Hội chứng tourette: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Hội chứng tourette: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Hội chứng tourette là một rối loạn thần kinh liên quan các cử động hoặc lời nói lặp đi lặp lại không tự chủ và mất kiểm soát. Hội chứng này mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài sẽ gây trở ngại lớn đối với sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, bởi vậy cần được nhận biết sớm và điều trị đúng cách.

Đặc điểm của hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette thường xuất hiện ở độ tuổi từ 2 – 15, trung bình khoảng 6 tuổi. Tỷ lệ mắc ở bé trai thường cao gấp 3 – 4 lần so với bé gái. Nếu những bất thường liên quan đến âm thanh gọi là tic âm thanh, nếu bất thường liên quan đến vận động gọi là tic vận động. Nếu tổng hợp cả hai dạng này được gọi chung là hội chứng tourette.

Hội chứng này thường đặc trưng với những chuyển động hoặc âm thanh đột ngột, ngắn và ngắt quãng, diễn biến từ nhẹ đến nặng, trong đó tic vận động thường xuất hiện trước tic âm thanh.

Phân loại hội chứng chứng Tourette và triệu chứng điển hình

Biểu hiện của hội chứng Tourete ở trẻ thường rất đa dạng và chia thành 2 loại chính như sau:

Hội chứng Tourette đơn giản

Hội chứng Tourette phức tạp
Tình trạng lặp đi lặp lại ở một nhóm cơ nhất định Tổng hợp nhiều chuyển động phối hợp liên quan đến nhiều nhóm cơ
Nháy mắt, giật đầu, nhún vai, đảo mắt, giật mũi, giật khóe miệng…. Chạm hoặc ngửi đồ vật, bước liên tục theo một khuôn mẫu nhất định, cử chỉ thô tục, uốn hoặc xoắn người, nhảy lên nhảy xuống
Rên rỉ hoặc lặp đi lặp lại các loại âm thanh như e hèm, hắng giọng, kêu ré hoặc rung cổ họng,…

Lặp lại các cụm từ của chính mình và người khác. Sử dụng những từ ngữ thô tục, không phù hợp với hoàn cảnh

Bên cạnh đó, hội chứng này thường có đặc điểm như sau:

– Có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ngay cả khi đang ngủ

– Mức độ nặng nhẹ thường thay đổi theo thời gian, đỉnh điểm nặng nhất là ở tuổi dậy thì và thuyên giảm dần khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành

– Có xu hướng tệ hơn vào những lúc trẻ ốm hoặc mắc kèm các bệnh khác hoặc khi trẻ lo lắng, căng thẳng hoặc quá phấn kích

– Trước khi hội chứng xuất hiện trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu và sau đó bùng nổ một loạt các biểu hiện tic để giải tỏa

– Một số trẻ có thể tự mình nỗ lực để tạm thời ngừng hoặc kìm hãm cử động

Hội chứng Tourette bao gồm cả tic vận động và tic âm thanh

Nguyên nhân hội chứng Tourette

Đến nay, nguyên nhân của hội chứng Tourette chưa được khẳng định chính xác nhưng có nhiều giả thuyết bao gồm:

– Ảnh hưởng của yếu tố di truyền do đột biến gen

– Bất thường trong não bộ: gia tăng nồng độ của một chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, serotonin,…

– Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý và môi trường sống cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng tic như gia đình bất hòa, môi trường sống ô nhiễm, việc học tập căng thẳng, mệt mỏi, sang chấn tâm lý (phấn kích, sợ hãi, hoảng loạn quá mức,…)

Cách chẩn đoán hội chứng Tourette

– Quan sát biểu hiện: bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ ngồi yên trước mặt để quan sát

– Chụp điện não đồ EEG để kiểm tra sóng não

– Chụp cộng hưởng từ MRI phần đầu

Hội chứng Tourette có nguy hiểm không?

Hầu hết các biểu hiện tic vận động và tic âm thanh thường không nguy hại ngay lập tức nhưng qua thời gian sẽ gây cản trở lớn tới sức khỏe và cuộc sống, đồng thời làm tăng nguy cơ phát triển một số biến chứng bao gồm:

– Rối loạn tăng động giảm chú ý: trẻ thường hiếu động thái quá, giảm khả năng tập trung chú ý

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): tâm lý ám ảnh dai dẳng, luôn thấy thôi thúc cần thực hiện một hành động nào đó để giải tỏa

– Rối loạn giấc ngủ: trằn trọc, khó đưa mình vào giấc ngủ, hay gặp ác mộng hoảng loạn

