng minh một sự cải thiện trong bệnh lý thần kinhtriệu chứng và thâm hụt [2]. Kết quả phân tíchmeta [28] cung cấp bằng chứng rằng điều trị với ALA 600mg/ngày trong 5 tuần là an toàn và có ý nghĩa lâm sàng làm giảm tổn thương thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng bệnh đa dây thần kinh [7]. Việc kết hợp ALA với các vitamin theo quy trình điều trị thông thường, chúng tôi nghiên cứu, đánh giá những cải thiện về triệu chứng lâm sàng bệnh thần kinh ngoại vi và đặc biệt là những thay đổi về điện sinh lý thần kinh.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy vai trò điện sinh lý trong chẩn đoán cũng như trong việc đánh giá kết quả điều trị. Kết quả bảng 3.4 – 3.5 cho thấy:

Kết quả thay đổi điện sinh lý thần kinh vận động trước – sau điều trị

Giá trị trung bình thời gian tiềm tàng ngoại vi vận động của các dây thần kinh giữa, trụ, mác sau điều trị 3,23±0,72; 3,95±0,73 ms; 3,48±0,82 ms giảm so với trước điều trị 3,97±0,69 ms; 4,77±3,44 ms; 3,94±0,97 ms với p<0,05;Giá trị trung bình tốc độ dẫn truyền cảm giác của các dây thần kinh giữa, mác sau điều trị 53,46±5,2 m/s; 45,34±4,99 m/s tăng so với trước điều trị 52,2±7,39; 44,33±5,6 m/s, với p<0,05; Giá trị trung bình biên độ đáp ứng cảm giác của các dây thần kinh thay đổi rất ít sau điều trị so với trước điều trị (p>0,05).

Kết quả thay đổi điện sinh lý thần kinh cảm giác trước – sau điều trị

Giá trị trung bình thời gian tiềm tàng ngoại vi cảm giác của các dây thần kinh giữa, trụ, mác sau điều trị 2,76±0,42ms, 2,72±2,46ms; 3,2±3,10ms  giảm so với trước điều trị 3,17±2,71 ms; 2,66 ±1,93ms; 3,4±1,14ms, với p<0,05;Giá trị trung bình tốc độ dẫn truyền cảm giác của các dây thần kinh trụ, mác sau điều trị 55,32±8,1 m/s; 51,97±9,2 m/s tăng so với trước điều trị 52,81±8,1 m/s; 48,5±9,98   m/s, với p<0,05; Giá trị trung bình biên độ đáp ứng cảm giác dây thần kinh giữa 25,29 ± 9,24µV so với 22,95 ± 9,1 µV trước điều trị (p<0,05).

Vitamin nhóm B cần thiết cho sự phục hồi các tổn thương thần kinh, duy trì chức năng thần kinh và thật sự có ích đối với tình trạng stress oxy hóa trên bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thần kinh ngoại vi. Điều trị sớm với liều cao vitamin nhóm B khi khởi phát bệnh Đái tháo đường có thể làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng mạch máu lớn và nhỏ [3].

Như vậy sau điều trị bằng cả hai phác đồ điều trị biến chứng thần kinh thường quy và phác đồ có thêm ALA, kết quả cho thấy các chỉ số đánh giá dẫn truyền thần kinh đã được cải thiện rõ (p<0,05).

5. KẾT LUẬN

Bệnh nhân sau điều trị có cải thiện phản xạ gót chiếm tỷ lệ cao nhất (58,3%), tiếp theo là phản xạ gối (33,3%), phản xạ tam đầu (19,4%), phản xạ trâm quay (16,9%), thấp nhất là phản xạ nhị đầu 9,7%.

Bệnh nhân sau điều trị có cải thiện triệu chứng tê bì chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%), tiếp theo là rối loạn cảm giác rung với âm thoa (46,5%), Xúc giác (33,8%), châm kim (14,1%) và đau (22,5%), rát bỏng (22,5%) thấp nhất là cóng buốt (7,0 %).

