Bệnh mạch vành – Hướng dẫn nhận biết và giải pháp điều trị

Bệnh mạch vành – Hướng dẫn nhận biết và giải pháp điều trị

Tại các nước phát triển như Việt Nam, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ. Mặc dù nguy hiểm nhưng người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và giảm thiểu tỷ lệ tử vong nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp do sự tích tụ của mảng xơ vữa bên trong lòng mạch. Các chuyên gia Tim mạch cho rằng, mảng xơ vữa được bắt nguồn từ những tổn thương tại lớp bên trong của động mạch vành khi bạn còn trẻ. Tại vị trí tổn thương, các thành phần như cholesterol, canxi và các chất thải trong máu tích tụ khiến mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian, làm cản trở dòng máu đến nuôi tim. Kết quả là cơ tim không thể nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.

12

Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành là do mảng xơ vữa xuất hiện trong lòng mạch

Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành

Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể giúp bạn lập kế hoạch phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển bệnh. Các yếu tố đó bao gồm:

–       Hút thuốc lá

–       Béo phì

–       Ngưng thở khi ngủ

–       Căng thẳng kéo dài

–       Lạm dụng rượu bia

–       Tiền sử sản giật khi mang thai.

–       Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim.

–       Các bệnh mạn tính: Đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao…

–       Lối sống thiếu khoa học: Lười vận động; ăn mặn, nhiều chất béo, đường…

–       Tuổi cao (nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bắt đầu từ 45 tuổi và phụ nữ có nguy cơ cao hơn bắt đầu từ 55 tuổi).

Triệu chứng của bệnh mạch vành

–       Đau thắt ngực: cảm giác ngực bị đè nén, ép chặt hoặc bỏng rát như kim châm. Vị trí đau thường ở ngay phía sau xương ức, hơi lệch về bên trái; có thể lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay trái, lưng… Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện khi người bệnh vận động gắng sức, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.

–       Khó thở

–       Mệt mỏi

–       Đổ mồ hôi lạnh

–       Chóng mặt

–       Tim đập nhanh, cảm giác trống ngực, hồi hộp.

–       Buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, khó tiêu (có thể gây nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa).

Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, đặc biệt là khi các triệu chứng diễn ra dữ dội hoặc kéo dài trên 5 phút và không thuyên giảm; vì đó rất có thể là biểu hiện của cơn nhồi máu cơ tim cần được cấp cứu khẩn cấp.

Chẩn đoán bệnh mạch vành

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh mạch vành dựa vào các triệu chứng, tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ và kết quả từ các xét nghiệm chẩn đoán sau:

–       Điện tâm đồ: ghi lại hoạt động của điện tim và nhịp tim.

–       Điện tâm đồ Holter: giúp ghi lại tất cả các hoạt động điện và nhịp tim trong suốt 24 – 48 giờ.

–       Siêu âm tim: Thiết bị siêu âm sẽ cung cấp hình ảnh bên trong tim, giúp bác sĩ theo dõi hoạt động bơm máu của tim.

–       Nghiệm pháp gắng sức tim: để kiểm tra hoạt động của tim khi người bệnh vận động.

–       Chụp động mạch vành: giúp xác định vị trí và mức độ tắc nghẽn trên phim chụp X – quang.

–       Chụp CT: giúp phát hiện vị trí tắc hẹp và bất kỳ cấu trúc bất thường nào của tim.

–       Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ cholesterol máu, đường huyết và các chất chỉ điểm trong máu cho thấy tình trạng tổn thương cơ tim.

Biến chứng bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Các biến chứng đó là:

–       Rối loạn nhịp tim: Tim bị tổn thương hoặc thiếu nguồn cung cấp máu sẽ đập loạn nhịp, dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là rung nhĩ. Tim đập không đều sẽ khiến máu bị ứ đọng trong tim, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu – thủ phạm gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

–       Nhồi máu cơ tim: Khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, một phần cơ tim không nhận đủ oxy trong thời gian dài sẽ bị hoại tử, tình trạng này được gọi là nhồi máu cơ tim.

–       Suy tim: Tim không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng hoặc bị tổn thương sau một cơn nhồi máu cơ tim sẽ không thể bơm máu đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, dẫn đến suy tim.

13

Bệnh mạch vành gây biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời

Điều trị bệnh mạch vành

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho người bệnh mạch vành

Thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực có thể phòng ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh mạch vành. Do đó bạn cần:

–       Bỏ hút thuốc lá.

