8 thuốc điều trị huyết áp thấp đầu tay và lưu ý sử dụng

8 thuốc điều trị huyết áp thấp đầu tay và lưu ý sử dụng

Thuốc điều trị huyết áp thấp hiện nay thường sử dụng những loại nào? Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ ra sao? Dưới đây là tất cả thông tin mà bạn cần biết về 8 thuốc tăng huyết áp đầu tay cho người bệnh huyết áp thấp. Hãy tìm hiểu ngay để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn.

Thuốc điều trị huyết áp thấp được chỉ định khi nào?

Mặc dù các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện là lựa chọn đầu tiên trong điều trị huyết áp thấp, tuy nhiên, nếu điều này không đem lại hiệu quả, đặc biệt là ở những bệnh nhân nặng thì thuốc tây sẽ được kê đơn để nhanh kiểm soát huyết áp.

Nhưng phải lưu ý rằng, các thuốc này đều có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ nhất định, do đó, việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sỹ và phải theo dõi thường xuyên phản ứng của cơ thể để đảm bảo an toàn.  

8 loại thuốc điều trị huyết áp thấp Tây y thường dùng

  1. Midodrine

Midodrine là một chất chủ vận alpha giao cảm, dùng đường uống để điều trị huyết áp thấp tư thế ở những bệnh nhân nặng nhờ làm co mạch và tăng huyết áp. Midodrine có thể dùng với liều từ 2.5 – 10mg x 2 – 3 lần/ngày, liều tối đa không quá 40 mg/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp thấp Midodrine thường liên quan đến tăng huyết áp khi ngủ, do đó, không nên uống thuốc trong vòng 3 – 4 tiếng trước khi ngủ, thời điểm dùng tốt nhất là vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều khi ngủ dậy.  

Một số tác dụng phụ khác là ngứa, ớn lạnh, bí tiểu, nổi da gà, rối loạn tiêu hóa… Chống chỉ định cho người bệnh tim nặng, suy thận, tăng huyết áp, cường giáp, khó tiểu…

Midodrine là một thuốc điều trị huyết áp thấp thường được sử dụng

  1. Fludrocortison

Thuốc có thể được chỉ định để điều trị cho tất cả các dạng huyết áp thấp. Fludrocortison là một mineralocorticoid tổng hợp, thuốc làm tăng tái hấp thu natri và nước ở thận, dẫn đến tăng thể tích tuần hoàn và tăng huyết áp. 

Fludrocortison được bắt đầu với liều 0.05mg/ngày, dùng vào buổi sáng. Nếu không đáp ứng có thể tăng lên đến 0.2 mg/ngày, nhưng sẽ tăng nguy cơ tác dụng ngoài ý muốn. Để có hiệu quả cần thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày.

Tác dụng phụ phổ biến của Fludrocortison là hạ kali máu, phù, tăng huyết áp khi nằm ngửa và suy tim. Ngoài ra không dùng thuốc kéo dài vì có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, nhược cơ, loãng xương, hội chứng Cushing, tăng áp lực nội sọ, ban đỏ, rối loạn tâm thần…

Khi sử dụng Fludrocortison, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu kali hoặc có thể uống bổ sung kali để ngăn hạ kali máu. Chống chỉ định dùng thuốc nếu bị mẫn cảm với corticoid. 

Heptaminol

Heptaminol được biết đến với tên biệt dược Heptamyl, là một thuốc điều trị huyết áp thấp tư thế phổ biến hiện nay. Heptaminol làm tăng sự co bóp của cơ tim, tăng trương lực tĩnh mạch để đưa máu về tim nên cải thiện được huyết áp.

Heptaminol có thể gây đau dạ dày, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, trống ngực, buồn nôn… Do đó, không sử dụng cho bệnh nhân bị phù não, huyết áp cao, cường giáp, động kinh và không dùng chung với thuốc chống trầm cảm IMAO vì gây tương tác làm tăng huyết áp quá mức.  

  1. Droxidopa

Droxidopa là tiền chất của noradrenaline, do đó khi vào cơ thể sẽ làm co mạch máu, kích thích tim và giúp tăng chỉ số huyết áp. Thuốc được dùng để điều trị huyết áp thấp tư thế.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của Droxidopa là tăng huyết áp khi nằm, nhức đầu và buồn nôn. Bởi vậy, tương tự như Midodrine, không nên dùng Droxidopa trong vòng 3 – 4 tiếng trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng tăng huyết áp.

  1. Ephedrin

Là thuốc giống thần kinh giao cảm, Ephedrin tác dụng lên thụ thể adrenergic để làm tăng huyết áp do co mạch ngoại vi tăng lưu lượng tim. Thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng hạ huyết áp trong gây tê tủy sống.