Triệu chứng lâm sàng có cải thiện ở 56,4% bệnh nhân sử dụng phác đồ 1, thấp hơn so với 75% bệnh nhân sử dụng phác đồ 2 (p<0,05); Dẫn truyền thần kinh có cải thiện ở 62,5% bệnh nhân sử dụng phác đồ 1, thấp hơn so với 87,5% bệnh nhân sử dụng phác đồ 2 (p<0,05).

Sau điều trị bằng cả hai phác đồ điều trị biến chứng thần kinh thường quy và phác đồ có thêm ALA, kết quả cho thấy các chỉ số đánh giá dẫn truyền thần kinh đã được cải thiện rõ (p<0,05).

LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng cảm ơn Học viện quân Y, Bộ môn Thần kinh, Phòng ghi Điện sinh lý thần kinh Bệnh viện Quân Y 103 đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này.

 

SUMMARY

RESULT TREATMENT OF PERIPHERAL NEUROPATHY IN TYPE 2 DIABETES PATIENTS IN NATIONAL HOSPITAL OF ENDOCRINOLOGY

 

Diabetic patients have many complications with nerve damage, called diabetic neuropathy. In which peripheral neuropathy caused by diabetes is a common complication and quite early.

Objective: Describe the treatment results of peripheral neurological complications in patients with type 2 diabetes mellitus atNational HospitalofEndocrinology.

Study subjects: 79 patients were diagnosed with type 2 diabetes according to the diabetes diagnosis criteria of the American Diabetes Association (ADA) in 2015 with peripheral neurological complications, undergoing internal treatment. outpatient atNational Hospital of Endocrinology.

Methods:cross-sectional description.

Results: Post-treatment patients with improved heel reflexes (58.3%), followed by knee reflex (33.3%), tricep reflex (19.4%), the rotating brooch reflection (16.9%), the lowest is the binocular reflex 9.7%; Post-treatment patients had the highest improvement in symptoms of epidermal numbness (52.1%), followed by vibration sensation disorder with tuning fork (46.5%), Touch (33.8%) , burning needles (14.1%) and pain (22.5%), burning burns (22.5%) the lowest is freezing (7.0%); Clinical symptoms improved in 56.4% of patients using regimen 1, lower than 75% of patients using regimen 2 (p <0.05); Neurotransmission was improved in 62.5% of patients using regimen 1, lower than in 87.5% of patients using regimen 2 (p <0.05).

Conclusions: After treatment with both routine neurological complications and ALA supplementation regimens, the results showed that the assessment of neurotransmitters has improved significantly (p <0.05 ).

Key words:Conduction velocity, amplitude, latency, electrophysiological neuropathy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế, (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2. Quyết định số 3319/QĐ-BYT. (1–37).

2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng: bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD10). Hà Nội.

3. Adaikalakoteswari A, Rabbani N, Waspadji S, et al., (2012). Disturbance of B-vitamin status in people with type 2 diabetes in Indonesia-Link to renal status, glycemic control and vascular inflammation. Diabetes Research and Clinical Practice. 95(3):415–24.

4. Feldman E., Stevens M., Thomas P., et al. (1994). A Practical two-step quantitative clinical and electrophysiological assessment for the diagnosis and staging of diabetic Neuropathy. Diabetes Care,17(11): 1281-1289.

5. Maruthi W., Rao C. (2015). The role of ưlectrodiagnosis inthe evaluation of subclinical diabetic neuropathy. Indian Journal of Applied Research, 5(8):451–453.

6. Tesfaye S., Boulton A., Dyck P., et al. (2010). Diabetic neuropathies: Update on definitions, diagnostic criteria, estimation of severity, and treatments. Diabetes Care, 33(10):2285–2293.

7. Vinik A., Mehrabyan A. (2004). Diabetic neuropathies. Medical Clinics of North America. 88(4):947–999.