– Hội chứng tự kỷ, phiền muộn

– Rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu thường dễ bị kích động

– Đau nhức người, đặc biệt là vùng đầu do gật, lắc nhiều

Hội chứng Tourette lâu ngày là trở ngại lớn trong cuộc sống

Tổng hợp cách điều trị hội chứng Tourette

Đến nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng tourette nhưng nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, trẻ vẫn có thể kiểm soát tốt hành vi, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống bằng những phương pháp sau:

Liệu pháp đảo ngược hành vi

Giải pháp này được ưu tiên hàng đầu với hầu hết các trường hợp mắc hội chứng Tourette bởi an toàn và hiệu quả bền vững. Cách thực hiện không quá khó nhưng cần kiên trì và nỗ lực rất lớn. Trẻ được yêu cầu đứng trước gương và lặp lại các cử động hoặc âm thanh của rối loạn tic để trẻ nhận thức và hiểu rõ về hội chứng này.

Lúc này, bác sĩ sẽ khuyến khích trẻ phát triển một hành vi thay thế (gọi là phản ứng cạnh tranh) để làm dịu đi những thôi thúc bên trong cơ thể. Chuỗi hành động này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi việc kiểm soát các biểu hiện tic trở thành thói quen.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ

Bên cạnh liệu pháp giáo dục hành vi, việc kết hợp những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên là xu hướng được nhiều chuyên gia thần kinh đánh giá cao bởi khả năng tác động toàn diện đến căn nguyên và an toàn với trẻ.

Trong đó ưu tiên lựa chọn những thảo dược có tác dụng dưỡng tâm an thần như Câu đằng, An tức hương giúp xoa dịu những kích thích trong não bộ để giảm cả tần suất và mức độ các biểu hiện tic.

Hướng đến những mục tiêu này, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm cốm Egaruta. Đây là công thức độc quyền có chứa An tức hương, Câu đằng kết hợp các dưỡng chất tốt cho hoạt động não bộ gồm: GABA (Gama amino butyric acid), Taurin, Magie. Với sự công thức toàn diện này, cốm Egaruta phát huy nhiều lợi ích với những trẻ mắc hội chứng Tourette bao gồm:

– Cải thiện rõ rệt các biểu hiện tic vận động và tic âm thanh

– Thư giãn cơ bắp, giúp xoa dịu các cơn đau khi biểu hiện tic thường xuyên xảy ra

– Bổ sung dưỡng chất cho não bộ, cải thiện tư duy và khả năng tập trung ghi nhớ

– Ổn định dẫn truyền thần kinh trong não bộ, ngăn chặn nguy cơ tái phát

Giải pháp an toàn cho người bị hội chứng Tourette

Nhờ những lợi ích vượt trội này mà ngay từ những ngày đầu cốm Egaruta đã được rất nhiều chuyên gia, nhà thuốc và người bệnh tic (hội chứng tourette) tin tưởng lựa chọn với hiệu quả vượt ngoài sự mong đợi. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.

Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược này, hãy liên hệ đến tổng đài số: 0987.45.49.48 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Sử dụng thuốc tây

Đối với những trường hợp hội chứng Tourette nặng, các triệu chứng trầm trọng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc tây như thuốc giãn cơ trơn, chất chủ vận alpha2 – adrenergic, thuốc chống trầm cảm,…

Thực tế, việc dùng thuốc dài ngày vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,…

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học

Song song với việc điều trị, người bệnh cần kết hợp với một lối sống lành mạnh theo những hướng dẫn sau:

– Ăn uống lành mạnh, ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu magie (các loại hạt, rau có màu xanh đậm, các loại đậu), thực phẩm giàu vitamin B6 (thịt gà, thịt bò, trứng, gan động vật), thực phẩm giàu omega 3 (cá thu, cá ngừ, cá hồi, hạt hạnh nhân, quả óc chó,…)

– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…

– Tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, chất phụ gia bảo quản như bim bim, xúc xích, lạp xưởng,…

– Lựa chọn loại sữa phù hợp với cơ địa, đặc biệt là những bé có tiền sử dị ứng đạm sữa bò

– Khuyến khích những hoạt động lành mạnh như tập luyện thể thao, ngồi thiền, đạp xe, bơi lội

– Hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính bảng,…

– Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya

– Thư giãn, giữ tinh thần thoải mái

– Dành thời gian trò chuyện giúp trẻ giải tỏa tâm lý

Hội chứng Tourette dù ở bất kỳ lứa tuổi nào đều cần được quan tâm và điều trị đúng cách để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo đến tổng đài số: 0987.45.49.48 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo: www.webmd.com, www.ncbi.nlm.nih.gov