Tác dụng phụ của Ephedrin là kích thích thần kinh trung ương gây mất ngủ, lo lắng, lú lẫn, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, trống ngực… Khi dùng kéo dài có thể gây nghiện thuốc, do đó, không nên uống quá 7 ngày liên tiếp.

Người bệnh đau thắt ngực, suy tim, tiểu đường, cường giáp, phì đại tuyến tiền liệt, người cao tuổi cần thận trọng khi dùng Ephedrine.

  1. Pyridostigmine

Pyridostigmine là chất ức chế cholinesterase, thuốc làm tăng hoạt động của acetylcholine, tăng dẫn truyền thần kinh cholinergic, do đó làm tăng huyết áp. Thuốc có thể được chỉ định để điều trị chứng huyết áp thấp tư thế.

Tác dụng phụ hay gặp nhất của Pyridostigmine là nôn, ngoài ra thuốc có thể gây yếu cơ, tiểu không tự chủ, nhịp tim chậm, co thắt phế quản, co đồng tử, tăng huyết áp, tăng tiết dịch, khó ngủ, đau bụng…

Sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp có thể gây tăng huyết áp quá mức

  1. Caffein

Caffeine có tác dụng như một chất kích thích thần kinh và tim, thuốc gây tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Liều điều trị thông thường là 100 – 250 mg x 3 lần/ngày, uống trong bữa ăn.

Caffeine có thể gây mất ngủ, khó ngủ, bồn chồn, căng thẳng, run, kích ứng dạ dày, lợi tiểu, buồn nôn, tăng nhịp tim và hô hấp… Do có tác dụng lợi tiểu nên người bệnh cần chú ý uống đủ nước để không bị mất nước và tránh dùng thuốc vào buổi tối.

  1. Erythropoietin

Erythropoietin là một hormone do thận sản xuất để kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu, vì vậy có thể dùng trong điều trị huyết áp thấp do nguyên nhân thiếu máu. Thuốc cũng làm tăng huyết áp khi đứng ở bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế.

Erythropoietin được tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Các tác dụng phụ của thuốc là nhức đầu, ớn lạnh, phù, đau xương, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, tăng kali máu, tăng huyết áp, chuột rút, co giật…

Thuốc điều trị huyết áp thấp Đông y

Các thuốc điều trị huyết áp thấp có tác dụng nhanh nhưng chỉ là tạm thời, người bệnh cũng không thể dùng thuốc liên tục vì dễ gặp tác dụng phụ. Bởi vậy, sử dụng thảo dược để nâng huyết áp sẽ là lựa chọn an toàn hơn trong những trường hợp chưa cần phải dùng thuốc. 

Có nhiều vị thảo dược Đông y đã được nghiên cứu chứng minh là mang lại những tác dụng đặc biệt làm tăng huyết áp lâu dài, giải quyết nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lạnh chân tay… do huyết áp thấp gây ra, điển hình như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân…

–  Đương quy: Theo nghiên cứu trên tạp chí Natural Medicine, Đương quy giúp thúc đẩy hoạt động của thụ thể cảm áp ở mạch máu, bổ máu, làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể để nâng huyết áp tự nhiên, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả.

–  Xuyên tiêu: Theo nghiên cứu tại Đại học Sư phạm Liêu Ninh (Trung Quốc), Xuyên tiêu có khả năng hoạt huyết mạnh, tăng lưu thông máu, giảm ứ trệ tuần hoàn, làm ấm cơ thể, giảm chứng lạnh chân tay, da xanh xao do huyết áp thấp.

  Ích trí nhân: Theo Trung Dược học, Ích trí nhân giúp tim co bóp khỏe hơn, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ chức năng điều hòa huyết áp của thận. Ngoài ra, còn bảo vệ tế bào não tránh bị tổn thương do giảm tuần hoàn máu lên não.

Hiện nay, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Hồng Mạch Khang là viên uống chuyên hỗ trợ điều trị huyết áp thấp chứa Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Kết quả nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng của Hồng Mạch Khang tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy:

96.7% người bệnh huyết áp thấp đạt hiệu quả tốt sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang, cụ thể là tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ đều giảm rõ rệt, đặc biệt là chỉ số huyết áp nâng lên ổn định ở mức bình thường.

Thông tin chi tiết về kết quả nghiên cứu của Hồng Mạch Khang và những phản hồi của người bệnh huyết áp thấp đã dùng sản phẩm, mời bạn theo dõi trong video sau:  

Đánh giá hiệu quả của Hồng Mạch Khang trong hỗ trợ điều trị huyết áp thấp

Bất kì thuốc điều trị huyết áp thấp nào cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ, do đó, khi sử dụng người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn. Bên cạnh đó hãy tham khảo những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Để được tư vấn thêm về giải pháp điều trị huyết áp thấp từ thảo dược, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 0987.45.49.48, chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo: https://tuthuyetap.com/

https://www.uptodate.com/contents/treatment-of-orthostatic-and-postprandial-hypotension