–       Kiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu.

–       Hạn chế uống nhiều bia rượu.

–       Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.

–       Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu bị béo phì.

–       Ăn nhạt, bổ sung những thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, cá biển…

–       Giảm căng thẳng bằng cách sắp xếp công việc, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các hoạt động giải trí như nghe nhạc, đọc sách, chơi thể thao…

Thuốc men

Nếu thay đổi lối sống là không đủ, bạn có thể cần dùng đến một số loại thuốc kê đơn sau:

–       Thuốc chẹn beta: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn beta để giảm huyết áp và nhịp tim, đặc biệt là ở những người bệnh mạch vành có tiền sử nhồi máu cơ tim.

–       Nhóm nitrat: giúp giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu đến nuôi tim và giảm nhu cầu oxy của tim. Dạng miếng dán, thuốc xịt có thể làm dịu cơn đau ngực ngay lập tức.

–       Thuốc ức chế men chuyển: giúp làm giảm huyết áp và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh mạch vành.

–       Thuốc chẹn kênh canxi: giúp làm giãn động mạch vành, cải thiện lưu lượng máu đến tim và hạ huyết áp.

–       Nhóm statin: là nhóm thuốc hạ mỡ máu được dùng phổ biến nhất. Một đánh giá năm 2019 cho thấy mặc dù dùng statin không thể làm giảm nguy cơ tử vong tổng thể do bệnh mạch vành, nhưng chúng có thể ngăn ngừa sự phát triển và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Sử dụng thảo dược

Chữa bệnh mạch vành bằng Đông y là giải pháp được áp dụng từ nhiều thập kỷ qua, trong đó phải kể đến những thảo dược tiềm năng như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Mạch môn, Sơn tra… đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng.

GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cũng nhận định rằng, các thảo dược này có tác dụng giãn mạch, chống xơ vữa, chống cục máu đông nên khi kết hợp cùng thuốc tây sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giúp người bệnh cải thiện nhanh triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh mạch vành.

Hiện nay các thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Mạch môn, Sơn tra… đã có mặt trong sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống. Kết quả khảo sát trên quy mô toàn quốc của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường về tác dụng của Vương Tâm Thống trong điều trị bệnh mạch vành cũng cho thấy, có tới 97.76% người bệnh mạch vành đánh giá rất hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm này khi các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh thuyên giảm rõ rệt; chỉ số huyết áp, mỡ máu trở về mức bình thường. Bạn có thể lắng nghe đánh giá từ những chuyên gia Tim mạch đầu ngành về giải pháp thảo dược này qua video dưới đây:

Đánh giá của chuyên gia Tim mạch về giải pháp điều trị bệnh mạch vành bằng thảo dược

Nhờ kiên trì và tin tưởng vào giải pháp điều trị bệnh mạch vành bằng thảo dược, hàng ngàn người bệnh đã thoát khỏi nguy cơ phải phẫu thuật dù mạch vành tắc hẹp nặng. Để được tư vấn chi tiết về giải pháp này, bạn hãy liên hệ qua số 0987.45.49.48, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật dưới đây được thực hiện để mở thông hoặc thay thế các động mạch bị tắc nghẽn nếu mảng xơ vữa phát triển quá dày, nguy cơ biến chứng cao và người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc:

–       Phẫu thuật bằng laser: Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để tạo ra một số lỗ rất nhỏ trên cơ tim nhằm kích thích sự hình thành các mạch máu mới.

–       Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng một đoạn mạch máu từ một bộ phận khác của cơ thể để tạo ra một mảnh ghép bắc qua động mạch bị tắc nghẽn. Đoạn mạch thường dùng để cấy ghép là động mạch hiển ở chân, động mạch ngực trong.

–       Nong mạch và đặt stent: Trong phương pháp này, một ống thông có gắn bóng nong ở đầu sẽ được luồn theo động mạch ở cánh tay hoặc bẹn đến vị trí động mạch bị tắc nghẽn. Sau đó bóng được bơm căng để nén mảng xơ vữa lại và một stent được đặt lại để giữ cho động mạch vành được mở rộng.

Trong những trường hợp hiếm gặp, người bệnh mạch vành có thể cần phải cấy ghép tim. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu tim bị tổn thương nghiêm trọng, mọi phương pháp điều trị đều không có kết quả và tìm được tim hiến tặng phù hợp.

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease