Bệnh sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Bệnh sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Sỏi tiết niệu được ví như “vị khách không mời mà đến” kéo theo nhiều bất tiện cho khổ chủ, điển hình là những cơn đau quặn thận dữ dội cùng chứng tiểu buốt, tiểu rắt dai dẳng. Kết quả thống kê cho thấy gần 10% dân số Việt Nam có sỏi và con số nàyđang không ngừng gia tăng với tỷ lệ mắc nhiều vào mùa hè nắng nóng.

Sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu là những tinh thể cứng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ tiết niệu. Đa phần sỏi hình thành ở thận và di chuyển theo dòng chảy nước tiểu đi xuống. Tùy theo vị trí sỏi sẽ có tên gọi tương ứng bao gồm: sỏi thận (khoảng 40%), sỏi niệu quản (khoảng 28%), sỏi bàng quang (khoảng 26%) và sỏi niệu đạo (khoảng 4%).

2

Những vị trí sỏi tiết niệu phổ biến

Phân loại sỏi tiết niệu theo thành phần

Sỏi tiết niệu có thành phần chính là các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng kết tinh với nhau tạo thành. Tùy theo bản chất, sỏi tiết niệu được chia thành 4 loại:

– Sỏi canxi: phổ biến nhất, chiếm đến 80 – 90%, thường gặp nhất là sỏi canxi oxalat

– Sỏi urat: thường gặp ở nam giới, đặc biết là những người bệnh gout

– Sỏi struvite (sỏi san hô): thường có liên quan đến các bệnh lý viêm tiết niệu

– Sỏi cystine: loại này hiếm gặp nhưng thường hay tái phát

Triệu chứng sỏi tiết niệu điển hình

Triệu chứng thường xuất hiện rõ ràng khi viên sỏi lớn dần và di chuyển, điển hình như sau:

– Đau thắt lưng, đau quặn thận: là dấu hiệu phổ biến nhất, cơn đau có thể âm ỉ hoặc xuất hiện đột ngột sau một vận động mạnh, bắt đầu từ vùng hố thắt lưng sau đó lan ra sau và xuống bẹn. Cơn đau có thể chỉ kéo dài vài phút hoặc hàng giờ

– Rối loạn tiểu tiện: tiểu đau buốt, mót tiểu khẩn cấp, tiểu rắt, tiểu són, nước tiểu có màu sắc bất thường (vàng đậm, đỏ, nâu,…), nước tiểu có mùi hôi khó chịu,…

– Một số dấu hiệu khác: mệt mỏi, buồn nôn, sốt cao ớn lạnh,…

3

Bệnh sỏi tiết niệu là thủ phạm gây tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu

Nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu

Căn nguyên chính hình thành sỏi tiết niệu là do sự kết tinh lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu như canxi, oxalat, acid uric,… Nước tiểu bị cô đặc là điều kiện thuận lợi tạo thành sỏi. Ngoài ra có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh sỏi tiết niệu bao gồm:

– Uống ít nước, ăn quá mặn, tiêu thụ nhiều đạm động vật

– Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chống co giật, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng acid,…

– Nhịn tiểu quá lâu, tiểu không hết khiến nước tiểu bị đọng lại trong bàng quang

– Một số bệnh lý như viêm tiết niệu, viêm ruột, phì đại tuyến tiền liệt,…

Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi tiết niệu?

Hiện nay, để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi tiết niệu bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau:

– Chụp X – quang, siêu âm ổ bụng, chụp MRI vùng thận

– Xét nghiệm máu định lượng nồng độ các khoáng chất như canxi, phốt pho, acid uric,…

– Xét nghiệm nước tiểu, phát hiện các bất thường như cặn sỏi, tế bào máu, xác vi khuẩn

– Định lượng nồng độ creatinin, ure,…

Bệnh sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sỏi thận, sỏi tiết niệu sẽ gia tăng về kích thước và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Tắc nghẽn đường tiểu: viên sỏi lớn chặn đứng dòng chảy nước tiểu dẫn đến tình trạng thận ứ nước, giãn đài bể thận

Viêm đường tiết niệu: viên sỏi có cạnh sắc nhọn làm trầy xước, chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiễm trùng

– Suy giảm chức năng thận: tình trạng ứ nước, viêm tiết niệu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng lọc của cầu thận, lâu ngày dẫn đến suy thận

– Vỡ thận: tình trạng này xuất hiện đột ngột khi vách thận bị giãn mỏng, dễ nứt vỡ

Tổng hợp các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu

Bệnh sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo hoàn toàn có thể điều trị được, nhất là khi kích thước sỏi nhỏ thì khả năng đào thải tự nhiên sẽ khả quan hơn. Hiện nay, thường áp dụng một số phương pháp sau:

Chữa sỏi tiết niệu bằng thuốc tây

Với trường hợp sỏi kích thước nhỏ thì nên ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc. Hiện nay, có một số nhóm thuốc được chỉ định gồm:

– Thuốc giảm đau, chống viêm giúp xoa dịu triệu chứng đau do sỏi

– Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu tạo điều kiện cho sỏi di chuyển ra ngoài

– Thuốc theo thành phần sỏi giúp điều chỉnh nồng độ các khoáng chất như thuốc lợi tiểu, thuốc kiềm hóa nước tiểu (kali citrate), thuốc giảm nồng độ cystine, thuốc kháng sinh,…

Ưu điểm của thuốc tây trị sỏi là giúp xoa dịu nhanh các triệu chứng khó chịu như đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt nhưng nếu dùng dài ngày vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, hoa mắt, kích ứng tiêu hóa,… Do vậy, để rút ngắn thời gian dùng thuốc thì xu hướng hiện nay là kết hợp sử dụng thảo dược có tác dụng lợi tiểu, đào thải sỏi.

4

Thuốc tây chữa sỏi tiết niệu cần cân nhắc lợi ích – nguy cơ

Giải pháp thảo dược hỗ trợ bài sỏi hiệu quả

Trên thực tế, muốn điều trị tốt bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, người bệnh cần kiểm soát được cả triệu chứng và căn nguyên gây sỏi để tránh tái phát. Nghiên cứu khoa học tại các quốc gia lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… đã làm sáng tỏ vai trò của nhiều thảo dược tự nhiên trong việc điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, thay vì chỉ dùng riêng lẻ một vài thảo dược dưới dạng đun sắc thủ công thì nên kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS. Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc BV Y học cổ truyền trung ương) khẳng định: “Các thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi có thể đáp ứng được những yêu cầu quan trọng cho người bị sỏi tiết niệu, vừa giúp bào mòn, đào thải sỏi, vừa giúp chống viêm, kháng khuẩn, giãn cơ trơn, giảm những tổn thương đường tiểu để viên sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài”.

Hiện nay, các nhà khoa học ở Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng bài thuốc 7 thảo dược này tạo nên sản phẩm viên uống Stonebye an toàn và tiện lợi cho những người bị sỏi. Bạn có thể lắng nghe đánh giá của giới chuyên môn qua video dưới đây:

Sử dụng viên uống thảo dược dưới góc nhìn của chuyên gia tiết niệu

Nhờ kiên trì và tin tưởng vào giải pháp trị sỏi từ thảo dược, hàng ngàn người có sỏi thận, sỏi đường tiết niệu ở nhiều kích thước khác nhau đã thoát khỏi cảnh phẫu thuật mà vẫn hết sỏi êm ru. Bạn có thể tìm hiểu kinh nghiệm của họ TẠI ĐÂY.

Phẫu thuật điều trị sỏi tiết niệu

Mổ tán sỏi chỉ nên là lựa chọn cuối cùng với trường hợp sỏi quá lớn hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa bởi vẫn có nguy cơ gặp phải một số rủi ro biến chứng như tổn thương thận, chảy máu, viêm tiết niệu. Hiện nay, một số kỹ thuật đang được áp dụng bao gồm:

– Tán sỏi bằng sóng xung kích (tán sỏi ngoài cơ thể): là phương pháp tập trung những sóng âm có tần số lớn để phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh và loại bỏ ra ngoài

– Phẫu thuật lấy sỏi qua da: tạo ra một đường hầm nhỏ qua da sau đó luồn ống nội soi vào thực hiện tán sỏi

– Tán sỏi nội soi ngược dòng: luồn một thiết bị nội soi từ niệu đạo lên đến bàng quang, niệu quản, thận, sau đó sử dụng năng lượng siêu âm để tán nhỏ sỏi và hút ra ngoài

– Mổ mở lấy sỏi: áp dụng trong trường hợp có nhiều viên sỏi, kích thước quá lớn không thể tán

Phát hiện sớm bệnh sỏi tiết niệu và điều trị kịp thời là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Qua thông tin bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn trang bị những thông tin hữu ích nhất để chăm sóc sức khỏe tiết niệu. Nếu cần tư vấn các vấn đề liên quan, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0987.45.49.48, chuyên gia tiết niệu luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Dược sĩ An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/symptoms-causes/syc-20355755

https://www.healthline.com/health/kidney-stones

https://www.nhs.uk/conditions/kidney-stones/