Bệnh động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Bệnh động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Bệnh động kinh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bạn hoàn toàn có cơ hội cắt được cơn, hồi phục sức khỏe và sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ người bệnh động kinh chiếm khoảng 0.5 – 1% dân số và được xem là một thách thức lớn đối với nền y học hiện đại. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường xuất hiện ở trẻ em và người lớn trên 65 tuổi. Với một số dạng động kinh nếu sớm phát hiện và áp dụng đúng phương pháp điều trị, người bệnh vẫn có cơ hội cắt được cơn, hồi phục sức khỏe và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Nội dung trong bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh là rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương, xảy ra do sự phóng điện đột ngột, không kiểm soát của một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ nhận thức, cảm giác đến hành vi vận động và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh động kinh được cụ thể hoá bằng các đặc điểm như:

– Các cơn co giật, động kinh có tính chất định hình và lặp đi lặp lại nhiều lần.

– Cơn động kinh xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn.

– Xuất hiện cùng các rối loạn chức năng thần kinh khác.

– Điện não đồ phát hiện các đợt sóng kịch phát bất thường.

autism-pills

Bệnh động kinh xảy ra do sự phóng điện đột ngột của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não

Các triệu chứng nhận biết bệnh động kinh

Theo bảng phân loại năm 1981 của Liên đoàn Quốc tế Chống động kinh ILAE, tùy vào vùng vỏ não bị kích thích hay các triệu chứng người bệnh gặp phải mà động kinh được chia thành 2 loại chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, đồng thời tương ứng với mỗi loại sẽ có những thể bệnh điển hình khác nhau, cụ thể như sau:

Động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ là những cơn động kinh chỉ xảy ra ở một số vùng nhất định trong não bộ, bao gồm:

– Động kinh cục bộ đơn giản (Simple Partial Seizures): Cơn co giật chỉ xuất hiện ở một số bộ phận trong cơ thể như chân, tay,… kèm theo đó là các ảo giác về hình ảnh, âm thanh, mùi vị,… kéo dài trong khoảng 90 giây nhưng người bệnh không bị mất ý thức.

– Động kinh cục bộ phức tạp(Complex Partial Seizures): Cơn co giật xảy ra ở một khu vực lớn hơn so với động kinh cục bộ đơn giản, có thể là nửa người hoặc co giật cả tay và chân kéo dài không quá 2 phút. Khoảng 80% cơn động kinh cục bộ phức tạp xuất phát từ thùy thái dương – vùng não gần tai, khiến người bệnh mất ý thức, khó kiểm soát hành vi, nói những câu từ vô nghĩa và cảm xúc thay đổi thất thường,…

Động kinh toàn thể

Xảy ra khi tất cả vùng não bộ bị ảnh hưởng và được chia thành 5 thể bệnh khác nhau:

Động kinh co cứng – co giật (Tonic – Clonic seizures): Trải qua hai giai đoạn gồm giai đoạn cơn co cứng, lúc này các cơ đột nhiên co lại, người bệnh ngã xuống, mất ý thức hoàn toàn trong 10 – 20 giây, tiếp đó là giai đoạn co giật liên tục kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Sau đó các cơ giãn dần ra, người bệnh mất cảm giác và không biết điều gì đã xảy ra trước đó.

– Động kinh co cứng hoặc co giật đơn thuần (Tonic seizures, Clonic seizures): Rất hiếm khi xảy ra, với dạng động kinh này người bệnh chỉ gặp cơn co cứng hoặc co giật toàn thân đơn thuần.

– Động kinh vắng ý thức (Absence seizures): Người bệnh đột ngột mất ý thức với các biểu hiện như bất ngờ ngưng việc đang làm, mắt nhìn chằm chằm vào một vật nào đó,… trong khoảng 3 – 30 giây. Sau đó họ tỉnh lại tiếp tục thực hiện các công việc còn dang dở mà không biết điều gì vừa xảy ra.

– Động kinh rung giật cơ (Myoclonic seizures): Dùng để chỉ tình trạng giật cơ bắp đột ngột, không tự chủ, nhanh chóng ở một phần của cơ thể hoặc toàn thân. Người bệnh thường có biểu hiện như bị “sốc điện”.

– Mất trương lực cơ (Akinetic seizures): Người bệnh đột ngột mất trương lực của một nhóm cơ khiến họ bất ngờ bị ngã xuống đất, mí mắt có thể sụp xuống, gật đầu về phía trước, buông bỏ hoặc đánh rơi đồ vật đang cầm trên tay,… trong khi vẫn còn ý thức.

autism-pills

Mất trương lực cơ có thể khiến người bệnh bị ngã xuống đất đột ngột

Nguyên nhân gây bệnh động kinh

50% số người được chẩn đoán bệnh động kinh nhưng không rõ nguyên nhân, tuy nhiên số còn lại có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

– Di truyền: Người bệnh có nguy cơ cao bị động kinh nếu người thân trong gia đình cũng mắc chứng bệnh này. Theo nghiên cứu, động kinh có thể liên quan đến sự thay đổi bất thường ở nhiễm sắc thể số 20.

Tổn thương não bộ: Do tai nạn, chấn thương sọ não, ngạt chu sinh ở trẻ,…

Cấu trúc não bất thường: Dị tật bẩm sinh, dị dạng mạch máu não ngay trong giai đoạn bào thai.

Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh: Sự thiếu hụt nồng độ chất ức chế GABA (gamma aminobutyric acid), trong khi chất kích thích Glutamate tăng cao.

Bất thường các yếu tố hóa học: Nồng độ các ion Na+, K+, Ca2+,… thay đổi.

– Mắc một số bệnh lý như: Viêm màng não, tai biến mạch máu não, u não, suy giảm trí nhớ, sốt cao co giật nhiều lần,…

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm,… hoặc do người bệnh lạm dụng ma túy, rượu bia,…

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh

Thuốc tây

Thuốc kháng động kinh (AED) là giải pháp bắt buộc trong mọi phác đồ điều trị bệnh. Nhìn chung khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn co giật nhờ kiên trì dùng thuốc. Số còn lại có thể giảm được tần số, mức độ cơn khi kết hợp nhiều loại thuốc hoặc rơi vào tình trạng động kinh kháng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm depakine, carbamazepine, phenobarbital, keppra, trileptal, zarontin, topamax,…

Người bệnh khi sử dụng thuốc kháng động kinh có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… Chúng thường xuất hiện trong thời gian đầu dùng thuốc và sẽ giảm dần về sau. Trong trường hợp gặp biểu hiện ngứa, phát ban, nổi mề đay,… người bệnh nên trao đổi ngay với bác sĩ bởi đây có thể là triệu chứng của tình trạng dị ứng thuốc cần xử lý sớm.

1

Thuốc tây là liệu pháp bắt buộc trong điều trị bệnh động kinh

Sản phẩm bổ trợ từ thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh động kinh nên kết hợp cùng sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ, những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng trấn kinh, an thần, hỗ trợ tăng sinh nồng độ GABA nội sinh, giúp ổn định hoạt động điện não, nhờ đó làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra các cơn co giật, động kinh. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị và góp phần hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây do phải dùng lâu dài.

Theo kết quả trong “Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh của chế phẩm Egarutađược thực hiện bởi GS.TS Nguyễn Văn Chương, Ths. BS Đỗ Đức Thuần, BSCKI. Đào Hùng Vương cùng cộng sự tại bệnh viện Quân y 103, cho thấy cốm Egaruta có tác dụng

  • Hỗ trợ làm giảm tần số cơn động kinh, hiệu quả lên tới 98,38%.
  • Giúp giảm rõ rệt thời gian diễn ra cơn co giật, thời gian giảm trung bình gần 2 phút.
  • Đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn.
  • Không gây tác dụng phụ cũng không tương tác với thuốc tây.
  • 2

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta hỗ trợ kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả

Tính đến thời điểm hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta là sản phẩm thảo dược đầu tiên và duy nhất trên thị trường giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh đã được nghiên cứu kiểm chứng lâm sàng và được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Hãy lắng nghe chia sẻ của GS.TS.BS. Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103, để hiểu rõ hơn về những lợi ích của chế phẩm thảo dược Egaruta.

GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương đánh giá tác dụng của cốm Egaruta với người bệnh co giật, động kinh

Không chỉ nhận được sự tín nhiệm từ các chuyên gia, cốm Egaruta cũng được nhiều người tin tưởng, lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Mỗi người là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là đã thành công nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta.

Điển hình như chia sẻ của chị Phương ở xã Eahleo, huyện Eahleo, Đắk Lắk, chỉ sau vài tháng dùng cốm Egaruta, cơn co giật của con chị đã giảm nhiều, sức khỏe ổn định, con chị có thể ăn uống, đi lại, sinh hoạt bình thường và đáng mừng hơn là khả năng tư duy được cải thiện tốt. Hay đó có thể là niềm hạnh phúc của chị Hương (TP Huế) khi chỉ sau 2 tháng, cơn co giật của con chị đã giảm hẳn, kết quả đo điện não đồ cũng ổn định hơn trước rất nhiều. Nếu muốn tìm hiểu kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh động kinh, cách hạn chế các cơn co giật, bạn hãy đọc bài viết Chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng co giật, động kinh hiệu quả để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.

Chế độ ăn Ketogenic

Ketogenic là chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo cao nhưng lượng carbohydrate giảm thấp đến mức tối thiểu, chiếm khoảng 5% tổng lượng thức ăn hàng ngày. Đây được xem là liệu pháp điều trị thay thế cho người bệnh động kinh kháng thuốc và được chứng minh có thể làm giảm 50 – 90% tần số cơn co giật. Tuy nhiên nếu thực hiện sai, nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, chưa kể đến một số tác dụng không mong muốn khi áp dụng chế độ ăn Ketogenic như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, táo bón, sỏi thận, tăng cholesterol trong máu,… Do vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị, chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng liệu pháp này.

Phẫu thuật não

Phẫu thuật cắt bỏ vùng não bị tổn thương có thể giúp ngăn ngừa cơn co giật tái phát ở một số dạng động kinh. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng tại Việt Nam, do nguy cơ gây tai biến và các di chứng khác cho người bệnh khá cao nên phương pháp này đã tạm dừng.

Điều trị động kinh là cả một hành trình dài, bên cạnh sự kiên trì, quyết tâm từ người bệnh, một phần quan trọng không kém đó chính là những lời động viên, chia sẻ, sự cảm thông từ gia đình, bạn bè và những người xung quanh để giúp người bệnh dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

http://www.nytimes.com/health/guides/disease/epilepsy/print.html

http://www.webmd.com/epilepsy/guide/epilepsy-seizure-symptoms

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000696.htm

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/symptoms-causes/syc-20350093